kiểm sát xét xử theo thủ tục sơ thẩm
Từ năm 2010 đến năm 2014, VKSND hai cấp đã kiểm sát xét xử theo thủ tục sơ thẩm đƣợc 308.620 vụ/545.219 bị cáo. Cụ thể nhƣ sau: (Bảng 2.1)
Bảng 2.1. Số vụ và bị cáo Viện kiểm sát đã kiểm sát xét xử theo thủ tục sơ thẩm
Năm
Số thụ lý phải kiểm sát xét xử Số đã kiểm sát xét xử
Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo 2010 58.749 101.604 52.530 89.072 2011 67.583 119.969 60.637 105.408 2012 74.969 136.969 65.152 117.104 2013 76.570 138.875 65.998 117.402 2014 75.227 137.333 64.303 116.233
(Nguồn: Cục thống kê tội phạm - Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Có thể nhận thấy rằng, kết quả kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS đã phản ánh rất cụ thể qua từng năm, số lƣợng vụ án và bị cáo phải kiểm sát cũng nhƣ số lƣợng vụ án, bị cáo đã kiểm sát xét xử tăng lên hàng năm (từ năm 2010 đến
năm 2013). Ngoại trừ năm 2014 số lƣợng vụ án, bị cáo phải kiểm sát xét xử và số lƣợng vụ án, bị cáo đã kiểm sát xét xử có giảm đi so với 3 năm 2011, năm 2012, năm 2013. Điển hình năm 2013, án hình sự sơ thẩm có tổng số thụ lý 76.570 vụ/138.875 bị cáo và VKS đã kiểm sát xét xử tại phiên tòa sơ thẩm đƣợc 65.998 vụ/117.402 bị cáo, chiếm tỷ lệ 86% số vụ và 84% số bị cáo trên tổng số vụ, bị cáo phải kiểm sát xét xử. Mặc dù, số lƣợng án ngày càng tăng lên và số lƣợng vụ án có tính chất phức tạp ngày càng nhiều nhƣng VKS cấp sơ thẩm đã tập trung kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật trƣớc, tại phiên tòa và sau phiên tịa sơ thẩm. Do đó, hiện tƣợng TA đƣa vụ án ra xét xử quá hạn luật định trong giai đoạn này đƣợc hạn chế, qua đó bảo đảm quyền đƣợc xét xử kịp thời, đúng hạn luật định, cơng bằng, bình đẳng và khách quan của bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác. Chất lƣợng kiểm sát đƣợc nâng lên rõ rệt cả hai mặt, vừa đẩy nhanh tốc độ giải quyết án, hạn chế dần tồn đọng hồ sơ, quá hạn luật định, đồng thời vừa vừa hạn chế khắc phục tối đa tình trạng vi phạm pháp luật trong xét xử, góp phần bảo đảm pháp chế, bảo đảm quyền con ngƣời.
Xét xử các vụ án hình sự đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đại đa số các bản án sơ thẩm tuyên (...) đúng pháp luật, đƣợc nhân dân đồng tình, các bị cáo và bị hại chấp nhận; chỉ có khoảng 28% số bản án sơ thẩm đã tuyên bị kháng cáo có nội dung kêu oan hoặc xin giảm án, hoặc đề nghị giảm mức bồi thƣờng thiệt hại [42]. Quá trình kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự, KSV đã phát hiện một số vi phạm pháp luật, không đảm bảo quyền con ngƣời của bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác khi xét xử. Có ba dạng vi phạm phổ biến của TA khi xét xử sơ thẩm VAHS là vi phạm về việc áp dụng pháp luật hình sự, nhƣ sai tội danh, sai khung hình phạt, áp dụng khơng đúng, khơng đầy đủ, bỏ sót tình
pháp luật TTHS, nhƣ xét xử sai thẩm quyền, xét xử vƣợt quá giới hạn truy tố, xác định sai tƣ cách tham gia tố tụng, xét xử khi khơng có ngƣời bào chữa trong trƣờng hợp bắt buộc phải có ngƣời bào chữa...; vi phạm về việc giải quyết vấn đề dân sự trong VAHS, vi phạm về tính án phí, nhƣ giải quyết sai về phần bồi thƣờng thiệt hại, tính sai án phí. Các dạng vi phạm đó đều tác động đến quyền con ngƣời của bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác. Trong đó, vi phạm của TA về áp dụng pháp luật hình sự (oan, sai, bỏ lọt tội phạm) thuộc phạm vi thực hành quyền công tố, chỉ những vi phạm về thủ tục tố tụng hoặc về giải quyết phần dân sự hoặc án phí trong VAHS mới thuộc phạm vi kiểm sát xét xử.
Đối với bị cáo, qua kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS phát hiện thấy một số vi phạm phổ biến ảnh hƣởng đến bị cáo là: Vi phạm do không cử ngƣời bào chữa... Điển hình nhƣ vụ án Nguyễn Phúc Lai, phạm tội “Cố ý gây thương tích” xảy ra ở xã Hòa An, huyện Phú Hòa (Phú Yên) vào năm 2007.
Bị cáo Lai mặc dù có kết luận là có nhƣợc điểm về tâm thần nhƣng TA tỉnh Phú Yên lại không cử ngƣời bào chữa cho bị cáo (vi phạm quyền con ngƣời của bị cáo), đồng thời TA tỉnh Phú Yên đã xác định ông Nguyễn Phúc Dục (bố đẻ của bị cáo Lai) tham gia phiên tòa với tƣ cách là ngƣời bào chữa mặc dù ở giai đoạn điều tra và truy tố đã xác định ông Dục tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời làm chứng.
Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự do xét xử vƣợt quá giới hạn xét xử sơ thẩm. Điển hình là vụ án Dƣơng Mậu Thành Vũ cùng đồng phạm, bị TA tỉnh Quảng Nam kết án về tội “Hủy hoại tài sản” năm 2008. VKS cùng cấp truy tố bị cáo Vũ và đồng phạm, về tội “Trộm cắp tài sản”. Bản án sơ thẩm kết luận Vũ và đồng phạm, phạm tội “Hủy hoại tài sản” chứ không phải tội “Trộm cắp tài sản”, với lý do tội “Trộm cắp tài sản” và tội “Hủy hoại tài
sản” có khung hình phạt tối thiểu và tối đa bằng nhau. Đối chiếu với Điều 138
đa ít hơn mức tối đa của hình phạt bổ sung của tội “Hủy hoại tài sản”. Do đó, TA cấp sơ thẩm xét xử nhƣ vậy là vi phạm Điều 196 BLTTHS.
Vi phạm khi buộc bị cáo là ngƣời chƣa thành niên phạm tội phải bồi thƣờng dân sự. Vụ án Lộc Văn Hải, bị TA huyện Quỳ Châu (Nghệ An) kết án về tội “Cố ý gây thương tích” vào năm 2010. TA đã buộc bị cáo Hải phải bồi thƣờng dân sự cho ngƣời bị hại, trong khi bị cáo là ngƣời chƣa thành niên phạm tội. Trong trƣờng hợp này, phải đƣa ngƣời đại diện hợp pháp của bị cáo vào tham gia tố tụng để đảm bảo giải quyết bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị hại mới đúng pháp luật.
Vi phạm trong việc ra bản án không đúng với bản án đã tuyên tại phiên tịa sơ thẩm, điển hình nhƣ vụ án Lê Danh Đạt, phạm tội “Giết người”, mức án ghi trong biên bản nghị án, biên bản phiên tòa và trong bản án đã ban hành sau khi xét xử sơ thẩm lại cao hơn mức án mà Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa sơ thẩm thay mặt Hội đồng xét xử cơng bố tại phiên tịa. Vi phạm trên rõ ràng ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của bị cáo; có trƣờng hợp vụ án áp dụng hình phạt tử hình nhƣng khi tuyên án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ tuyên quyền đƣợc kháng cáo của bị cáo, không tuyên quyền của bị cáo đƣợc gửi đơn xin Chủ tịch nƣớc ân giảm tử hình theo quy định tại Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự là khơng bảo đảm quyền của bị cáo. Điển hình là vụ án Nguyễn Văn Tuyến, phạm tội “Giết người” và tội “Cướp tài sản” xảy ra ngày 10/9/2013 tại Hà Nội [49, tr. 6 - 10].
Đối với những ngƣời tham gia tố tụng nhƣ ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Qua kiểm sát xét xử sơ thẩm VAHS phát hiện thấy một số vi phạm phổ biến là:
Tịa án khi xét xử sơ thẩm đã khơng xác định đúng tƣ cách tham gia tố tụng hoặc bỏ sót ngƣời tham gia tố tụng. Nhƣ xác định sai tƣ cách ngƣời đại diện, nhầm lẫn giữa tƣ cách pháp nhân với tƣ cách cá nhân của ngƣời đại diện
gia tố tụng v.v... (điển hình nhƣ vụ án Cà Văn Toán, phạm tội “giết người” và “Cướp tài sản”, vụ Nguyễn Hữu Dung, phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản”). Việc Tịa án xác định sai hoặc bỏ sót tƣ cách tham gia tố tụng khi xét
xử đã xâm phạm đến quyền con ngƣời của những chủ thể này (mất quyền trình bày ý kiến, quyền tham dự phiên tịa, quyền kháng cáo…), đồng thời ảnh hƣởng đến việc xem xét và quyết định trách nhiệm dân sự, xử lý tài sản, vật chứng liên quan đến hành vi phạm tội… [49. tr. 6 - 10].
Để bảo đảm quyền con ngƣời của bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác. Thông qua việc phát hiện các vi phạm trên, VKS đã kiểm sát đã kiến nghị TA khắc phục đƣợc nhiều vi phạm. “Trong 3 năm (từ năm 2012 đến năm
2014), Viện kiểm sát hai cấp khi kiểm sát xét xử sơ thẩm đã ban hành được 1216 bản kiến nghị yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm khắc phục vi phạm” [53]. Các
vi phạm đa dạng, nhƣng hầu hết là vi phạm pháp luật TTHS và vi phạm luật hình sự. Đó là vi phạm thời hạn đƣa vụ án ra xét xử (đƣa vụ án ra xét xử chậm là ảnh hƣởng đến quyền của bị cáo, ngƣời tham gia tố tụng khác); vi phạm về xét hỏi tại phiên tòa; vi phạm về gửi bản án sơ thẩm không đúng thời hạn luật định gây ảnh hƣởng đến quyền kháng cáo, kháng nghị; vi phạm thủ tục tố tụng khi nghị án; vi phạm trong việc xác định ngƣời đại diện hợp pháp của bị hại khi tham gia tố tụng; vi phạm về tính án phí sơ thẩm và một số dạng vi phạm khác.
Chỉ tính riêng việc giao bản án sơ thẩm cho VKS để kiểm sát bản án từ 01/5/2010 đến 31/10/2010 đã có nhiều vi phạm. Cụ thể:
Tòa án cấp tỉnh đã xét xử sơ thẩm 2.168 vụ án hình sự, đã gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp 1.917 bản án, trong đó: đúng hạn 1.229 bản án (tỷ lệ 64%), quá hạn: 688 bản án (tỷ lệ 36%). Tòa án sơ thẩm cấp huyện xét xử 24.455 vụ án hình sự, đã gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp 23.627 bản án sơ thẩm, trong đó: đúng hạn 18.005 bản án (tỷ lệ 76,2%), quá hạn 5.622 bản án (tỷ lệ 23,8%). [43, tr. 279 - 281].
Nhƣ vậy, trong giai đoạn kiểm sát xét xử theo thủ tục sơ thẩm VAHS, đối với những thiếu sót, vi phạm pháp luật của TA có thể khắc phục đƣợc, sẽ
đƣợc KSV yêu cầu khắc phục ngay tại phiên tòa. Đối với những vi phạm có tính chất nghiêm trọng sẽ đƣợc VKS kiến nghị để yêu cầu TA cùng cấp khắc phục vi phạm, cịn với những vi phạm có tính chất rất nghiêm trọng (ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời tham gia tố tụng) sẽ đƣợc VKS kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm tùy từng trƣờng hợp cụ thể.