Thực trạng việc bảo đảm quyền con người bằng hoạt động kiểm sát xét xử theo thủ tục phúc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm quyền con người bằng hoạt động kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Việm Kiểm sát nhân dân (Trang 79 - 87)

kiểm sát xét xử theo thủ tục phúc thẩm

Trong 5 năm (từ năm 2010 đến năm 2014), VKS cấp phúc thẩm đã thụ lý kiểm sát xét xử theo thủ tục phúc thẩm đƣợc 82.377 vụ án/123.018 bị cáo và kiểm sát trực tiếp xét xử tại phiên tòa đƣợc 59.278 vụ/91.942 bị cáo. Cụ thể nhƣ sau: (Bảng 2.2)

Bảng 2.2. Số vụ và bị cáo Viện kiểm sát đã kiểm sát xét xử theo thủ tục phúc thẩm

Năm

Số thụ lý phải kiểm sát xét xử Số đã kiểm sát xét xử

Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo 2010 14.217 21.195 11.194 16.946 2011 16.356 24.099 11.903 18.102 2012 16.612 23.742 12.114 18.816 2013 17.585 26.876 12.318 19.524 2014 17.607 27.196 11.749 18.554

(Nguồn: Cục thống kê tội phạm – Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

Qua số liệu trên cho thấy, số lƣợng vụ án và bị cáo mà VKS thụ lý kiểm sát xét xử phúc thẩm đã tăng qua từng năm. Đáng lƣu ý là số vụ án, bị cáo VKS phải kiểm sát (đang thụ lý) tăng lên rõ rệt qua từng năm, nếu năm 2010 là 14.217 vụ/21.195 bị cáo, thì đến năm 2014 là 17.607 vụ/27.196 bị cáo. Số vụ án và bị cáo đã kiểm sát xét xử phúc thẩm (đã xét xử phúc thẩm) tăng, giảm không đồng điều giữa các năm, đặc biệt số vụ và bị cáo đã kiểm sát xét xử phúc thẩm năm 2013 tăng cao hơn so với các năm trƣớc và năm

Trong số vụ án và bị cáo mà TA đã xét xử phúc thẩm trên, có nhiều bản án cấp sơ thẩm có vi phạm pháp luật, ảnh hƣởng lớn đến quyền con ngƣời của bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác nhƣ ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự... đã đƣợc VKS kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm kịp thời góp phần rất lớn cùng TA cấp phúc thẩm khắc phục các thiếu sót, sai phạm của cấp sơ thẩm. Trong tổng số các vụ án và bị cáo TA cấp phúc thẩm đã thụ lý và đƣa ra xét xử trên, có nhiều trƣờng hợp qua kiểm sát xét xử tại phiên tòa và kiểm sát bản án VKS hai cấp phát hiện thấy có vi phạm pháp luật nên đã kháng nghị.

Từ năm 2010 đến năm 2014, VKSND đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đƣợc 8.504 bị cáo, số kháng nghị trên của VKS đã đƣợc TA đƣa ra xét xử 7.614 bị cáo, trong đó TA chấp nhận kháng nghị của VKS 5.490 bị cáo. Kết quả kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm từng năm nhƣ sau: (Bảng 2.3)

Bảng 2.3. Kết quả kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát hai cấp

Năm Viện kiểm sát kháng nghị Tòa án đã xét xử Tòa án chấp nhận Tỷ lệ (%)

Bị cáo Bị cáo Bị cáo Bị cáo

2010 1.568 1.451 912 63%

2011 1.586 1.329 1.002 75%

2012 1.898 1.709 1.187 69%

2013 1.678 1.552 1.114 72%

2014 1.774 1.573 1.275 81%

(Nguồn: Cục thống kê tội phạm - Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

Qua số liệu trên cho thấy, kết quả kháng nghị phúc thẩm đƣợc TAND chấp nhận đạt tỷ lệ từ 63% đến 81%. Tỷ lệ kháng nghị đƣợc TAND chấp nhận không đồng đều giữa các năm nhƣng nhìn chung năm sau có xu hƣớng cao hơn năm trƣớc, nếu năm 2010 tỷ lệ kháng nghị của VKS đƣợc TAND chấp nhận đạt 63%, thì đến năm 2014 tỷ lệ này 81%. Điều đó khẳng định rằng kết quả phát hiện vi phạm pháp luật trong hoạt động xét xử, để VKS kháng nghị nhằm

bảo đảm quyền con ngƣời đã phát huy đƣợc hiệu quả cao hơn qua từng năm. Nhƣ vậy, trong tổng số 91.942 bị cáo mà TA cấp phúc thẩm đã xét xử phúc thẩm, thì có 8.504 bị cáo do VKS kháng nghị, trong đó TA cấp phúc thẩm chấp nhận kháng nghị 5.490 bị cáo. Kết quả trên đã phản ánh phần nào hiệu quả bảo đảm quyền con ngƣời của VKS trong việc bảo đảm quyền con ngƣời.

Đáng chú ý là chất lƣợng kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp tỉnh đƣợc Tòa án chấp nhận ngày càng cao, năm 2010 đạt 70%; năm 2011 đạt 63%; năm 2012 đạt 77%; năm 2013 đạt 78%, năm 2014 đạt 83%. Đặc biệt năm 2012 số kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm do Viện kiểm sát cấp tỉnh đƣợc Tòa án chấp nhận tăng 14% so với cùng kỳ năm 2011; năm 2013 tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2012; năm 2014 tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2013. Số kháng nghị đƣợc Tòa án chấp nhận tuyên hủy án để xét xử lại do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự ngày càng cao nhƣ, vi phạm về việc chuyển, tách vụ án, khơng có luật sƣ tham gia bào chữa đối với vụ án mà mức cao nhất là tử hình, vi phạm về thành phần Hội đồng xét xử... Nếu năm 2010 là 124 bị cáo thì đến năm 2014 là 163 bị cáo [53].

Có những vi phạm pháp luật trong bản án của TA cấp sơ thẩm đƣợc VKS cùng cấp kháng nghị sau khi kiểm sát phát hiện thấy có vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, cũng có nhiều trƣờng hợp do VKS cấp trên trực tiếp kháng nghị, sau khi kiểm sát bản án thấy có vi phạm pháp luật. Điển hình nhƣ:

Vụ án: Lý Văn Trọng, phạm tội “Giết người” và “Cướp tài sản” ở Thái Nguyên. Bản án cấp sơ thẩm xác định không đúng ngƣời tham gia tố tụng (Tòa án cấp sơ thẩm xác định chị Trần Thị Ngọc là ngƣời đại diện hợp pháp của bị hại nhƣng giữa bị hại và chị Ngọc chƣa đăng ký kết hôn nên không đƣợc pháp luật công nhận là vợ chồng; bị hại có mẹ là bà Loan lại đƣợc Tịa án cấp sơ thẩm xác định là ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia vụ án). Do xác định không đúng tƣ cách tham gia tố tụng nên ảnh hƣởng đến

quyền kháng cáo của họ, xét thấy đây là vi phạm nghiêm trọng về tố tụng, do đó Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp đã kháng nghị phúc thẩm và đƣợc Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận và tuyên hủy án sơ thẩm để xét xử lại [47].

Thông qua hoạt động kiểm sát xét xử phúc thẩm, VKS cấp phúc thẩm đã phát hiện một số thiếu sót, vi phạm pháp luật của TA cấp sơ thẩm. Đã ban hành kiến nghị hoặc thông báo rút kinh nghiệm đối với TA cấp sơ thẩm có vi phạm pháp luật khi xét xử hoặc vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định sơ thẩm. Đồng thời, qua kiểm sát xét xử phúc thẩm đã phát hiện một số thiếu sót, vi phạm pháp luật trong xét xử phúc thẩm và trong cả bản án, quyết định của TA cấp phúc thẩm.

Từ năm 2010 đến năm 2014, Viện kiểm sát cấp phúc thẩm cả nƣớc đã ban hành đƣợc 1.383 kiến nghị yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm và Tòa án cấp sơ thẩm khắc phục vi phạm trong hoạt động xét xử hình sự. Năm 2010 là 82 kiến nghị; năm 2011 là 166 kiến nghị; năm 2012 là 256 kiến nghị; năm 2013 là 340 kiến nghị; năm 2014 là 539 kiến nghị [53].

Những vi phạm pháp luật đƣợc phát hiện và kiến nghị là áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khơng đúng; vi phạm thời hạn xét xử phúc thẩm; vi phạm trong việc ghi chép biên bản phiên tòa hoặc biên bản nghị án; vi phạm thời hạn giao hoặc gửi bản án cho bị cáo, ngƣời có liên quan đến vụ án v.v.. Đây là những vi phạm ảnh hƣởng đến quyền con ngƣời của bị cáo, ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, ngƣời bào chữa... trong xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, thông qua kiến nghị của VKS đã có tác động hiệu quả đến bảo đảm quyền con ngƣời.

Chỉ tính riêng Viện phúc thẩm 2 ở Đà Nẵng, trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2013 đã ban hành 92 bản kiến nghị yêu cầu Tòa án cấp tỉnh

khắc phục vi phạm trong xét xử sơ thẩm hình sự. Đó là các kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm quy định tại Điều 207, Điều 209, Điều 210 Bộ luật tố tụng hình sự (việc xét hỏi của Hội đồng xét xử quá sơ sài, không làm rõ những tình tiết chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo. Không thực hiện việc hỏi riêng từng bị cáo mà xét hỏi chung một lần bằng một câu hỏi đối với nhiều bị cáo; kiến nghị vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 199, khoản 1 Điều 222, Điều 224 và tiểu mục 1.4 mục 1 phần IV Nghị quyết số: 04/2004/NQ – HĐTP, ngày 05/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (biên bản nghị án không thể hiện việc thảo luận, quyết định và biểu quyết về điều luật áp dụng, mức hình phạt đối với bị cáo, không biểu quyết các vấn đề khác nhƣ trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí hoặc ghi thiếu điều kiện áp dụng (trong bản án áp dụng). Biên bản nghị án biểu quyết không đúng quy định nhƣ, không biểu quyết đối với từng vấn đế một, nghị án phần chƣa đƣợc thẩm tra tại phiên tòa và ghi sai tên bị cáo khi biểu quyết về mức hình phạt. Phần quyết định của bản án sơ thẩm và biên bản nghị án không ghi điều luật áp dụng về trách nhiệm dân sự, ghi phần bồi thƣờng về dân sự không đúng với biên bản nghị án [45, tr. 5 - 9].

Có trƣờng hợp bản án có vi phạm về án phí, vi phạm đó đã đƣợc kiến nghị kịp thời để yêu cầu TA khắc phục. Qua kiểm sát xét xử phúc thẩm, Viện phúc thẩm 2 tại Đà Nẵng phát hiện nhiều vi phạm của Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án về án phí. Đã ban hành 09 bản kiến nghị đối với Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh yêu cầu khắc phục vi phạm trong hoạt động xét xử nhƣ, không buộc ngƣời ngƣời bị kết án chịu án phí hình sự theo quy định tại Điều 99 Bộ luật tố tụng hình sự; khơng buộc bị cáo phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong trƣờng hợp Tịa án tun buộc bị cáo có nghĩa vụ cấp dƣỡng hàng tháng, vi phạm Điều 14 Nghị quyết số 01/2012/NQ - HĐTP ngày 13/6/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; buộc bị cáo phải chịu án phí cao hơn

Vi phạm trong xét xử cấp phúc thẩm rất đa dạng, ảnh hƣởng đến quyền con ngƣời của bị cáo, ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và của ngƣời tham gia tố tụng khác nhƣ ngƣời làm chứng, ngƣời bào chữa... Đối với bị cáo, có thể nhận thấy dạng vi phạm giới hạn xét xử phúc thẩm thƣờng phổ biến nhƣ:

Vụ án Nguyễn Minh Quốc, phạm tội “Trộm cắp tài sản” xảy ra ở thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Cấp sơ thẩm chỉ xét xử và tuyên phạt bị cáo, phạm tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự. Sau khi xét xử sơ thẩm, chỉ có bị cáo Quốc kháng cáo xin hƣởng án treo nhƣng cấp phúc thẩm xét xử và tuyên phạt bị cáo Quốc theo quy định tại khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự là vi phạm nghiêm trọng khoản 3 Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (làm xấu đi tình trạng của bị cáo) [38].

Qua kiểm sát xét xử phúc thẩm phát hiện thấy, không chỉ riêng quyền con ngƣời của bị cáo bị ảnh hƣởng mà quyền con ngƣời của ngƣời tham gia tố tụng khác nhƣ ngƣời bị hại, ngƣời nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự cũng bị ảnh hƣởng. Phổ biến là TA cấp phúc thẩm đã xác định tƣ cách ngƣời tham gia tố tụng không đúng với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Vụ án Triệu Văn Tùng cùng đồng phạm, bị xét xử về tội “Vi phạm các

quy định về khai thác và bảo vệ rừng”, xảy ra ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

TA cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm vi phạm khi xác định Vƣờn quốc gia Ba Bể tham gia tố tụng với tƣ cách ngƣời bị hại là không đúng quy định tại Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự mà phải là nguyên đơn dân sự theo quy định tại Điều 52 Bộ luật tố tụng hình sự. Từ sai lầm này dẫn đến Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận xét xử theo đơn kháng cáo của Vƣờn quốc gia Ba Bể đề nghị tăng hình phạt đối với các bị cáo (sửa án treo ở bản án cấp sơ thẩm thành tù giam ở cấp phúc thẩm) là trái quy định tại Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Vì theo quy định trên thì, ngun đơn dân sự chỉ có quyền kháng cáo

phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thƣờng thiệt hại. Ngoài ra Hạt trƣởng Hạt kiểm lâm huyện Ba Bể đã là ngƣời tiến hành tố tụng (khởi tố vụ án, bị can) nhƣng khi đƣợc Vƣờn quốc gia Ba bể ủy quyền tham gia phiên tòa phúc thẩm là ngƣời bị hại lại đƣợc Tòa án cấp phúc thẩm đồng ý là không đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự [38].

Nhiều trƣờng hợp, VKS đã kháng nghị phúc thẩm để bảo đảm vụ án đƣợc xét xử đúng pháp luật nhƣng TAND cấp phúc thẩm đã không chấp nhận kháng nghị và tuyên ý án sơ thẩm. Cho nên VKS tiếp tục kháng nghị giám đốc thẩm và đƣợc Hội đồng giám đốc thẩm chấp nhận kháng nghị của VKS, tuyên hủy án phúc thẩm và sơ thẩm để xét xử lại từ đầu do không đúng pháp luật hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Vụ án Phan Chí Lộc và Nguyễn Thị Hòa, phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại tỉnh Quảng Trị. Tòa án cấp sơ thẩm tỉnh Quảng Trị tuyên bố Lộc và Hòa, phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tuyên hình phạt tù cùng bồi thƣờng dân sự, án phí sơ thẩm. Tuy nhiên, Tịa phúc thẩm - Tòa án nhân dân Tối cao tại thành phố Đà Nẵng lại hủy án để điều tra lại. Sau khi điều tra lại, vụ án đƣợc đƣa ra xét xử, ngày 29/9/2010 Tòa án tỉnh Quảng Trị tuyên bố bị cáo Lộc và Hịa khơng phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (bản án số: 20/2010/HSST). Bản án cấp sơ thẩm bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị kháng nghị phúc thẩm. Tại bản án hình sự phúc thẩm số:139/2011/HSPT, ngày 05/4/2011, Tòa phúc thẩm - Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên các quyết định tại bản án sơ thẩm số: 20/2010/HSST, ngày 29/9/2010. Sau khi có kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ngày 22/7/2013 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát hủy hai bản án phúc thẩm và sơ thẩm trên [46].

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong việc bảo đảm quyền con ngƣời bằng kiến nghị, kháng nghị phúc thẩm, thì cơng tác này vẫn cịn hạn chế, tồn tại. Có nhiều vụ án xét xử có vi phạm pháp luật nhƣng đã không đƣợc phát hiện hoặc phát hiện đƣợc nhƣng không kháng nghị phúc thẩm kịp thời, có vụ án có vi phạm qua kiểm sát phát hiện thấy cần phải kháng nghị phúc thẩm thì lại ban hành kiến nghị u cầu Tịa án khắc phục vi phạm. Chẳng hạn vụ án Lê Thế Hùng, phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy” biên bản nghị án đều biểu quyết 10 năm tù nhƣng bán án giao cho bị cáo, Viện kiểm sát chỉ 8 năm tù [41]. Số lƣợng vụ án bị cải sửa, hủy án ở cấp phúc thẩm do có kháng nghị của VKS vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với kháng cáo của bị cáo, ngƣời bị hại v.v… Số lƣợng kháng nghị giám đốc thẩm vẫn cao do không kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Số kháng nghị của VKS bị TA cấp phúc thẩm bác kháng nghị vẫn chiếm tỷ lệ cao. “Tỷ lệ kháng được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận thường chỉ chiếm khoảng 65%... Một số Viện kiểm sát cấp huyện hoặc cấp tỉnh trong nhiều năm liền khơng có kháng nghị phúc thẩm” [29, tr. 5]. Nội

dung một số kháng nghị chƣa xác định chính xác những vi phạm pháp luật của bản án hoặc quyết định làm căn cứ để kháng nghị, còn đề cập chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm quyền con người bằng hoạt động kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Việm Kiểm sát nhân dân (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)