Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm quyền con người bằng hoạt động kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Việm Kiểm sát nhân dân (Trang 35 - 37)

động xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm quyền con người

VKS thực hiện hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp, trong đó kiểm sát xét xử VAHS là một hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tƣ pháp của VKS. Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử và hoạt động kiểm sát xét xử ln có mối quan hệ hữu cơ và chặt chẽ, tƣơng hỗ và bổ sung cho nhau; thực hành quyền cơng tố đƣợc hình thành, duy trì và khơng ngừng đƣợc hồn thiện là để bảo vệ các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của con ngƣời, và hoạt động kiểm sát xét xử chỉ có thể phát huy đƣợc hiệu quả và khi đƣợc song hành cùng chức năng

thực hành quyền công tố. Thực hành quyền cơng tố là hoạt động của VKS có phạm vi liên quan đến tội phạm và hình phạt hay cịn gọi là đảm bảo TA xét xử đúng quy định của BLHS (nội dung), còn kiểm sát xét xử là hoạt động liên quan đến bảo đảm TA xét xử tuân thủ đúng quy định của BLTTHS (hình thức). Cả hai chức năng này của VKS khi kết hợp cùng nhau sẽ hạn chế bỏ lọt tội phạm và hành vi phạm tội, làm oan ngƣời vô tội, đồng thời bảo đảm TA xét xử có căn cứ và đúng pháp luật. Có thể thấy rằng, để bảo đảm quyền con ngƣời của bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác khi xét xử VAHS, VKS phải kết hợp chặt chẽ hai chức năng này mới đảm bảo việc xét xử VAHS có căn cứ và hợp pháp, đồng thời hành chế đƣợc lạm dụng quyền lực và vi phạm quyền con ngƣời trong xét xử hình sự.

Chỉ có Viện kiểm sát là cơ quan có trách nhiệm tham gia xuyên suốt các giai đoạn tố tụng, nhất là trong giai đoạn xét xử, nên có điều kiện phát hiện vi phạm của cơ quan và ngƣời tiến hành tố tụng để kịp thời ngăn chặn, từ đó cho thấy hoạt động kiểm sát thực sự là cơ chế bảo đảm các quyền hợp pháp của con ngƣời [33, tr. 22]. Mặc dù, VKS có quyền hạn kiểm sát xét xử nhƣng khơng có nghĩa quyền hạn đó là tuyệt đối và khơng bị kiểm sốt. Luật tổ chức TAND và Luật tổ chức VKSND đã cụ thể hoá tinh thần “kiểm soát quyền lực” của Hiến pháp năm 2013 bằng việc quy định TAND cũng có quyền kiến nghị đối với hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của VKSND. Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định “khi có căn cứ cho rằng hành vi, quyết định của

Viện kiểm sát khơng có căn cứ, trái pháp luật, thì... Tịa án có quyền kiến nghị, yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân xem xét lại” [24, Điều 9, Khoản 2]. Đối

tƣợng bảo đảm quyền con ngƣời bằng hoạt động kiểm sát xét xử VAHS của VKS là việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của TA theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm trong quá trình xét xử các VAHS và việc tuân theo pháp luật của những ngƣời tham gia tố tụng.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng để bảo đảm quyền con ngƣời trong hoạt động xét xử VAHS, VKS phải bảo đảm đƣợc tính hợp pháp của hoạt động xét xử trên các khía cạnh sau: HĐXX phải đúng pháp luật TTHS quy định; thủ tục tố tụng trong hoạt động xét xử phải đƣợc chấp hành đúng pháp luật TTHS; việc điều tra xét hỏi tại phiên toà phải đúng pháp luật; ngƣời tham gia tố tụng phải đúng pháp luật về tƣ cách pháp lý, về trật tự phiên toà; bản án, quyết định của TA phải đƣợc đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm quyền con người bằng hoạt động kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Việm Kiểm sát nhân dân (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)