Thực trạng bảo hộ quyền SHCN có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sử hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về quyền sử hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực (Trang 81 - 83)

Việc bảo hộ quyền SHCN có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Quyền SHCN của cá nhân, pháp nhân nước ngoài đối với các đối tượng SHCN dã dược nhà nước Việt Nam cấp VBBH thì được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam hoặc theo các ĐUQT mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia [2, Đ837]. - Cá nhân, pháp nhân nước ngoài thuộc các trường hợp sau có quyền yêu cầu

bảo hộ quyền SHCN của mình tại Việt Nam theo qui định của pháp luật Việt Nam, được hưởng quyền và chịu mọi nghĩa vụ như đối với công dân, pháp nhân Việt Nam [26, Đ67].

* Cá nhân, pháp nhân được hưởng quyền theo Công ước Paris

* Cá nhân, pháp nhân thuộc các nước cùng ký với Việt Nam thoả thuận về bảo hộ lẫn nhau SHCN hoặc cùng Việt Nam chấp nhận nguyên tắc “có đi có lại” trong hoạt động bảo hộ quyền SHCN cho công dân, pháp nhân của nhau.

* Công dân, pháp nhân của các nước thành viên của Thoả ướcMadrid được hưởng mọi quyền và chịu mọi nghĩa vụ liên quan nếu NHHH dã dược đăng ký quốc tế trong đó chỉ định Việt Nam và không bị nhà nước Việt Nam từ chối.

* Công dân, pháp nhân của các nước thành viên Hiệp ước PCT có thể nộp đơn yêu cầu cấp văn băng bảo hộ sáng chế, GPHI tại Việt Nam theo Hiệp ước PCT và theo quy định của pháp luật Việt Nam

- Cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, pháp nhân nước ngoài có đại diện hợp pháp có thể nộp đơn trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện SHCN thực hiện việc nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan.

- Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, pháp nhân nước ngoài không có đại diện hợp pháp, không có cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam chỉ có thể nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan thông qua người đại diện SHCN [26, Đ15].

- Các đối tượng SHCN có nguồn gốc Việt Nam có thể được đề nghị cấp văn bằng bảo hộ tại các nước nếu các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia không có quy định khác.

Quyền SHCN có yếu tố nước ngoài được bảo hộ đầy đủ tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Nếu xét trên các con số thống kê về số lượng đơn và văn bằng bảo hộ được cấp, người nước ngoài luôn chiếm ưu thế áp đảo so với pháp nhân, cá nhân Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực sáng chế, giải pháp hữu ích. Ví dụ, trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến hết năm 2001, đã có 9002 đơn sáng chế được nộp cho Cục SHCN trong đó đơn của người nước ngoài là 8070 đơn (chiếm 89%) và đơn của người Việt Nam là 932 đơn (chiếm 11%) - Biểu đồ 1 [41] . Nếu xét tương quan giữa số lượng văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế được cấp cho người nước ngoài và người Việt Nam trong thời gian này, con số đó còn chênh lệch nhiều hơn nữa, cụ thể là trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến hết năm 2001, Cục SHCN đã cấp 2517 Bằng độc quyền sáng chế trong đó cho người nước ngoài là 2349 bằng (chiếm 94%) và cấp cho người Việt Nam là 168 bằng độc quyền sáng chế (chiếm 6%) - Biểu đồ 2 [41]. Tuy nhiên, nếu xét về số lượng đơn và bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp thì thấy đối tượng này không được sự quan tâm của người nước ngoài, mà bằng chứng là tỷ lệ giữa số đơn KDCN của người nước ngoài so với Việt Nam là 11%/89% - Biểu đồ 6 [41] và số bằng độc quyền

độc quyền KDCN đã cấp cho người nước ngoài và người Việt Nam là 10%/90% - Biểu đồ 7 [41].

Nếu xét về các tiêu chí là số lượng đơn nhãn hiệu hàng hoá đã nộp, đăng ký nhãn hiệu đã được cấp, chúng ta thấy rằng người nước ngoài luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với người Việt Nam - Biểu đồ 9 và 10 [41]. Về các tranh chấp SHCN có liên quan đến người nước ngoài, người nước ngoài cũng thường là bên yêu cầu Cục SHCN can thiệp, Điều này thể hiện rằng các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài luôn quan tâm bảo hộ quyền SHCN của họ và pháp luật Việt Nam cũng sẵn sàng bảo hộ quyền SHCN cho người nước ngoài tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Chương III: Một số định hướng hoàn thiện pháp luật Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sử hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về quyền sử hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)