sự năm 1988
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành cơng, đất nƣớc ta đứng trƣớc rất nhiều khó khăn thách thức, thù trong, giặc ngoài. Để xây dựng một chính quyền dân chủ của nhân dân, thì cùng với việc tổ chức các cơ quan nhà nƣớc khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký các sắc lệnh để bảo vệ quyền quyền tự do, dân chủ của công dân. Nhƣ Sắc lệnh số: 33c/SL ngày 13/9/1945 thành lập các TA quân sự ở ba miền Bắc, Trung, Nam để xét xử tất cả các những ngƣời nào phạm vào tội xâm phạm đến nền độc lập của nƣớc Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Sắc lệnh đã quy định các nguyên tắc nền tảng có liên quan đến bảo đảm quyền con ngƣời nhƣ: xét xử là công khai (Điều VI); bảo đảm quyền tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa; ngồi xử có Chánh án và hai Hội thẩm; đứng buộc tội là một Ủy viên quân sự hay một Ủy viên của ban trinh sát (Điều V). Đây là lần đầu tiên cơ quan Công tố đƣợc xác định bằng một văn bản pháp luật của Nhà nƣớc. Sắc lệnh còn quy định trách nhiệm của TA phải giải thích cho ngƣời bị kết án tử hình đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nƣớc (Điều III)…
Ngày 26/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số: 37 quy định thẩm quyền theo lãnh thổ các TA quân sự. Ngoài việc bảo đảm quyền con ngƣời bằng TA quân sự, thì yêu cầu bảo vệ quyền con ngƣời bằng TA thƣờng cũng đƣợc quy định ở Sắc lệnh số: 13/SL ngày 24/01/1946 về việc tổ chức TA và các ngạch Thẩm phán (trong đó có thẩm phán buộc tội), đồng thời quy định “ông Biện lý (công tố), bị can và nguyên đơn có quyền chống án
lên Tịa thượng thẩm” [30, tr. 3].
Trƣớc yêu cầu của cách mạng và nhu cầu dân quyền, Hiến pháp năm 1946 đã đƣợc Quốc hội thông qua ngày 09/11/1946. Bản Hiến pháp đầu tiên của nƣớc ta đã quy định nhiều chế định liên quan đến bảo vệ quyền con ngƣời, trong đó đáng chú ý là trong hoạt động xét xử án hình sự. Hiến pháp quy định TA xét xử công khai, trừ trƣờng hợp đặc biệt (Điều 67).
Ngày 29/6/1958 Quốc hội có Nghị quyết thành lập Viện cơng tố, Viện công tố độc lập trực thuộc Chính phủ. Đến ngày 01/07/ 1959, Nghị định số: 256 - TTg quy định về nhiệm vụ và tổ chức của Viện cơng tố. Theo đó khoản 3 Điều 1 Nghị định nêu rõ nhiệm vụ của Viện công tố là “Giám sát việc chấp
hành pháp luật trong việc xét xử của các Toà án”, và thành lập cơ cấu tổ chức
của Viện công tố nhƣ thành lập Vụ giám sát xét xử và các vụ, phòng nghiệp vụ.
“Theo Nghị định thì nhiệm vụ của Viện cơng tố là kiểm sát việc tuân thủ và chấp hành pháp luật Nhà nước… bảo vệ lợi ích của công dân… giám sát việc chấp hành pháp luật trong việc xét xử của các Tòa án” [12, tr. 23]. Để đáp ứng
yêu cầu của công cuộc cải cách bộ máy Nhà nƣớc và bảo đảm quyền con ngƣời, Quốc hội nƣớc Việt Nam dân chủ Cộng hịa đã thơng qua Hiến pháp mới, thay thế Hiến pháp năm 1946. Hiến pháp năm 1959 quy định tổ chức lại các cơ quan Nhà nƣớc, trong đó có việc xác định nhiệm vụ của VKSND.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nƣớc Việt Nam dân chủ Cộng hòa kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc
Hội đồng Chính phủ, cơ quan nhà nƣớc địa phƣơng, các nhân viên cơ quan Nhà nƣớc và công dân. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phƣơng và Viện kiểm sát quân sự có quyền kiểm sát trong phạm vi do luật định [16].
Tƣ tƣởng bảo đảm quyền con ngƣời đƣợc thể hiện bằng quy định nhƣ: mọi cơng dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật; nguyên tắc xét xử công khai v.v... Thể chế hóa Hiến pháp năm 1959, ngày 26/7/1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh số: 20/L - CTN công bố Luật tổ chức VKSND. Để quyền con ngƣời đƣợc bảo đảm trong thực tế, Điều 2, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 Luật tổ chức VKSND năm 1960 quy định:
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật làm cho pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế dân chủ nhân dân đƣợc giữ vững. Mục đích của việc kiểm sát là bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, trật tự xã hội, tài sản cơng cộng và những quyền và lợi ích hợp pháp khác của cơng dân, góp phần bảo đảm cho cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và sự nghiệp đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nƣớc nhà đƣợc tiến hành thắng lợi; kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cùng cấp và dƣới một cấp. Riêng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp nếu thấy các bản án hoặc quyết định này có sai lầm [17].
Năm 1980 Hiến pháp lần thứ ba của nƣớc ta ra đời, tƣ tƣởng bảo vệ quyền con ngƣời đƣợc kế thừa và phát triển hơn ở nhiều chế định, trong đó có chế định VKSND. Đó là tƣ tƣởng bảo đảm quyền con ngƣời liên quan đến giám sát TTHS đƣợc giao cho VKS thực hiện. Cụ thể hoá tƣ tƣởng bảo đảm quyền con ngƣời trong Hiến pháp, ngày 04/7/1981 Quốc hội khóa VII đã thông qua Luật tổ chức VKSND (sau đó đƣợc sửa đổi bổ sung vào năm 1989). Để làm cơ sở cho VKS bảo đảm quyền con ngƣời qua kiểm sát xét xử
VAHS, Điều 13 Luật tổ chức VKSND quy định, thẩm quyền khi thực hiện cơng tác kiểm sát xét xử án hình sự của VKSND.
Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án hoặc quyết định sơ thẩm chƣa có hiệu lực pháp luật của Tịa án nhân dân cùng cấp và dƣới một cấp, khi thấy có vi phạm pháp luật. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp dƣới, khi thấy có vi phạm pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị các bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án nhân dân các cấp theo thủ tục giám đốc thẩm khi thấy có vi phạm pháp luật hoặc theo thủ tục tái thẩm khi thấy có tình tiết mới [18].
Nhƣ vậy, có thể thấy trong giai đoạn này, mặc dù chƣa có BLTTHS nhƣng nhiệm vụ bảo đảm quyền con ngƣời trong TTHS dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đƣợc đặt ra. Trong đó phải kể đến nhiệm vụ bảo đảm quyền con ngƣời bằng hoạt động kiểm sát xét xử VAHS của VKSND. Các yêu cầu và tƣ tƣởng bảo đảm quyền con ngƣời đƣợc thể hiện nhất quán trong các bản Hiến pháp và các Luật tổ chức VKSND, Luật tổ chức TAND… ngày càng rộng hơn, cụ thể và đáp ứng đòi hỏi của nhân dân hơn. Cơng tác kiểm sát xét xử hình sự vừa tích cực hỗ trợ ngành TA phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo đảm quyền con ngƣời tốt hơn nhằm chống oan, sai, vi phạm thủ tục tố tụng xâm phạm đến quyền con ngƣời, đồng thời là cơ sở quan trọng để quyền con ngƣời đƣợc quan tâm hoàn thiện hơn trong giai đoạn sau này.