Với vai trị là cơng cụ pháp lý hàng đầu trong việc bảo đảm quyền con ngƣời, BLTTHS thực sự đã là công cụ pháp lý không thể thiếu để các cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng thực hiện các biện pháp bảo đảm quyền con ngƣời trong TTHS. Dựa trên các quy định của BLTTHS đƣợc áp dụng trong thực tiễn giải quyết VAHS, tác giả nhận thấy cịn có tình trạng quyền con ngƣời trong xét xử bị xâm phạm là do một số quy định trong BLTTHS cịn có bất cập, hạn chế. Do vậy, việc hoàn thiện các quy định của BLTTHS là rất cần thiết để làm cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm quyền con ngƣời trong TTHS.
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử vụ án hình sự
Cùng với thực hành quyền cơng tố, thì kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS nói chung và trong xét xử VAHS nói riêng đƣợc quy định thành một trong những nguyên tắc cơ bản của BLTTHS. Điều 23 BLTTHS năm 2003 quy định:
Viện kiểm sát kiểm sát việc tn theo pháp luật trong tố tụng hình sự có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng và ngƣời tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân này. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải đƣợc xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và ngƣời phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội [22, Điều 23].
Mặc dù BLTTHS đã quy định thành một nguyên tắc cơ bản, tạo cơ sở pháp lý cho VKS thực hiện quyền kiểm sát trong TTHS nhằm bảo đảm pháp chế, bảo đảm quyền con ngƣời, nhƣng trong giai đoạn xét xử, cụ thể hóa tinh thần nguyên tắc đó lại chƣa đƣợc quy định cụ thể. Thực tiễn kiểm sát xét xử cho thấy, khi phát hiện thấy có vi phạm (tùy tính chất, mức độ ảnh hƣởng đến quyền con ngƣời trong xét xử) của TA, thì VKS lại khơng có quyền năng pháp lý để ngăn ngừa, khắc phục vi phạm đó. Chẳng hạn, qua kiểm sát xét xử phát hiện thấy TA thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang biện pháp ngăn chặn khác nhƣng lại chậm tống đạt cho bị cáo ở trại tạm giam hoặc có hành vi vi phạm pháp luật của HĐXX nhƣ khơng giải thích quyền và nghĩa vụ cho ngƣời làm chứng hoặc có hành vi ảnh hƣởng đến quyền của bị cáo thì giải quyết nhƣ thế nào. Mặt khác, khi kiểm sát xét xử phát hiện thấy có vi phạm pháp luật trong xét xử của TA, thì VKS có thể ban hành kiến nghị TA cùng cấp hoặc cấp dƣới khắc phục vi phạm hoặc kháng nghị. Tuy nhiên, chƣa có quy định TA phải trả lời kiến nghị và trả lời kiến nghị của VKS trong thời hạn bao lâu. Tác giả kiến nghị quy định trong BLTTHS để cụ thể hóa tinh thần nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS thành một điều luật cụ thể nhƣ sau:
Điều …
1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hành vi, bản án, quyết định của Tòa án khi xét xử vụ án hình sự. Áp dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để đảm bảo Tòa án xét xử độc lập, công minh, kịp thời và đúng pháp luật;
Thứ hai, hoàn thiện các quy định về thẩm quyền tố tụng của Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên
Thẩm quyền tố tụng phản ánh địa vị pháp lý của các chủ thể khi tiến hành tố tụng, đồng thời thể hiện đặc trƣng riêng biệt, vị trí cũng nhƣ vai trị của chủ thể đó. Các Điều 36, Điều 37 BLTTHS hiện hành quy định về quyền hạn tố tụng của các chủ thể này chƣa hợp lý, còn có sự lẫn lộn giữa thẩm quyền tố tụng và thẩm quyền của ngƣời trực tiếp tiến hành tố tụng, chƣa rạch ròi giữa thẩm quyền hành chính tƣ pháp và thẩm quyền tố tụng, dẫn tới thẩm quyền của ngƣời trực tiếp tiến hành tố tụng (thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, xét xử của KSV) chƣa độc lập, trách nhiệm đặt ra khi có vi phạm thƣờng khơng minh bạch. KSV khi kiểm sát xét xử còn quá phụ thuộc vào tính đúng đắn, kịp thời của các quyết định tố tụng do Viện trƣởng hoặc Phó Viện trƣởng ban hành, trong khi trực tiếp tiến hành tố tụng lại là KSV, Viện trƣởng hoặc Phó Viện trƣởng chỉ là ngƣời có thẩm quyền tố tụng (phát động tố tụng) nên thƣờng chỉ quyết định tố tụng qua báo cáo, đề xuất của KSV. Trƣớc thực tế đó, tính chủ động khi kiểm sát xét xử của KSV không cao, quá phụ thuộc vào thẩm quyền tố tụng của Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng, trong khi trách nhiệm đặt ra thƣờng cho KSV. Do đó, cần quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng, KSV theo hƣớng phân định cụ thể thẩm quyền quản lý hành chính với thẩm quyền tố tụng. Không nên để những ngƣời trực tiếp kiểm sát xét xử thì khơng có thẩm quyền quyết định cịn những ngƣời khơng trực tiếp kiểm sát xét xử lại có quyền quyết định. Vì nhƣ vậy sẽ khơng chính xác, khách quan và không ràng buộc đƣợc trách nhiệm. Cụ thể nhƣ sau: Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng VKS là ngƣời quản lý và chỉ có vai trị là ngƣời có thẩm quyền tố tụng cịn KSV mới là ngƣời tiến hành tố tụng. Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng chỉ thực hiện các nhiệm vụ hành chính tƣ pháp và quyết định TTHS thuộc phạm vi phát động quá trình tố tụng nhƣ quyết định phân công, thay đổi KSV, quyết định kháng nghị, hủy bỏ
quyết định khơng có căn cứ của KSV… không nên làm những nhiệm vụ tố tụng cụ thể. Do đó, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 36, Điều 37 BLTTHS năm 2003 theo hƣớng: một số quyền của Viện trƣởng VKS sẽ chuyển cho KSV thực hiện nhƣ cấp giấy chứng nhận ngƣời bào chữa; yêu cầu đề cử ngƣời bào chữa; yêu cầu ngƣời phiên dịch, ngƣời dịch thuật; quyết định xử vật chứng, chuyển vật chứng; chuyển vụ án; yêu cầu định giá tài sản hoặc định giá lại, yêu cầu giám định hoặc giám định lại, yêu cầu thực nghiệm điều tra hoặc thực nghiệm lại.
Thứ ba, hoàn thiện các quy định và thực hiện triệt để nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự và đề cao vai trị của người bào chữa
BLTTHS hiện hành chƣa quy định tranh tụng là một nguyên tắc của TTHS. Mặc dù tình thần và yêu cầu tranh tụng đã đƣợc đặt ra trong Điều 19 BLTTHS năm 2003 nhƣng vẫn cịn chƣa đầy đủ. Do chƣa có quy định nên việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng cịn chƣa đƣợc triệt để, khơng ít trƣờng hợp vi phạm nguyên tắc tranh tụng trong TTHS. Quy định và thực hiện triệt để nguyên tắc tranh tụng là một trong những phƣơng pháp để phòng, chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm hoặc vi phạm thủ tục tố tụng. Tranh tụng không chỉ trong giai đoạn xét xử mà còn ở giai đoạn điều tra và truy tố. Chỉ khi thực hiện đƣợc nhƣ vậy thì quyền con ngƣời của bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác mới đƣợc bảo đảm, vi phạm pháp luật mới đƣợc hạn chế. Tác giả kiến nghị khi sửa đổi, bổ sung BLTTHS hiện hành nên quy định tranh tụng là một nguyên tắc của TTHS và TA phải có trách nhiệm bảo đảm cho việc tranh tụng tại phiên tòa. Ở giai đoạn xét xử TA phải tạo điều kiện tối đa cho việc tranh tụng giữa các bên cả về thời gian tranh tụng và việc đƣa ra chứng cứ chứng minh.
Để thực hiện đƣợc hiệu quả nguyên tắc tranh tụng trong TTHS, đặc biệt là trong giai đoạn xét xử VAHS. Cần thiết phải nâng cao vai trò của ngƣời bào chữa. Hiện nay, số lƣợng và chất lƣợng ngƣời bào chữa, trong đó Luật sƣ
nghiệp vụ cho đội ngũ Luật sƣ, trợ giúp pháp lý và mở rộng diện ngƣời đƣợc bào chữa nhƣ Ngƣời trợ giúp pháp lý, Luật gia hoặc những Giáo sƣ, Tiến sĩ Luật v.v... chứ không chỉ riêng Luật sƣ, Bào chữa viên nhân dân hay Ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Đồng thời, đối tƣợng đƣợc bào chữa không nên chỉ giới hạn là ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà cần phải quy định ngƣời bị bắt hoặc bị án (ngƣời đã bị kết án) cũng thuộc đối tƣợng đƣợc bào chữa. Vai trò của ngƣời bào chữa trong xét xử VAHS còn hạn chế, do quy định về quyền của họ chƣa đƣợc chú trọng. Tác giả cho rằng, khi sửa đổi, bổ sung BLTTHS hiện hành, cần bổ sung quyền của ngƣời bào chữa, đồng thời bảo đảm cho ngƣời bào chữa đƣợc bình đẳng khi thu thập và đƣa ra chứng cứ để bảo vệ cho thân chủ mình, nhƣ: Quyền thu thập tài liệu, chứng cứ; hỏi ngƣời bị bắt; đƣa ra chứng cứ.
Thứ tư, hoàn thiện các quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tịa hình sự
Quy định hạn chế sự có mặt của KSV tại phiên tịa chỉ hai ngƣời (Điều 189 BLTTHS hiện hành) là không phù hợp với thực tiễn yêu cầu tranh tụng và nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con ngƣời bằng kiểm sát xét xử sơ thẩm. KSV vừa thực hành quyền công tố vừa phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử có khối lƣợng cơng việc rất lớn, đặc biệt là với những vụ án lớn, phức tạp có nhiều Luật sƣ tham gia bào chữa. Đối với nhiệm vụ kiểm sát hành vi, quyết định tố tụng của TA, HĐXX, ngƣời tham gia tố tụng nhằm bảo đảm đúng pháp luật đã chiếm một số lƣợng lớn cơng việc. Do đó, tác giả kiến nghị sửa đổi Điều 189 BLTTHS năm 2003 nhƣ sau: “Kiểm sát viên Viện kiểm sát
cùng cấp phải tham gia phiên tòa. Số lượng Kiểm sát viên tham gia phiên tòa do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định. Trong mọi trường hợp đều phải có kiểm sát viên dự khuyết”.
Về quy định sự có mặt của bị cáo tại phiên tịa hiện hành có sự bất cập, chƣa phản ánh đƣợc yêu cầu bảo đảm quyền con ngƣời của bị cáo trong thực
tiễn tố tụng. Mặc dù bị cáo phải có mặt tại phiên tịa là bắt buộc nhƣng khoản 2 Điều 187 BLTTHS hiện hành lại cho phép TA tiếp tục xét xử vụ án vắng mặt bị cáo với lý do “Nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã đƣợc giao giấy triệu tập hợp lệ”. Qua hoạt động kiểm sát xét xử nhận thấy, TA đƣợc quyền xét xử khi bị cáo vắng mặt trong trƣờng hợp trên là chƣa hợp lý. Bởi vì, tinh thần cải cách tƣ pháp lấy kết quả tranh tụng tại phiên tòa làm kết quả khi ra bản án, quyết định của TA (nghĩa là địi hỏi tính khách quan đặc biệt). Cho rằng sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử là suy diễn cảm tính chủ quan, khơng phản ánh đƣợc tính khách quan của vụ việc. Thực tế đã cho thấy, bị cáo có thể khai khác ở giai đoạn xét xử, cho rằng họ vắng mặt không gây trở ngại là tƣớc mất quyền đƣợc xét xử cơng bằng và bình đẳng của họ. Ngồi ra, quy định TA có quyền xét xử vắng mặt nhƣng lại chƣa đề cập tới tình huống có nhiều bị cáo, trong đó có bị cáo khơng thể có mặt tại phiên tòa (nhƣ bỏ trốn, bị bệnh hiểm nghèo). Vậy quyền của bị cáo có đƣợc bảo đảm khơng khi mà có thể có tiềm ẩn nhiều lý do các bị cáo có mặt tại phiên tịa sẽ đổ tội cho bị cáo vắng mặt và khả năng HĐXX ra bản án khơng bình đẳng và khách quan cho họ. Chúng tôi kiến nghị bỏ điểm c khoản 2 Điều 187 BLTTHS hiện hành.
Thứ năm, hoàn thiện các quy định về thủ tục xét xử phúc thẩm hình sự
- Hoàn thiện các quy định về quyền kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát và quyền kháng cáo của những người có quyền kháng cáo phúc thẩm hình sự.
Hiện tại BLTTHS hiện hành chƣa có quy định căn cứ kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, cho nên dẫn tới một số khó khăn cho VKS thực hiện nhiệm vụ bảo đảm quyền con ngƣời khi thực hiện biện pháp pháp lý này. Đồng thời, quy định về thời hạn kháng nghị phúc thẩm của VKS cùng cấp và cấp trên trực tiếp chƣa phù hợp với thực tiễn cả về thời hạn và cơ chế bảo
đảm pháp lý (TA đã không giao bản án, quyết định hoặc chậm giao bản án để hết thời gian kháng nghị). Đối với bản án của TA, BLTTHS năm 2003 quy định: “Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm
ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án” [22, Điều 234, khoản 1]. Đối với quyết định của TA, BLTTHS năm 2003
“Thời hạn kháng nghị đối với các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm của
Viện kiểm sát cùng cấp là bảy ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là mười lăm ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định” [22, Điều 239, khoản 1].
Tác giả cho rằng, quy định trên gây khó khăn cho VKS khi thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm - một biện pháp pháp lý của kết quả kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự nhƣ, khi VKS cấp trên trực tiếp nhận đƣợc bản án, quyết định của TA ban hành, thì đã hết thời hạn hoặc gần hết nên không đủ thời gian để kiểm sát bản án, quyết định của TA để thực hiện kháng nghị phúc thẩm. Ngồi ra, BLTTHS năm 2003 khơng quy định TA cấp sơ thẩm phải có trách nhiệm gửi bản án cho VKS cấp trên trực tiếp nhƣng lại quy định VKS cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định của TA đã xét xử sơ thẩm cấp dƣới là chƣa phù hợp, chƣa tạo điều kiện để VKS thực hiện quyền kháng nghị. Ngay cả TA cấp sơ thẩm đã xét xử sơ thẩm dù rằng BLTTHS năm 2003 quy định phải giao bản án, quyết định cho VKS cùng cấp để kiểm sát, nhằm phát hiện sai phạm từ đó có cơ sở để kháng nghị phúc thẩm. Tuy nhiên, nhiều trƣờng hợp TA giao bản án, quyết định chậm cho VKS cùng cấp. Vấn đề này cơ chế pháp lý chƣa đặt ra để ràng buộc trách nhiệm TA phải giao bản án, quyết định cho VKS. Nếu VKS kiến nghị đối với TA cùng cấp yêu cầu rút kinh nghiệm nhƣng việc TA thực hiện hay không, thực hiện nhƣ thế nào đối với nội dung kiến nghị thì cũng khơng có quy định pháp luật nào đề cập tới. Những vấn đề trên cho thấy, để bảo đảm quyền con ngƣời đƣợc hiệu quả cần phải hoàn thiện các quy định của BLTTHS nhằm tạo điều kiện cho VKS kiểm sát xét xử và tiến hành các biện pháp pháp lý theo luật định.
Đồng thời, Điều 238 BLTTHS hiện hành quy định về quyền đƣợc thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là chƣa phù hợp, chƣa bảo đảm quyền cho ngƣời kháng cáo và kháng nghị để bảo đảm quyền con ngƣời. Mặc dù BLTTHS hiện hành đã quy định trƣớc hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, ngƣời kháng cáo hoặc VKSND ngoài các quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị cịn có quyền rút kháng cáo, kháng nghị thì việc xét xử phúc thẩm phải đƣợc đình chỉ. Quy định nhƣ vậy chỉ đảm bảo một nửa quyền của ngƣời kháng cáo và chƣa tạo điều kiện toàn diện cho hoạt động kháng nghị của VKSND trong việc bảo đảm quyền con ngƣời. Đó là, nếu ngƣời kháng cáo hoặc VKSND rút kháng nghị nhƣng thời gian để kháng cáo hoặc kháng nghị vẫn cịn thì ngƣời kháng cáo và ngƣời kháng nghị dù đã rút kháng