Thực trạng việc bảo đảm quyền con người bằng hoạt động kiểm sát xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm quyền con người bằng hoạt động kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Việm Kiểm sát nhân dân (Trang 87 - 95)

kiểm sát xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm

Trong thời gian 5 năm qua (từ năm 2010 đến năm 2014), VKS cấp giám đốc thẩm đã thụ lý kiểm sát xét xử đƣợc 1.102 vụ án/1.905 bị cáo và kiểm sát trực tiếp xét xử tại phiên tòa đƣợc 862 vụ/1.538 bị cáo. Cụ thể nhƣ sau: (Bảng 2.4)

Bảng 2.4. Số vụ và bị cáo Viện kiểm sát đã kiểm sát xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm

Năm

Số thụ lý phải kiểm sát xét xử Số đã kiểm sát xét xử

Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo 2010 148 251 140 246 2011 216 372 148 281 2012 193 291 140 209 2013 288 505 226 426 2014 257 486 208 376

(Nguồn: Cục thống kê tội phạm - Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

Qua số liệu trên cho thấy, số lƣợng vụ án và bị cáo VKS đã kiểm sát từng năm tăng, giảm khác nhau, đặc biệt là năm 2013 án giám đốc thẩm VKS đã kiểm sát việc thụ lý chiếm số lƣợng cao nhất 288 vụ/505 bị cáo, đã kiểm sát xét xử tại phiên tịa 226 vụ/426 bị cáo. Do đó, về cơ bản hoạt động kiểm sát xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm đã phát hiện đƣợc một số vi phạm pháp luật có tính chất rất nghiêm trọng ảnh hƣởng tiêu cực đến quyền con ngƣời nói chung và quyền con ngƣời của riêng bị cáo, ngƣời tham gia tố

Trong số vụ và bị cáo mà TA cấp giám đốc thẩm thụ lý và đã xét xử trên, thì số bị cáo do VKS kháng nghị theo số liệu từ Cục thống kê tội phạm - VKSNDTC, trong thời gian 5 năm (từ năm 2010 đến năm 2014), VKSND đã ban hành kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đƣợc 830 bị cáo, TA đã xét xử 768 bị cáo, chấp nhận kháng nghị của VKS 658 bị cáo. Cụ thể nhƣ sau: (Bảng 2.5)

Bảng 2.5. Kết quả kháng nghị giám đốc thẩm của Viện kiểm sát

Năm Viện kiểm sát kháng nghị Tòa án đã xét xử Tòa án chấp nhận Tỷ lệ (%)

Bị cáo Bị cáo Bị cáo Bị cáo

2010 120 112 106 95%

2011 172 154 135 88%

2012 118 114 88 77%

2013 234 230 204 89%

2014 186 158 125 79%

(Nguồn: Cục thống kê tội phạm - Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

Có thể nhận thấy số kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tăng, giảm không đều giữa các năm. Nếu năm 2010 số kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của VKS là 120 bị cáo, thì năm 2012 lại giảm chỉ cịn 118, đến năm 2013 tăng lên 214 và 2014 giảm chỉ còn 186 bị cáo. Tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm đƣợc TA chấp nhận tăng, giảm khơng đồng đều nhƣng có xu hƣớng giảm, nếu năm 2010 đạt 95% thì đến năm 2014 chỉ đạt 79%. Tuy nhiên, nhìn chung số kháng nghị đƣợc TA chấp nhận vẫn ở mức trung bình trên 70%, đây là mức cao so với chỉ tiêu đề ra hàng năm. Từ kết quả trên, cho thấy cịn tồn tại khơng ít vi phạm pháp luật ở cấp xét xử trƣớc đó, đồng thời cho thấy vai trị và chất lƣợng của kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND trong việc bảo đảm quyền con ngƣời. Nhƣ vậy, trong tổng số 1.538 bị cáo TA cấp giám đốc thẩm đã xét xử, thì có 830 bị cáo do VKS kháng nghị, TA chấp nhận 658 bị cáo.

Ở thủ tục xét xử giám đốc thẩm, qua kiểm sát xét xử đã phát hiện thấy khơng ít vi phạm quyền con ngƣời của bị cáo, ngƣời tham gia tố tụng khác nhƣ ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, thậm chí vi phạm quyền con ngƣời của ngƣời bào chữa.

Vụ án Đặng Quang Bân, phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại

nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước”, ở tỉnh Thái Nguyên. Tòa án cấp phúc

thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khi thụ lý đơn kháng cáo của nguyên đơn dân sự (có nội dung kháng cáo về phần hình phạt đối với bị cáo Bân) và đƣa vụ án ra xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Theo quy định tại Điều 52 và Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, thì nguyên đơn dân sự chỉ có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về phần bồi thƣờng bồi thƣờng thiệt hại. Qua kiểm sát bản án phúc thẩm, Viện kiểm sát cấp giám đốc thẩm đã kháng nghị và đƣợc Tòa án cấp giám đốc thẩm chấp nhận, tuyên hủy án phúc thẩm [44].

Khi xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm tại phiên tòa, các vi phạm của TA cấp dƣới rất đa dạng nhƣng chủ yếu vi phạm khi áp dụng BLHS, BLTTHS và các dạng vi phạm đó đều cần thiết phải giải quyết ở thủ tục giám đốc thẩm mới sửa chữa, khắc phục đƣợc. Phần lớn vi phạm pháp luật bị kháng nghị đƣợc TA cấp giám đốc thẩm chấp nhận và ra quyết định hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại chiếm khoảng 80%; số lƣợng quyết định hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án là rất ít; số lƣợng quyết định giám đốc thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật chiếm khoản 20% đến 30%. Thực trạng bảo đảm quyền con ngƣời qua kiểm sát xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm cho thấy, khác với thủ tục ở phúc thẩm, thực tiễn xét xử giám đốc thẩm tại phiên tịa rất ít khi có sai lầm, vi phạm pháp luật làm ảnh hƣởng đến quyền con ngƣời. Tuy nhiên,

qua xét xử giám đốc thẩm lại phát hiện có nhiều thiếu sót, vi phạm pháp luật ở bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TA cấp dƣới. “Tình trạng xét xử án hình sự sai vẫn cịn diễn ra khiến cho bản án, quyết định có hiệu lực bị hủy, sửa vẫn tồn tại, năm 2010 án hình sự bị hủy 0,75%, bị sửa 5,1%; năm 2011 án hình sự bị hủy 0,5%, bị sửa 4,8%; năm 2012 án hình sự bị hủy là 0,5%, bị sửa là 4,9%” [31]. Khi kiểm sát xét xử giám đốc thẩm,

VKS cấp giám đốc thẩm có thể kiến nghị khi mới thụ lý hồ sơ vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm; hoặc có thể kiến nghị khi phát hiện vi phạm pháp luật tại phiên tòa giám đốc thẩm; ngồi ra, có thể kiến nghị bản án hoặc quyết định của TA cấp dƣới đã có hiệu lực có vi phạm pháp luật khi tiếp nhận đơn, thƣ đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm nhƣng xét thấy chƣa đủ căn cứ để kháng nghị (tức là chƣa thụ lý giám đốc thẩm). Ngƣời có thẩm quyền tố tụng trong cơ quan VKS cấp giám đốc thẩm có quyền ban hành các kiến nghị yêu cầu TA đã xét xử giám đốc thẩm khắc phục vi phạm hoặc kiến nghị đối với TA cấp dƣới đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm khắc phục vi phạm. Riêng năm 2014, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự - VKSNDTC đã “ban hành 11 bản kiến nghị đối với Tòa án về việc Tòa án cấp

sơ thẩm và cấp phúc thẩm áp dụng pháp luật khơng chính xác” [53]. Thủ tục

giám đốc thẩm tại phiên tòa hầu nhƣ ít xảy ra vi phạm pháp luật. Do đó, nhìn chung VKS khơng có kiến nghị về vi phạm pháp luật trong xét xử giám đốc thẩm mà chỉ kiến nghị đối với các TA cấp dƣới đã xét xử vụ án (nếu có vi phạm pháp luật hoặc thiếu sót, có sai lầm khác). Tuy nhiên, vẫn có vi phạm của TA theo thủ tục giám đốc thẩm, điển hình nhƣ TA cấp giám đốc thẩm vi phạm phổ biến về thời hạn giám đốc thẩm.

Số án đƣợc giải quyết đúng hạn luật định chiếm 83%, quá hạn luật định chiếm 17%... Nhiều vụ án quá hạn luật định rất lâu mới giải quyết nhƣ: Vụ Vũ Hồng Anh, Chánh án Tịa án nhân dân tối cao kháng nghị ngày 30/8/2004,

đến ngày 01/8/2006 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mới tiến hành giám đốc thẩm; vụ án Nguyễn Quang Ký, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị ngày 06/9/2007, đến ngày 14/5/2008 Tịa hình sự Tịa án nhân dân tối cao mới tiến hành giám đốc thẩm… Một số vụ án kháng nghị theo hƣớng có lợi cho ngƣời bị kết án nhƣng TA vẫn để quá hạn, ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời bị kết án. Điển hình nhƣ: ngày 28/8/2007, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị bản án hình sự sơ thẩm số: 08/HSST, ngày 13/01/2004 của Tòa án nhân dân Quận 6 (Thành phố Hồ Chí Minh) với lý do khi phạm tội bị cáo chƣa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Đến ngày 25/01/2008 (4 tháng 27 ngày), Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh mới tiến hành giám đốc thẩm, hủy án trên để điều tra lại... Ngày 07/11/2005, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm theo hƣớng tuyên bố Vũ Kiều Trinh khơng phạm tội và đình chỉ vụ án, nhƣng đến ngày 18/4/2006 (5 tháng 11 ngày), Tịa hình sự - Tịa án nhân dân tối cao mới giám đốc thẩm, ra quyết định chấp nhận kháng nghị [34, tr. 33].

Hầu hết các vi phạm pháp luật đều chƣa đến mức phải kháng nghị mà chỉ kiến nghị hoặc thông báo rút kinh nghiệm đối với TA đã xét xử để bảo đảm quyền con ngƣời khi xét xử vụ án khác về sau. Các vi phạm pháp luật dẫn tới phải kiến nghị khắc phục vi phạm trong hoạt động kiểm sát theo thủ tục giám đốc thẩm bao gồm cả pháp luật hình sự, pháp luật TTHS và các quy định pháp luật khác có liên quan đến vụ án. Bản án có vi phạm pháp luật tố tụng thƣờng là vi phạm trong việc xác định sai tƣ cách tham gia tố tụng; bản án phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung nhƣng lại không chuyển hồ sơ cho VKSND để điều tra lại theo thủ tục chung; bản án có vi phạm về giới hạn xét xử v.v…

tố tụng hình sự về phạm vi xét xử phúc thẩm (vụ Trần Hữu Điềm, Trần Ngọc Duy phạm tội “Cướp tài sản” ở tỉnh Quảng Nam; Vi phạm Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về giới hạn của việc xét xử nhƣ, vụ Phạm Văn Chuyên phạm tội “Trộm cắp tài sản” ở huyện Krông Ana, Đắk Lắk, Viện kiểm sát truy tố Chuyên về tội danh trên, nhƣng Tòa án lại tuyên hai tội là “Trộm cắp tài sản” và tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”; một số bản án có vi phạm pháp luật nhƣng án văn khơng đƣợc gửi đến Viện kiểm sát theo quy định, khi có đơn khiếu nại, Viện kiểm sát nhân dân tối cao rút hồ sơ thì Tịa án không gửi hồ sơ hoặc giữ hồ sơ đến khi gần hết hạn kháng nghị theo hƣớng tăng nặng mới gửi, khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhận đƣợc hồ sơ thì đã hết thời hạn kháng nghị [53].

Các dạng vi phạm trên cho thấy không chỉ tác động rất lớn đến quyền con ngƣời của bị cáo và ngƣời tham gia tố tụng khác, nhƣ ngƣời bị hại... mà còn tạo ra sự không thống nhất trong áp dụng pháp luật. Vi phạm đó ảnh hƣởng đến quyền con ngƣời của bị cáo là quyền đƣợc bảo đảm xét xử không chậm trể (đúng thời hạn luật định) và quyền của ngƣời tham gia tố tụng khác nhƣ ngƣời bị hại là đƣợc bồi thƣờng thiệt hại. Điển hình nhƣ:

Vụ án Đỗ Hoa và đồng phạm, bị xét xử về tội “Phá hủy cơng trình,

phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia” và tội “Trộm cắp tài sản”, xảy ở

huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi năm 2009. Ngày 22/3/2010, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự - Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, yêu cầu khắc phục vi phạm trong việc Tòa án cấp phúc thẩm tỉnh Quảng Ngãi xét xử phúc thẩm đã tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung nhƣng trong bản án phúc thẩm lại không quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có thẩm quyền để điều tra lại theo quy định của pháp luật. Do đó Viện kiểm sát cấp sơ thẩm khơng có hồ sơ vụ án để điều tra lại vụ án là vi

phạm nghiêm trọng điểm c khoản 2 Điều 248 và đoạn 1 khoản 5 Điều 250 Bộ luật tố tụng hình sự. Xét thấy, không cần thiết phải kháng nghị mà chỉ cần kiến nghị có thể khắc phục đƣợc [40].

Về áp dụng pháp luật khác gồm có các dạng vi phạm nhƣ, vi phạm về áp dụng pháp luật dân sự trong vụ án hình sự về bồi thƣờng thiệt hại thiếu chính xác v.v… Vi phạm dạng này thƣờng tác động đến không chỉ ảnh hƣởng quyền con ngƣời của bị cáo mà còn ảnh hƣởng đến quyền con ngƣời của ngƣời bị hại, ngƣời đại diện hợp pháp của bị cáo... Điển hình là: Vụ án Trịnh Thị Tuyết Vy, sinh ngày 08/02/1996, có hành vi dùng dao đâm chết ngƣời xảy ra ở tỉnh Ninh Thuận năm 2013. Ngày 24/3/2014, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự - Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị đối với Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận yêu cầu khắc phục vi phạm trong giải quyết án hình sự sơ thẩm vụ án trên. Vì có sai lầm trong việc xác định năng lực bồi thƣờng dân sự. Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã buộc bố, mẹ đẻ của bị cáo Vy có trách nhiệm liên đới với bị cáo bồi thƣờng cho đại diện hợp pháp của bị hại số tiền 26.300.000 đồng (tiền mai táng phí); buộc bố, mẹ của bị cáo Vy nộp án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch là 1.315.000 đồng là không đúng với quy định của pháp luật. Bởi vì đoạn 2 khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự quy định “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt

hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi thường, thì cha, mẹ phải bồi thường phần cịn thiếu bằng tài sản của mình”

và đoạn 3 điểm 3.1 Điều 3 Nghị quyết số 03/2006/NQ - HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn về năng lực bồi thƣờng thiệt hại: “Trong trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 2

Điều 606 Bộ luật dân sự thì người gây thiệt hại là bị đơn dân sự và cha, mẹ của người gây thiệt hại là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Trong vụ

là bị đơn trong việc bồi thƣờng mà chỉ là ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nên việc Tòa án cấp sơ thẩm tuyên nhƣ vậy là không đúng [48].

Một số trƣờng hợp Tòa án cấp giám đốc thẩm, tái thẩm chƣa thực hiện đầy đủ những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về việc triệu tập những ngƣời tham gia tố tụng đến phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm… Hầu nhƣ Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm của Tịa án các cấp khơng triệu tập ngƣời bị kết án, ngƣời bào chữa, cũng nhƣ ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa. Điều này rõ ràng ảnh hƣởng đến việc xem xét toàn diện, khách quan vụ án [35, tr. 2].

Có thể nhận thấy, hoạt động kiểm sát xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm đã góp phần khắc phục đƣợc những thiếu sót, sai lầm, các vi phạm pháp luật ảnh hƣởng đến quyền con ngƣời mà qua xét xử ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã tồn tại khi áp dụng pháp luật.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, vẫn còn tồn tại một số hạn chế khi kiểm sát xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm là việc phát hiện các vi phạm khi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm quyền con người bằng hoạt động kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Việm Kiểm sát nhân dân (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)