Hiệp định Sở hữu trí tuệ Việt Nam Thụy Sĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sử hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về quyền sử hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực (Trang 79 - 81)

Sau gần 2 năm chuẩn bị về nội dung, Hiệp định được ký ngày 7/7/1999 tại Hà Nội. Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ 8/6/2000.

Hiệp định gồm 9 điều và 2 phụ lục với nội dung tóm tắt như sau:

Điều 1: Hai bên cam kết bảo hộ thỏa đáng và có hiệu quả theo nguyên tắc có đi

có lại (không phân biệt) các quyền SHTT để qua đó góp phần thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai nước cũng như mở rộng thương mại thế giới. Các đối tượng SHTT cần phải được bảo hộ là : quyền tác giả; các quyền kế cận bao gồm cả chương trình máy tính và cơ sở dữ liệu; nhãn hiệu hàng hóa; chỉ dẫn địa lý bao gồm cả tên gọi xuất xứ; kiểu dáng công nghiệp; sáng chế; giống cây; thiết kế bố trí mạch tích hợp; thông tin bí mật và các đối tượng khác được pháp luật của mỗi Bên ký kết bảo hộ.

Điều 2: Hai Bên cam kết thi hành các nghĩa vụ đã được nêu trong một số Điều

ước quốc tế mà hai Bên cùng là thành viên. Đối với một số Hiệp ước quốc tế mà một trong hai Bên chưa phải là thành viên thì Bên đó phải tiến hành việc tham gia trước ngày 1 tháng 1 năm 2002. (Đối với Việt Nam đó là Hiệp định TRIPS, Công ước Berne, Công ước Rome, Công ước UPOV). Theo đề nghị của một trong các Bên, thời hạn này có thể được xem xét lại phụ thuộc vào tiến trình gia nhập các tổ chức quốc tế, đặc biệt là WTO.

Ngoài ra, mỗi Bên phải cố gắng để tham gia các Hiệp ước đa phương khác do WIPO quản lý (đối với Việt Nam đó là Thoả ước Lahay về đăng ký quốc tế KDCN, Thỏa ước Madrid về Chống các chỉ dẫn giả mạo hoặc lừa dối về nguồn gốc hàng hóa, Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu, Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hóa, Hiệp ước Budapest).

Điều 3: Hai Bên cam kết bảo đảm bảo hộ SHTT phù hợp với các quy định được nêu trong Hiệp định TRIPS của WTO.

Điều 4: Hai Bên cam kết sẽ dành cho công dân của nhau nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc trong lĩnh vực SHTT.

Điều 5: Hiệp định sẽ có hiệu lực trên cả lãnh thổ Công quốc Liechtenstein.

Điều khoản trên phản ánh thể chế pháp lý hiện hành giữa Thụy Sĩ và Liechtenstein. Căn cứ Hiệp ước về Hiệp hội Hải quan ngày 29 tháng 3 năm 1923, năm 1976 hai nước đã ký một Hiệp ước về Sáng chế. Theo Hiệp ước, một bằng sáng chế được cấp ở một trong hai nước sẽ có hiệu lực ở cả hai nước. Đó chính là nguyên nhân càn phải được Điều 5 vào Hiệp định.

Điều 6: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp: Các tranh chấp phát sinh giữa các Bên liên quan đến áp dụng các điều trong Hiệp định sẽ được giải quyết thông qua đường ngoại giao.

Điều 7: Nguyên tắc hợp tác cùng có lợi và cách tổ chức thực hiện việc hợp tác

thông qua một Chương trình hợp tác đặc biệt - Special Programme for Cooperation (SPC) do Thuỵ Sĩ tài trợ nhằm hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực của hệ thống SHTT để đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là các quy định được đề cập trong Hiệp định TRIPS của WTO.

Điều 8: Quy định việc trao đổi ý kiến về hợp tác giữa hai Bên trong khi triển

khai Chương trình SPC

Điều 9: Hiệu lực của Hiệp định: Hiệp định không quy định thời hạn kết thúc mà

chỉ đề cập là mỗi Bên có thể chấm dứt Hiệp định bằng cách thông báo bằng văn bản cho Bên kia.

Chương trình (SPC) do Thuỵ Sĩ tài trợ sẽ hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây: - Hoàn thiện khung pháp luật về SHTT để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế,

đặc biệt là các quy định của Hiệp định TRIPS - WTO;

- Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý và thực thi quyền SHTT;

- Hỗ trợ các hoạt động khác có liên quan đến SHTT như: nâng cao hiểu biết của công chúng về SHTT, hỗ trợ các doanh nghiệp, tập thể và cá nhân sử dụng quyền SHTT, cung cấp dịch vụ tra cứu sáng chế, đẩy mạnhviệc giảng dạy về SHTT.

Như trên đã trình bày, Hiệp định về sở hữu trí tuệ Việt Nam - Thụy Sĩ đã có một phần nội dung quan trọng là Thụy Sĩ trợ giúp kỹ thuật cho Việt Nam. Các cam kết (nghĩa vụ) trong Hiệp định đều là các cam kết trong khuôn khổ TRIPS nên ký Hiệp định này ta không bị ràng buộc thêm vấn đề gì mà lại nhận được nhiều sự trợ giúp, trong đó sự hậu thuẫn của Thụy Sĩ cho việc gia nhập WTO cũng có ý nghĩa quan trọng không kém trợ giúp về kỹ thuật.

Hiện nay, các bên có liên quan của Việt Nam và Thụy Sĩ đã xây dựng kế hoạch để triển khai Chương trình SPC. Chương trình được chính thức triển khai từ tháng 6/2001 và sẽ kéo dài trong thời gian 03 năm.

Với những Điều ước song phương có liên quan đến SHTT mà Việt Nam đã ký kết, chúng ta phải tiếp tục nâng cao năng lực của hệ thống SHTT để thực hiện các nghĩa vụ đã ký với Hoa Kỳ và Thụy Sĩ cũng như xây dựng các kế hoạch cụ thể để triển khai các Điều ước quốc tế đó.

Với việc ký kết và tham gia các Hiệp định quốc tế và khu vực về SHTT, Việt Nam đang tạo tiền đề để gia nhập WTO, dự kiến vào năm 2005-2006. Hy vọng rằng với việc ký kết các Hiệp định có liên quan đến SHTT với các quốc gia, đặc biệt là với Hoa Kỳ, môi trường đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài sẽ được cải thiện, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sử hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về quyền sử hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)