xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
1.2.1. Các đặc trưng bảo đảm quyền con người bằng hoạt động kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân sát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
Hoạt động TTHS sự gắn liền với bảo đảm quyền con ngƣời của bị can/ bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác. Tuy nhiên, để hạn chế việc vi phạm quyền con ngƣời của những chủ thể này, thì yêu cầu kiểm sát hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động xét xử VAHS nói riêng cần đƣợc quy định và thực thi trong thực tiễn một cách đầy đủ.
Đòi hỏi Tòa án (cơ quan thực hiện chức năng xét xử) cần có những phán quyết chính xác, công bằng, một mặt nhằm bảo vệ những giá trị cao quý nhất của xã hội tránh khỏi sự xâm phạm của các vi phạm pháp luật (và tội phạm) đi ngƣợc lại lợi ích của xã hội… Song mặt khác, phải đƣa ra xử lý nghiêm minh và đúng pháp luật các hành vi vi phạm [52, tr. 3].
Bảo đảm quyền con ngƣời bằng hoạt động kiểm sát xét xử VAHS nhằm bảo đảm việc tuân theo pháp luật của TA, HĐXX, ngƣời tham gia tố tụng. Pháp luật nói chung, pháp luật hình sự và TTHS nói riêng là cơng cụ bảo đảm quyền con ngƣời - đó là tất yếu. “Pháp luật là công cụ trước tiên bảo vệ quyền
con người. Pháp luật bảo vệ quyền con người bằng cách ghi nhận các quyền và đặt ra các thể chế pháp lý thực thi việc bảo vệ các quyền” [4, tr. 46]. Nó
vừa là cơ sở pháp lý để các cơ quan tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng áp dụng nhằm bảo đảm quyền con ngƣời, vừa là cơ sở để hạn chế lạm quyền, vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền con ngƣời từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng,
ngƣời tiến hành tố tụng. Đồng thời, nó cịn là phƣơng tiện để cơ quan, tổ chức v.v... đƣợc giao quyền kiểm sát, giám sát sử dụng để ngăn ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật, yêu cầu sửa chữa, khắc phục nhằm bảo đảm quyền con ngƣời đúng pháp luật. Xét xử VAHS là một hoạt động chấp hành và áp dụng pháp luật để bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con ngƣời nhƣng thực tiễn cho thấy, không phải bao giờ hoạt động xét xử VAHS của TA cũng đúng pháp luật và bảo đảm đƣợc quyền con ngƣời. Do đó, cần thiết phải kiểm sát xét xử vừa để bảo đảm cho pháp luật đƣợc chấp hành đúng, thống nhất, nghiêm minh vừa kịp thời vừa ngăn ngừa, hạn chế, loại trừ và sửa chữa đƣợc vi phạm pháp luật gây ảnh hƣởng tiêu cực đến quyền con ngƣời.
Bảo đảm quyền con ngƣời bằng hoạt động kiểm sát xét xử VAHS khơng làm mất đi tính độc lập xét xử của TA mà còn là thiết chế ngăn ngừa nguy cơ, phát hiện vi phạm độc lập xét xử của TA. Hoạt động xét xử VAHS là hoạt động nhân danh quyền lực Nhà nƣớc, vừa chấp hành pháp luật, vừa áp dụng pháp luật để kiểm tra lại toàn bộ hoạt động điều tra, truy tố. Do đó, việc để xảy ra sai lầm, thiếu sót trong xét xử có tác động đặc biệt lớn đến quyền con ngƣời. Kiểm sát xét xử là kiểm sát hành vi và quyết định tố tụng khi áp dụng pháp luật có đúng pháp luật khơng, hoạt động kiểm sát phải tuân thủ pháp luật chặt chẽ vì khi kiểm sát, KSV sẽ sử dụng các quy định của pháp luật để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong xét xử. Các quyền hạn của VKS khi kiểm sát, chi mang tính “khuyến nghị”, “yêu cầu” khơng có ý nghĩa bắt buộc TA phải tuân theo (nếu khơng có căn cứ pháp luật hoặc trái phép luật). Tức là, quyền hạn của VKS khi kiểm sát nhƣ yêu cầu khắc phục, sửa chữa vi phạm, kiến nghị hoặc kháng nghị sẽ bị TA xem xét lại chứ không phải bắt buộc TA phải chấp hành nhƣ mệnh lệnh hành chính. TA và HĐXX có quyền chấp nhận hoặc khơng chấp nhận nội dung kiểm sát, nếu có căn cứ pháp luật hoặc khơng có căn cứ pháp luật. Có thể thấy rằng, VKS không thể
can thiệp đƣợc vào hoạt động xét xử khi kiểm sát. Xuất phát từ phạm vi, đối tƣợng kiểm sát xét xử - VKS chỉ kiểm sát HĐXX, ngƣời tham gia tố tụng khi xét xử trên cơ sở pháp luật (tính hợp pháp). “Viện kiểm sát không can thiệp về
mặt nội dung là ép buộc Tòa án phải xét xử theo ý của Viện kiểm sát... Khơng chỉ riêng Tịa án, mà Viện kiểm sát cũng phải tuân theo quy định của pháp luật về hoạt động kiểm sát” [7, tr. 23].
Quyền hạn kiểm sát xét xử của VKS không thể trực tiếp làm thay đổi hành vi và quyết định của HĐXX mà chỉ mang tính “khuyến nghị” để TA xem xét lại. Qua đó có thể thấy rằng, hoạt động kiểm sát xét xử của VKS không những không thể làm thay đổi nguyên tắc độc lập xét xử, mà cịn có ý nghĩa bảo đảm độc lập xét xử, loại trừ các nguy cơ ảnh hƣởng đến nguyên tắc độc lập xét xử. Không thể cho rằng, sử dụng pháp luật để kiểm tra việc áp dụng pháp luật là vi phạm nguyên tắc độc lập khi kiểm sát xét xử đƣợc, vì độc lập xét xử phải trên cơ sở tuân theo pháp luật và kiểm sát xét xử cũng phải tuân thủ pháp luật.
Hoạt động kiểm sát xét xử VAHS có vai trị hỗ trợ TA trong cơng tác xét xử. Bởi hoạt động kiểm sát xét xử có mục đích bảo đảm quyền con ngƣời thơng qua việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động xét xử. Đó là bảo đảm cho TA xét xử có căn cứ và hợp pháp trong mỗi quyết định hoặc bản án đƣa ra thi hành khơng gặp trở ngại khi chỉ thoả mãn tính có căn cứ nhƣng lại vi phạm pháp luật về thủ tục tố tụng và ngƣợc lại. Tất cả các phiên tồ xét xử đều phải có mặt KSV vừa thực hiện chức năng công tố vừa thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử hình sự. Khi kiểm sát xét xử, VKS sẽ sử dụng nghiệp vụ kiểm sát đặc thù và kinh nghiệm kiểm sát do kế thừa từ yếu tố lịch sử. VKS khi kiểm sát chỉ có quyền yêu cầu, kiến nghị hoặc kháng nghị, cho nên VKS không can thiệp đƣợc hoạt động xét xử mà chỉ phát hiện vi phạm để TA và HĐXX xem xét chấp nhận
sửa chữa, khắc phục hoặc khơng chấp nhận. Hoạt động kiểm sát có vai trị rất quan trọng để TA cùng cấp hoặc cấp dƣới khắc phục, sửa chữa kịp thời thiếu sót, vi phạm pháp luật, qua đó quyền con ngƣời đƣợc bảo đảm. Đồng thời qua các kiến nghị, kháng nghị của VKS mà TA cấp trên, các cơ quan giám sát khác có thể nắm đƣợc những hạn chế trong xét xử, để có giải pháp khắc phục. Thực tiễn cho thấy, TA cấp phúc thẩm khơng có quyền tự mình kiểm tra tất cả các bản án cấp sơ thẩm, TA cấp phúc thẩm chỉ kiểm tra, phát hiện vi phạm khi có kháng cáo hoặc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Nếu giao cho cấp giám đốc thẩm kiểm tra, giám sát (theo nguyên tắc giám đốc việc xét xử) cũng khơng khả thi vì giám đốc việc xét xử mang tính chất hành chính trong tố tụng. Sẽ có nhiều vấn đề cản trở việc kiểm tra, phát hiện vi phạm trong xét xử, thậm chí ảnh hƣởng đến độc lập xét xử vì cùng hệ thống sẽ có thể khơng khách quan, từ đó hạn chế hiệu quả. Hoạt động kiểm sát xét xử do VKS tiến hành có điều kiện thuận lợi và khách quan để phát hiện vi phạm, ngăn ngừa đƣợc vi phạm pháp luật, bảo đảm quyền con ngƣời, tránh hiện tƣợng lạm dụng quyền lực khi xét xử các VAHS.
Trong TTHS, quyền con ngƣời có tính chất đặc biệt, do đó cần phải có một thiết chế để kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS nhằm bảo đảm quyền con ngƣời theo đúng quy định của pháp luật. Hoạt động tƣ pháp hình sự nói chung và hoạt động xét xử VAHS nói riêng là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nƣớc (thực hiện quyền tƣ pháp), do vậy hoạt động này cũng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhiều cơ chế khác nhau (trong đó có cơ chế tự kiểm tra từ bên trong của mỗi hệ thống và cơ chế giám sát từ bên ngồi hệ thống - đó là cơ chế kiểm sát của VKS). Hoạt động xét xử VAHS là hoạt động xem xét, đƣa ra các phán về các hành vi của con ngƣời, nên TA thực thi thẩm quyền TTHS rất lớn, mỗi quyết định của TA đều có tác động rất lớn đến quyền của con ngƣời nhƣ quyền sống, quyền tự do và sự tác
động của mỗi phán quyết của TA không chỉ tác động đến những ngƣời tham gia tố tụng mà còn cả với xã hội. Nhằm bảo đảm quyền con ngƣời, khi xét xử VAHS phải đƣợc kiểm sát chặt chẽ để ngăn ngừa, hạn chế hiện tƣợng lạm dụng quyền lực xâm phạm đến quyền con ngƣời. Trong điều kiện nƣớc ta hiện nay, việc tổ chức quyền lực nhà nƣớc không đặt ra vấn đề tạo thế cân bằng quyền lực trên cơ sở kiềm chế đối trọng mà xác định quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan khi thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. VKS đƣợc Quốc hội giao cho quyền kiểm sát hoạt động tƣ pháp nói chung và hoạt động xét xử VAHS nói riêng, nhằm kiểm sát hoạt động xét xử - một hình thức kiểm sốt quyền lực nhà nƣớc. Hoạt động xét xử là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nƣớc và là hoạt động áp dụng pháp luật có tác động đặc biệt lớn đối với quyền con ngƣời. Nếu sai sót, khơng tn theo pháp luật, lạm dụng quyền lực trong xét xử đều là vi phạm quyền con ngƣời. Hoạt động xét xử là hoạt động áp dụng pháp luật liên quan trực tiếp đến lợi ích thiết thân, quan trọng nhất đối với con ngƣời nhƣ quyền đƣợc pháp luật bảo vệ an tồn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản… Do đó, cần phải duy trì cơ chế kiểm sát xét xử của VKS.
Bảo đảm quyền con ngƣời bằng hoạt động kiểm sát xét xử VAHS là một hoạt động nghiệp vụ đặc thù, đƣợc tiến hành liên tục đối với các đối tƣợng bị kiểm sát. Chú trọng đặc biệt tới việc bảo đảm quyền con ngƣời của bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác khi xét xử hình sự. Với hoạt động kiểm sát của mình, VKS sẽ bảo đảm cho các quyền con ngƣời của những ngƣời tham gia tố tụng trong vụ án đƣợc TA tuân thủ đúng pháp luật, mọi hành vi vi phạm quyền con ngƣời của những ngƣời tham gia tố tụng đƣợc xử lý kịp thời, nghiêm minh và đúng pháp luật. Để bảo đảm quyền con ngƣời của bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác, VKS sẽ kiểm sát việc tuân
theo pháp luật tố tụng hình sự của TA, HĐXX và cả những ngƣời tham gia tố tụng khác nhằm phát hiện các vi phạm pháp luật để yêu cầu, kiến nghị hoặc kháng nghị khắc phục, xử lý kịp thời. Bảo đảm quyền con ngƣời của bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác bằng hoạt động kiểm sát xét xử VAHS của VKSND chỉ trong phạm vi bảo đảm việc TA, HĐXX tuân thủ đúng pháp luật TTHS và việc giải quyết vấn đề dân sự hoặc án phí trong VAHS, cịn về tội phạm và hình phạt thuộc phạm vi thực hành quyền cơng tố. Có nghĩa là, VKS sẽ kiểm sát việc TA, HĐXX có tuân theo pháp luật TTHS, có xâm phạm quyền con ngƣời của bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác hay không. Nhƣ vậy, có thể đƣa ra khái niệm bảo đảm quyền con ngƣời bằng kiểm sát xét xử vụ án hình sự nhƣ sau: Bảo đảm quyền con người bằng kiểm sát hoạt động
xét xử VAHS của VKSND là một hình thức giám sát quyền lực Nhà nước, được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật nhằm giám sát, kiểm tra việc tuân theo pháp luật cả về hành vi tố tụng và quyết định tố tụng đối với hoạt động xét xử của những người tiến hành tố tụng của TA và những người tham gia tố tụng khi xét xử VAHS.