Các quy định về chế định miễn chấp hành hình phạt trong luật hình sự Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định miễn chấp hành hình phạt trong luật hình sự việt nam (Trang 34 - 37)

b) Phân biệt miễn chấp hành hình phạt với miễn hình phạt

1.3.1. Các quy định về chế định miễn chấp hành hình phạt trong luật hình sự Thái Lan

luật hình sự Thái Lan

Đối với quan niệm về tội phạm: Theo Điều 59 Bộ luật hình sự Thái Lan thì:

Một ng-ời phải chịu trách nhiệm hình sự chỉ khi ng-ời đó thực hiện hành vi một cách cố ý, ngoài trừ tr-ờng hợp Luật quy định rằng ng-ời đó phải chịu trách nhiệm hình sự ngay cả khi chỉ thực hiện hành vi với lỗi bất cẩn (lỗi vô ý), hoặc ngoại trừ trong tr-ờng hợp luật quy định một cách rõ ràng rằng ng-ời đó phải chịu trách nhiệm hình sự ngay cả khi ng-ời này thực hiện hành vi một cách khơng có chủ ý (khơng cố ý) [Dẫn theo: 12].

Ngoài ra, Điều luật này quy định, thực hiện hành vi một cách có ý thức và tại thời điểm thực hiện hành vi, ng-ời thực hiện mong muốn hoặc có thể đã nhìn thấy tr-ớc hậu quả của việc mình làm. Nếu ng-ời thực hiện hành vi mà không biết đ-ợc các yếu tố trong hành vi phạm tội, thì sẽ khơng đ-ợc phép

suy đốn rằng ng-ời đó muốn hoặc có thể đã nhìn thấy tr-ớc hậu quả của việc mình làm. Thực hiện hành vi với lỗi bất cẩn là việc thực hiện một tội phạm một cách khơng có chủ ý nh-ng đã không thực hiện mức cẩn trọng mà ng-ời khác kỳ vọng một cách hợp lý trong bối cảnh, điều kiện mà ng-ời phạm tội đang ở trong đó và thực tế ng-ời thực hiện hành vi có thể thực hiện sự cẩn trọng nh- vậy nh-ng đã không thực hiện một cách đầy đủ. Khái niệm hành vi cũng bao gồm bất cứ hậu quả nào mang lại bởi việc không thực hiện một hành vi nhất định mà hành vi ấy phải đ-ợc thực hiện để ngăn ngừa hậu quả đó xảy ra. Khái niệm "hành vi" và "ý định" trong Bộ luật hình sự Thái Lan đã đ-ợc làm rõ hơn trong thực tiễn xét xử của tịa án. Ví dụ, trách nhiệm khơng thực hiện hành vi pháp luật quy định (dẫn đến hậu quả xấu cho xã hội và bị trừng phạt về mặt hình sự) đ-ợc hiểu là việc không thực hiện hành vi theo nghĩa vụ phát sinh từ luật định, từ quan hệ hợp đồng, từ quan hệ gia đình hoặc từ các nghĩa vụ đạo đức xã hội.

Về các tình tiết miễn, giảm trách nhiệm hình sự, Bộ luật hình sự Thái Lan cũng có một số quy định về vấn đề này. Chẳng hạn, phạm tội trong tr-ờng hợp khơng biết tình tiết đó là một yếu tố cấu thành tội phạm (Điều 59 khoản 3), sai lầm về mặt thực tế (Điều 62), bị sử dụng chất kích thích (Điều 66), bị bệnh tâm thần (Điều 65), tình thế cấp thiết (Điều 67), phòng vệ (Điều 68). Tuy nhiên, việc không hiểu biết pháp luật không đ-ợc coi là một yếu tố miễn, giảm trừ trách nhiệm hình sự. Cụ thể nh- sau:

+ Sai lầm về mặt thực tế (nhầm lẫn): đối với tình tiết này thì ng-ời phạm tội khơng nhận thức đ-ợc hành vi của mình có thể cấu thành tội phạm thì trong tr-ờng hợp này, ng-ời phạm tội khơng bị coi là đã mong muốn hoặc đã có thể nhận thức tr-ớc hậu quả của hành vi mình thực hiện.

Trong thực tế áp dụng, quy định này gây ra sự nhầm lẫn với quy định tại Điều 62, theo đó:

Khi một tình tiết nào đó thực sự tồn tại và vì sự tồn tại ấy làm cho việc thực hiện một hành vi sẽ không bị coi là tội phạm,

hoặc khi tình tiết ấy tuy khơng thực sự tồn tại nh-ng do nhầm lẫn, ng-ời phạm tội t-ởng rằng nó thực sự tồn tại, thì hành vi của ng-ời phạm tội thực hiện trong tr-ờng hợp này sẽ không bị coi là phạm tội hoặc sẽ đ-ợc miễn hình phạt hoặc sẽ đ-ợc giảm nhẹ hình phạt tùy từng tr-ờng hợp cụ thể. Tuy nhiên, nếu ng-ời phạm tội không nhận thức đ-ợc sự tồn tại của tình tiết kể trên do lỗi vơ ý thì ng-ời này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự [Dẫn theo: 12].

Theo quy định tại Điều 64, sự nhầm lẫn về mặt pháp luật khơng đ-ợc coi là tình tiết miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Việc sử dụng chất kích thích: sử dụng chất kích thích khơng phải lý do miễn tố trong cả tội phạm cố ý hoặc tội với lỗi bất cẩn. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 66, nếu bị cáo không biết rằng mình đã sử dụng chất kích thích hoặc bị cáo bị ép buộc sử dụng chất kích thích và vì thế mà phạm tội trong trạng thái không ý thức và làm chủ đ-ợc bản thân thì bị cáo đ-ợc miễn áp dụng hình phạt. Tr-ờng hợp nếu bị cáo vẫn ý thức đ-ợc và điều khiển đ-ợc một phần việc mình làm thì ng-ời này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tình thế cần thiết (Điều 67): Đây là một trong những lý do biện hộ để miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự Thái Lan. Theo quy định tại Điều 67 Bộ luật hình sự Thái Lan, việc thực hiện một hành vi phạm tội trong tr-ờng hợp cần thiết sẽ khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Tình thế cần thiết đ-ợc giải thích là một trong các tình thế nh- sau: (1) ng-ời gây thiệt hại bị áp lực phải thực hiện hành vi mà ng-ời này không thể tránh hoặc kháng cự lại đ-ợc; (2) ng-ời gây thiệt hại thực hiện hành vi để tránh một mối nguy hiểm đã hiện hữu mà việc tránh nguy cơ này không thể bằng ph-ơng cách nào khác và việc gây ra mối nguy hiểm này không do lỗi của ng-ời gây thiệt hại, và hành vi gây thiệt hại này là t-ơng xứng với mối nguy hiểm đã hiện hữu.

Tr-ờng hợp ng-ời gây thiệt hại thực hiện hành vi v-ợt quá mức độ cho phép của tình thế cần thiết, thì ng-ời này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nh-ng với mức hình phạt nhẹ hơn (Điều 69).

Phòng vệ: Điều 68 Bộ luật hình sự Thái Lan quy định, ng-ời nào thực hiện hành vi phịng vệ để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của ng-ời khác tránh khỏi sự xâm phạm trái pháp luật của ng-ời khác hoặc tránh khỏi mỗi nguy hiểm hiện hữu thì hành vi đó khơng bị coi là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tr-ờng hợp ng-ời gây thiệt hại thực hiện hành vi v-ợt quá mức độ cho phép của việc phịng vệ, thì ng-ời này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nh-ng mức hình phạt nhẹ hơn (Điều 69).

Do đối xử bất cơng từ phía nạn nhân: Theo quy định tại Điều 72 Bộ luật hình sự Thái Lan, ng-ời nào phạm một tội tại thời điểm bị đối xử bất cơng nghiêm trọng từ phía ng-ời khác và vì thế đã thực hiện hành vi phạm tội, thì ng-ời này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nh-ng Tịa án sẽ áp dụng hình phạt nhẹ hơn.

Do ch-a đủ tuổi (Điều 73): Ng-ời ch-a q 7 tuổi thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 74, ng-ời đủ 7 tuổi nh-ng ch-a đủ 14 tuổi khi phạm tội thì Tịa án khơng áp dụng hình phạt mà sẽ áp dụng chế độ giao ng-ời này cho ng-ời hoặc tổ chức có trách nhiệm thực hiện việc giáo d-ỡng chăm sóc đặc biệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định miễn chấp hành hình phạt trong luật hình sự việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)