Rủi ro ô nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 74 - 75)

2.7 Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm thân tàu

2.7.1.2 Rủi ro ô nhiễm

Nguy cơ ô nhiễm đã được đưa vào đơn bảo hiểm thân tàu từ tháng 8 năm 1973 để giải quyết trường hợp tàu bị nhà nước phá huỷ hay gây tổn hại nhằm đề phòng hay hạn chế hậu quả của việc ô nhiễm dầu. Đây là trường hợp một tàu bị mắc cạn và dầu rò rỉ đến mức độ đưa tới nguy cơ ô nhiễm dầu nghiêm trọng, vì thế thông thường được áp dụng cho các tàu chở dầu. Điều khoản này được đưa vào sau khi xảy ra sự cố tàu chở dầu Torrey Canyon bị mắc cạn và không lực hoàng gia đã đốt cháy hàng hoá của tàu theo lệnh chính phủ Anh.

Theo điều kiện bảo hiểm ITC 1995, những tổn thất hoặc thiệt hại cho tàu bắt nguồn từ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu ô nhiễm phát sinh từ các hư hỏng của tàu mà người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm được bảo hiểm, với điều kiện là những quyết định như vậy không phải là do thiếu cần mẫn hợp lý của người được bảo hiểm, chủ

tàu hoặc người quản lý tàu trong việc ngăn ngừa hoặc làm giảm ô nhiễm. (Thuyền trưởng, sỹ quan, thuỷ thủ hay hoa tiêu nếu có cổ phần trên tàu cũng không được coi là chủ tàu).

Điều khoản bảo hiểm này là một nhân nhượng lớn của người bảo hiểm vì trách nhiễm ô nhiễm dầu không thuộc phạm vi bảo hiểm của người bảo hiểm. Nếu động cơ của nhà chức trách là do thiếu mẫn cán hợp lý về phần người được bảo hiểm thì không thuộc phạm vi bảo hiểm của điều kiện này.

Mặc dù điều khoản ô nhiễm được đưa vào nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm dầu, song nó đương nhiên được áp dụng cho mọi nguy cơ ô nhiễm từ bất cứ nguồn nào khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)