kiểm sát xét xử theo thủ tục tái thẩm
Từ năm 2010 đến năm 2014, VKS đã kiểm sát thụ lý xét xử theo thủ tục tái thẩm đƣợc 47 vụ/62 bị cáo, trong đó kiểm sát xét xử theo thủ tục tái thẩm tại phiên tòa đƣợc 41 vụ/54 bị cáo. Cụ thể nhƣ sau: (Bảng 2.6)
Bảng 2.6. Số vụ và bị cáo Viện kiểm sát đã kiểm sát xét xử theo thủ tục tái thẩm
Năm Số thụ lý phải kiểm sát xét xử Số đã kiểm sát xét xử
Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo 2010 3 3 3 3 2011 7 8 5 5 2012 13 14 12 13 2013 11 19 9 17 2014 18 23 12 16
Từ số liệu trên cho thấy, số lƣợng án hình sự tái thẩm cịn nhiều và có xu hƣớng tăng lên qua các năm. Năm 2010 số vụ đã trực tiếp kiểm sát TA giải quyết theo thủ tục tái thẩm là 03 vụ/03 bị cáo, thì đến năm 2014 đã là 12 vụ/16 bị cáo. Việc kiểm sát việc TA giải quyết theo thủ tục tái thẩm VAHS cho thấy nhiệm vụ bảo đảm quyền con ngƣời trong TTHS là rất cần thiết, đặc biệt là ở thủ tục tái thẩm.
Trong tổng số vụ và bị cáo TA đã xét xử theo thủ tục tái thẩm trên, thì từ năm 2010 đến năm 2014, VKS đã kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đƣợc 62 bị cáo, trong đó TA đã xét xử theo thủ tục tái thẩm đƣợc 54 bị cáo, chấp nhận kháng nghị 49 bị cáo. Kết quả kháng nghị theo thủ tục tái thẩm hình sự từng năm cụ thể nhƣ sau: (Bảng 2.7)
Bảng 2.7. Kết quả kháng nghị tái thẩm của Viện kiểm sát
Năm Viện kiểm sát kháng nghị Tòa án đã xét xử
Tòa án
chấp nhận Đạt tỷ lệ (%)
Bị cáo Bị cáo Bị cáo Bị cáo
2010 3 3 2 67%
2011 8 5 5 100%
2012 14 13 10 77%
2013 19 17 16 94%
2014 23 16 15 94%
(Nguồn: Cục thống kê tội phạm - Viện kiểm sát nhân dân Tối cao)
Trên cơ sở số liệu trên, số lƣợng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm vẫn còn cao. Số lƣợng kháng nghị theo thủ tục này có xu hƣớng tăng lên, nếu năm 2010 chỉ có 03 bị cáo đƣợc VKS kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, thì năm 2014 đã lên đến 23 bị cáo. Điều này cho thấy, chất lƣợng điều tra, truy tố và xét xử trƣớc đó đã khơng “truy ngun” và dự liệu hết đƣợc những “tình tiết mới” có tính chất có thể làm thay đổi nội dung vụ án. Việc tiếp nhận đơn, thƣ và trực tiếp kiểm sát, kiểm tra, xác minh nhằm phát hiện “tình tiết mới” để có cơ sở kháng nghị tái thẩm đã đƣợc đặc biệt quan tâm và chú trọng. Chất
lƣợng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đƣợc TA giải quyết theo thủ tục tái thẩm đã có xu hƣớng tăng lên, nếu năm 2010 tỷ lệ kháng nghị đƣợc chấp nhận là 67%, thì năm 2014 đã là 94%. Nhƣ vậy, trong tổng số 54 bị cáo TA đã xét xử theo thủ tục tái thẩm, thì có 49 bị cáo đƣợc TA chấp nhận. Điều này chứng tỏ vai trò bảo đảm quyền con ngƣời của VKS qua số lƣợng kháng nghị đƣợc TA chấp nhận đã đƣợc khẳng định.
Việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nhằm hủy án sơ thẩm, phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật để điều tra hoặc xét xử lại với lý do kết án sai tội danh chiếm tỷ lệ khoảng 6,89%, áp dụng sai khung hình phạt chiếm tỷ lệ khoảng 7,6%, thiếu sót trong việc đánh giá chứng cứ chiếm 1,69%, thiếu sót về việc áp dụng hình phạt nhƣ hủy án để xét xử lại tăng hình phạt chiếm tỷ lệ khoảng 11,57% và hủy án để xét xử lại không cho hƣởng án treo chiếm tỷ lệ 30,1% [39].
Kết quả trên cho thấy, chất lƣợng kháng nghị tái thẩm khá cao và khẳng định đƣợc vai trị của VKS trong việc bảo đảm quyền cơng dân, quyền con ngƣời qua cơng tác kháng nghị theo thủ tục tái thẩm hình sự. Nhìn về tổng thể, kết quả trên phản ánh một điều là qua kiểm sát xét xử ở các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm thì chất lƣợng kháng nghị ở thủ tục sau bao giờ cũng cao hơn chất lƣợng kháng nghị ở thủ tục trƣớc.
Nhìn chung kết quả bảo đảm quyền con ngƣời qua hoạt động kiểm sát xét xử theo thủ tục tái thẩm, VKS đã phát hiện đƣợc khơng ít bản án, quyết định các loại có những sai lầm, thiếu sót nghiêm trọng nhƣ: khơng đúng tội danh, hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ v.v… Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm của VKS và hoạt động kiểm sát xét xử tái thẩm tại phiên tịa tái thẩm có nét đặc thù là bảo vệ quyền con ngƣời của ngƣời bị kết án nhƣ xem xét vấn đề oan, sai. Thủ tục này, VKS sẽ bảo đảm cho ngƣời bị kết án đƣợc quyền minh oan, quyền đƣợc xét xử công bằng và đúng pháp luật. Thông qua hoạt động
kiểm sát xét xử, VKS không chỉ bảo đảm quyền con ngƣời bằng việc bảo đảm cho việc xét xử của TA đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời mà còn phát hiện những vi phạm pháp luật của TA để kháng nghị hoặc kiến nghị với TA khắc phục những sai sót, vi phạm pháp luật trong quá trình xét xử để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của những ngƣời tham gia tố tụng. Công tác xét lại bản án hoặc quyết định của TA theo thủ tục tái thẩm hầu hết khơng có vi phạm pháp luật. Các kiến nghị vi phạm ở thủ tục này chỉ là kiến nghị vi phạm đối với TA, VKS, Cơ quan điều tra cấp dƣới. Có thể thấy, vi phạm của TA đã xét xét xử trƣớc đó chủ yếu là những vi phạm pháp luật ảnh hƣởng đến quyền con ngƣời của bị cáo và những đƣơng sự (ngƣời bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án), còn những ngƣời tham gia tố tụng nhƣ ngƣời bào chữa; ngƣời làm chứng; ngƣời phiên dịch; ngƣời giám định, quyền con ngƣời của họ ít bị vi phạm hơn. Kết quả xét xử tái thẩm hình sự phản ánh đúng tính chất đặc biệt của thủ tục này. Tuy nhiên, thực tiễn kiểm sát xét xử theo thủ tục tái thẩm đã cho thấy thủ tục xét lại này có một số vấn đề nhƣ sau: Quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC là quyết định cuối cùng không thể bị kháng nghị và vì thế nếu có sai lầm, thì cũng khơng thể sửa chữa. Vụ án Huỳnh Văn Nam, ở Đồng Nai là một ví dụ điển hình.
Một số nội dung kháng nghị tái thẩm của VKSND không đƣợc Hội đồng tái thẩm chấp nhận khơng chính xác nhƣng khơng có cơ chế pháp lý để khắc phục kịp thời bằng thiết chế kiểm sát. Điển hình nhƣ vụ án Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, ngày 04/11/2013, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự - Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án phúc thẩm số: 1241/PTHS ngày 27/7/2003 của Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục tái thẩm hủy các quyết định của bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và bản án sơ thẩm số: 45/HSST, ngày 26/3/2004; hủy bản án hình sự
phúc thẩm số: 166/HSPT, ngày 02/3/2005 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội; hủy bản án sơ thẩm số: 45/HSST, ngày 30/4/2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang. (Yêu cầu hủy tất cả các bản án sơ thẩm, phúc thẩm đối với ông Chấn kể cả về phần hình sự và phần dân sự). Tuy nhiên, khi xét tái thẩm Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cho rằng xét thấy, đối với bản án phúc thẩm hình sự số: 166/HSPT, ngày 02/3/2005 của Tịa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án hình sự sơ thẩm số: 145/HSST, ngày 30/9/2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang về phần cấp dƣỡng cho cháu Đức (con của bị hại) sẽ xem xét khi có kết quả giải quyết lại vụ án; chỉ chấp nhận hủy bản án hình sự phúc thẩm số: 1241/HSPT, ngày 27/7/2004 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án hình sự sơ thẩm số: 45/HSST, ngày 26/3/2004 của Tịa án nhân dân tỉnh Bắc Giang trong đó chỉ chấp nhận hủy các bản án liên quan đến phần hình sự mà khơng hủy các quyết định liến quan đến phần dân sự (bồi thƣờng và trợ cấp cho con của bị hại) [32].
Để bảo đảm quyền con ngƣời trong xét xử theo thủ tục tái thẩm, VKS có thể ban hành các kiến nghị về vi phạm pháp luật trong công tác điều tra, truy tố và đặc biệt là xét xử trƣớc đó. Đó là kiến nghị các cơ quan tố tụng đã điều tra, truy tố và xét xử có vi phạm pháp luật phải khắc phục các vi phạm dẫn đến vụ án bị kháng nghị tái thẩm hoặc chƣa đến mức phải kháng nghị tái thẩm nhƣng cần kiến nghị để rút kinh nghiệm cho hoạt động tố tụng về sau. Hầu hết các kiến nghị của VKS khi kiểm sát thủ tục tái thẩm VAHS đều tập trung làm rõ những vi phạm cả về pháp luật hình sự, pháp luật TTHS và các vi phạm khác liên quan đến quyền lợi của bị cáo, ngƣời tham gia tố tụng khác trong VAHS.
Có thể thấy đƣợc vai trò và tầm quan trọng của Viện kiểm sát trong việc kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án các cấp. Nhờ việc kháng nghị của Viện kiểm sát mà hàng năm có hàng trăm vụ án đƣợc xét xử lại theo thủ tục
bản án, quyết định của Tịa án đƣợc sửa chữa kịp thời, bảo đảm tính đúng đắn của hoạt động xét xử của Tòa án các cấp…. Các số liệu trên phần nào phản ánh rõ nét thực tế xét xử vụ án hình sự cịn có những thiếu sót, đặc biệt là thiếu sót trong việc định tội danh, áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, dẫn đến áp dụng hình phạt khơng chính xác, cho hƣởng án treo khơng đúng… một số trƣờng hợp vi phạm thủ tục tố tụng [36, tr. 473 - 474].
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 của luận văn đã chú trọng làm rõ những quy định của BLTTHS hiện hành và thực trạng bảo đảm quyền con ngƣời bằng hoạt động kiểm sát xét xử VAHS của VKSND trên cơ sở phân tích số liệu kiểm sát xét xử VAHS của VKS trong thời gian từ năm 2010 đến 2014. Đó là những quy định của pháp luật hiện hành về kiểm sát xét xử hình sự trong TTHS ở tất cả các thủ tục xét xử (từ thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm). Đặc biệt là luận văn đã phân tích các quy định của BLTTHS năm 2003 về đối tƣợng, phạm vi và nội dung bảo đảm quyền con ngƣời bằng hoạt động kiểm sát xét xử VAHS, nhƣ: kiểm sát việc tuân theo pháp luật trƣớc khi bắt đầu phiên tòa, tại phiên tòa và sau phiên tòa; bảo đảm quyền con ngƣời bằng hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của TA, HĐXX và ngƣời tham gia tố tụng trong VAHS; để bảo đảm quyền con ngƣời trong TTHS, VKS các cấp sẽ dùng các quyền yêu cầu, quyền kiến nghị, quyền kháng nghị trên cơ sở kết quả kiểm sát phát hiện đƣợc vi phạm pháp luật trong hoạt động xét xử VAHS của TA. Đồng thời, làm rõ thực trạng bảo đảm quyền con ngƣời bằng hoạt động kiểm sát xét xử VAHS của VKSND các cấp trong các thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm hình sự. Phân tích, viện dẫn những số liệu, dẫn chứng cụ thể kết quả kiểm sát xét xử, kết quả phát hiện vi phạm trong xét xử của TA. Đƣa ra kết quả kiến nghị, yêu cầu, kháng nghị
của VKS các cấp để yêu cầu TA có thẩm quyền xem xét lại, nhằm bảo đảm quyền con ngƣời đúng pháp luật. Bên cạnh đó, chỉ ra đƣợc một số tồn tại, hạn chế bảo đảm quyền con ngƣời bằng hoạt động kiểm sát xét xử VAHS của pháp luật hiện hành và thực tiễn kiểm sát xét xử những năm qua.
Vì vậy yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải có giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định của luật thực định hiện hành nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và phát huy những ƣu điểm đạt đƣợc trong hoạt động kiểm sát xét xử VAHS của VKSND. Đây là một trong những cơ sở đề chƣơng 3 của luận văn này kiến nghị để hoàn thiện.
Chương 3