Các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo đảm quyền con người bằng hoạt động kiểm sát xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm quyền con người bằng hoạt động kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Việm Kiểm sát nhân dân (Trang 66 - 71)

quyền con người bằng hoạt động kiểm sát xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm là một thủ tục xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xét xử VAHS. Đây là thủ tục xét lại nhằm bảo đảm quyền con ngƣời của bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác mà cấp xét xử trƣớc đó khơng làm đƣợc, nhƣ sửa chữa những sai sót, vi phạm nghiêm trọng trong những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Mỗi sai sót, vi phạm pháp luật trong xét xử ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm, thậm chí cả giám đốc thẩm và tái thẩm hiển nhiên đều ảnh hƣởng đến quyền con ngƣời, khơng chỉ của bị cáo mà cịn của những ngƣời tham gia tố tụng khác, nhƣ ngƣời bị hại; nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự... Kiểm sát xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, chú trọng đặc biệt đến quyền con ngƣời của ngƣời bị kết án, còn về phần dân sự trong VAHS đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đƣợc tiến hành kháng nghị và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Mặc dù ngƣời bị kết án và ngƣời tham gia tố tụng khác liên quan đến việc kháng nghị, ngƣời bào chữa ít khi đƣợc TA cấp giám đốc thẩm triệu tập. Tuy nhiên, khơng phải vì thế mà ngƣời tham gia tố tụng nếu đƣợc TA cấp giám đốc thẩm triệu tập nhƣ (ngƣời bào chữa, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị) không đƣợc bảo đảm. BLTTHS năm 2003 đã dành một phần quy định về thủ tục xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, trong đó phải kể đến thủ tục giám đốc thẩm gồm 18 điều luật (từ Điều 272 đến Điều 289). Đây là những cơ sở pháp lý để VKSND phân công KSV kiểm sát nhằm bảo đảm cho hoạt động xét xử giám đốc thẩm đúng pháp luật, đồng thời khắc phục đƣợc sai sót, vi phạm pháp luật ở cấp xét xử trƣớc đó.

Kiểm sát thủ tục giám đốc thẩm bao gồm kiểm sát bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đây là cơ sở để ban hành kháng nghị; kiểm sát thủ

tục giám đốc thẩm của TA giám đốc thẩm (kiểm sát thủ tục chuẩn bị giám đốc thẩm, tại phiên tòa giám đốc thẩm và sau khi kết thúc phiên tòa giám đốc thẩm). Đây là cơ sở để ban hành kiến nghị yêu cầu TA giám đốc thẩm khắc phục vi phạm, kháng nghị quyết định giám đốc thẩm (nếu có căn cứ vi phạm pháp luật). Ở thủ tục giám đốc thẩm, VKS kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS để bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị kết án, ngƣời có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án đƣợc biết về căn cứ và lý do kháng nghị giám đốc thẩm. Đặc biệt là quyền con ngƣời của bị cáo nhƣ: quyền đƣợc xét xử đúng thời hạn luật định và đúng pháp luật; quyền đƣợc xét xử công bằng, quyền đƣợc TA độc lập xét xử, quyền đƣợc bình đẳng trƣớc pháp luật và đƣợc pháp luật bảo vệ v.v...

Kháng nghị giám đốc thẩm là kết quả của hoạt động kiểm sát, kiểm tra đối với bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực. Ở thủ tục giám đốc thẩm hình sự chỉ có VKS và TA mới có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, ngƣời bị kết án, ngƣời bị hại v.v… khơng có quyền kháng cáo. Do đó, việc phát hiện những vi phạm pháp luật trong bản án hoặc quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để VKS và TA cấp có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Trách nhiệm của VKS đƣợc giao quyền kiểm sát xét xử phải kiểm tra thƣờng xuyên các bản án, quyết định của TA nhằm phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng để kháng nghị giám đốc thẩm kịp thời, để TA có thẩm quyền giám đốc thẩm khắc phục, sửa chữa những vi phạm pháp luật nghiêm trọng đó. Với mục đích bảo đảm quyền con ngƣời khi kháng nghị, VKS phải kiểm sát hoạt động xét xử và bản án hoặc quyết định của TA có vi phạm nghiêm trọng pháp luật, đồng thời VKS còn phải kiểm sát cả kháng nghị giám đốc thẩm của TA (nếu TA kháng nghị).

Xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm bao giờ cũng phải đƣợc bắt đầu bằng các thủ tục chuẩn bị cho phiên tịa giám đốc thẩm. Đó là các quy định

về thời hạn bắt buộc TA cấp giám đốc thẩm phải mở phiên tòa giám đốc thẩm thẩm để xét lại. BLTTHS năm 2003 quy định “Phiên tòa giám đốc thẩm phải được tiến hành trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị” [22, Điều 283]. Đây là khoảng thời gian có tính bắt buộc, cần phải đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất, nếu quá thời hạn trên mới mở phiên tòa sẽ là vi phạm pháp luật, đồng nghĩa với việc quyền con ngƣời không đƣợc bảo đảm. Khi thủ tục giám đốc thẩm đƣợc TA tiến hành đúng thời hạn BLTTHS quy định, thì khơng những bảo đảm đƣợc quyền đƣợc xét xử đúng thời hạn luật định của bị cáo và những ngƣời có liên quan mà cịn bảo đảm công lý đƣợc thực thi đúng pháp luật. Do đó, kiểm sát chặt chẽ thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm để đảm bảo quyền con ngƣời là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

KSV tham gia phiên tòa phải kiểm sát thành phần Hội đồng giám đốc thẩm phải đúng nhƣ quy định tại Điều 281 BLTTHS năm 2003. Đây là quy định thể hiện quyền đƣợc xét xử tập thể và quyết định theo đa số nhằm bảo đảm tính khách quan, chính xác và đặc biệt là tránh độc đoán, lạm quyền trong xét xử - một điều tối kỵ trong bất kỳ nền tƣ pháp dân chủ nào.

Các hoạt động tố tụng tại phiên tòa nhƣ thủ tục một thành viên Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình vụ án (khoản 2 Điều 282 BLTTHS); những ngƣời đƣợc triệu tập đến phiên tòa có quyền trình bày ý kiến; việc Hội đồng xét xử giám đốc thẩm biểu quyết và áp dụng hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo; việc ra các quyết định. Các thủ tục tố tụng này phải đƣợc thực hiện đúng theo quy định của BLTTHS.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, KSV sẽ kiểm sát phạm vi thẩm quyền giám đốc thẩm thẩm của Hội đồng giám đốc thẩm hình sự. Hội đồng giám đốc thẩm phải kiểm tra tính hợp pháp của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khi điều tra, truy tố,

xét xử (khoản 3 Điều 273 BLTTHS năm 2003) hoặc khi có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS (khoản 4 Điều 273 BLTTHS năm 2003), đồng thời phải kiểm tra tính có căn cứ của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi việc điều tra, xét hỏi tại phiên tịa phiến diện hoặc khơng đầy đủ (khoản 1 Điều 273 BLTTHS năm 2003) hoặc kết luận trong bản án, quyết định khơng phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án (khoản 2 Điều 173 BLTTHS năm 2003). Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét tồn bộ vụ án chứ khơng phải chỉ riêng trong phạm vi nội dung bị kháng nghị (Điều 284 BLTTHS năm 2003).

Quyết định giám đốc thẩm đƣợc ban hành theo quy định của BLTTHS hiện hành, trong quyết định nêu rõ tính hợp pháp hay không hợp pháp của bản án hoặc quyết định bị kháng nghị. Mặc dù, Hội đồng giám đốc thẩm khi xét xử phải xem xét toàn bộ nội dung vụ án nhƣng khi quyết định phải tuân thủ quy định của BLTTHS. Trƣớc hết Hội đồng giám đốc thẩm phải quyết định những vấn đề có trong nội dung kháng nghị, còn những vấn đề khác mặc dù phải xem xét nhƣng khi quyết định phải có lợi cho ngƣời bị kết án. Để có quyết định giám đốc thẩm, các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm phải biểu quyết theo đa số. Đối với Hội đồng giám đốc thẩm - Tịa hình sự TANDTC và TA quân sự Trung ƣơng phải đƣợc đa số (2/3) số thành viên hội đồng tán thành; đối với Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh và Hội đồng thẩm phán TANDTC thì chỉ cần 2/3 số thành viên hội đồng tham gia và đƣợc quá nửa tổng số thành viên tham gia tán thành. Rõ ràng quy định này có tính ngun tắc - quyền đƣợc xét xử tập thể và quyết định theo đa số trong TTHS thể hiện rõ tƣ tƣởng bảo đảm quyền con ngƣời. KSV tham gia phiên tòa phải kiểm sát hoạt động này để bảo đảm cho nội dung và phạm vi giám đốc thẩm đƣợc Hội đồng giám đốc thẩm tuân thủ đúng pháp luật. Đặc biệt là bảo đảm cho Hội đồng giám đốc thẩm không đƣợc quyết định bất lợi cho ngƣời bị kết án (nếu

khơng có kháng nghị về nội dung liên quan đến họ), trừ trƣờng hợp bản án có sai lầm cần phải sửa theo hƣớng khơng có lợi cho họ, thì phải có kháng nghị bổ sung. Hội đồng giám đốc thẩm có thể ra một trong các quyết định sau trên cơ sở xét bản án đã bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Đó là khơng chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án; hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và chuyển hồ sơ để điều tra lại hoặc xét xử lại (Điều 285 BLTTHS năm 2003). Các quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm đều có tác động đến quyền con ngƣời ở phạm vi này hoặc phạm vi khác, ở khía cạnh tích cực hoặc tiêu cực hơn. Nhƣ vậy, cũng nhƣ ở giai đoạn xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, quyền con ngƣời trong xét xử giám đốc thẩm là những quyền nhƣ quyền đƣợc xét xử công bằng bởi TA độc lập và không thiên vị; quyền đƣợc xét xử đúng thời gian luật định; quyền đƣợc bảo vệ trƣớc pháp luật v.v... Để những quyền này đƣợc bảo đảm khi xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, đòi hỏi mỗi KSV đƣợc phân cơng tham gia phiên tịa phải nâng cao tinh thần trách nhiệm để kiểm sát nhằm phát hiện vi phạm, từ đó có biện pháp ngăn ngừa và khắc phục kịp thời.

Quyết định giám đốc thẩm dù có đúng nhƣng khơng đƣợc tống đạt đúng đối tƣợng, đúng thời hạn luật định, thì cũng khơng thể thi hành đƣợc (chẳng hạn cơ quan thi hành án không nhận đƣợc quyết định giám đốc thẩm, ngƣời bị kết án không nhận đƣợc quyết định giám đốc thẩm để biết mình đƣợc bảo đảm quyền nhƣ thế nào v.v…). Việc đƣợc nhận quyết định giám đốc thẩm là một phần của nội dung bảo đảm quyền của con ngƣời - đƣợc biết bị xét xử về tội gì, cơng lý đƣợc thực thi đúng pháp luật bảo đảm cho quyền con ngƣời nói chung trƣớc hành vi phạm tội của tội phạm. Đồng thời quyết định giám đốc thẩm cũng có thể bị kháng nghị nhằm sửa chữa (nếu vi phạm pháp luật). Mặt khác, đối với những quyết định có nội dung hủy để điều tra, hủy để xét xử lại, thì

trong thời hạn mƣời lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ phải chuyển cho VKS cùng cấp để điều tra lại, cho TA sơ thẩm hoặc phúc thẩm để xét xử lại (Điều 289 BLTTHS năm 2003). Do đó, cần thiết phải kiểm sát chặt chẽ thủ tục này để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trên nói riêng và quyền con ngƣời của tất cả mọi ngƣời trƣớc tội phạm nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm quyền con người bằng hoạt động kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Việm Kiểm sát nhân dân (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)