3. Giới thiệu tóm tắt một số Điều ước quốc tế có liên quan đến SHCN mà Việt Nam có khả năng tham gia trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu
3.6 Thoả ước Lahay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp
Thỏa ước Lahay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (Thoả ước Lahay) là một điều ước đa phương do WIPO điều hành. Thỏa ước này đước đang ký năm 1925 và có hiệu lực năm 1928. Sau đó, Thỏa ước được sửa đổi vài lần, cụ thể là vào năm 1934 (Văn bản 1934) và 1960 (Văn bản 1960). Tính đến 1/1/1998, có 29 nước thành viên tham gia hoặc Văn bản 1934, hoặc Văn bản 1960 hoặc cả hai Văn bản này. Do đó, đăng ký quốc tế được nộp theo Thỏa ước Lahay có thể được điều chỉnh bởi văn bản 1934 hoặc văn bản 1960. Bản mới nhất, Văn bản Geneva năm 1999 vẫn chưa có hiệu lực.
Thỏa ước Lahay tạo điều kiện dễ dàng cho việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trên phạm vi quốc tế. Việc Việt Nam tham gia điều ước quốc té này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam đăng ký bảo hộ KDCN ở nước ngoài, măt khác khuyến khích công dân nước ngoài đăng ký KDCN tại Việt Nam, làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Việt Nam có thể sẽ gia nhập Điều ước quốc tế này khi có đủ các điều kiện cho phép.
Kết luận
Hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa là tất yếu khách quan. Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức một cách sâu sắc và thể hiện nhất quán trong các văn kiện quan trọng, cũng như trong chỉ đạo điều hành suốt thời gian qua. Hoạt động hội nhập về kinh tế nói chung đã diễn ra sôi nổi, đặc biệt là sau Đại hội Đảng VII, trong đó, ngày càng nổi lên vai trò quan trọng của pháp luật SHTT. Việc hoàn thiện pháp luật SHTT là một quá trình liên tục, lâu dài đồng thời lại yêu cầu phải tiến hành khá khẩn trương để đáp ứng các yêu cầu về hội nhập.
Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO vào đầu năm 1995 khi mà chúng ta mới bắt đầu công cuộc “mở cửa”, chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung kế hoạch sang nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nước. Với mong muốn nhanh chóng hội nhập với thế giới và khu vực và mở đưòng cho các hoạt động đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã chủ dộng xây dựng một chương trình về hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật SHTT nói riêng. Trong lĩnh vực SHTT, nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ SHTT cũng như tính tất yếu khách quan phải hoàn thiện hệ thống pháp luật SHTT, Việt Nam đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống luật SHTT của mình.
Quá trình đàm phán về nội dung SHTT nhằm đưa Việt Nam gia nhập WTO đã diễn ra trong tổng thể các cuộc dàm phán chung và đã trải qua giai đoạn quan trọng là “minh bạch hoá chính sách”, trong đó Việt Nam đã công bố hiện trạng chính sách pháp luật về SHTT trí tuệ của mình cũng như thông báo mọi sự thây đổi, tiến bộ về hoạt động SHTT cho các nước thành viên WTO. Hiện nay, Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn “đàm phán thực chất”, trong đó các cuộc đàm phán song phương và đa phương diễn ra song song với nhau. Phiên đàm phán gần đây trong khuôn khổ Việt Nam gia nhập WTO đã diễn ra ngày 12-18/4/2002. Trong phiên họp này, một số thành viên (Hoa Kỳ, EU, Australia, Thuỵ Sỹ) đã đề cập đến vấn đề SHTT và cho rằng Việt Nam đã làm được nhiều việc có ý nghĩa, nhất là việc ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, thãch thức lớn nhất đối với Việt Nam chính là việc thực thi các quy định trong các văn bản đó. Tôi tin tưởng rằng với những gì chúng ta đã làm được, với quyết tâm của Nhà nước cùng với ý chí chung của mọi người dân Việt Nam, chắc chắn rằng trong một tương lai không xa, hệ thống SHTT nói chung và SHCN của Việt Nam nói riêng sẽ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của WTO cũng như các Đìều ước quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ ký kết trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, góp phần thức đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.