Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sử hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về quyền sử hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực (Trang 116)

3. Giới thiệu tóm tắt một số Điều ước quốc tế có liên quan đến SHCN mà Việt Nam có khả năng tham gia trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu

3.3 Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV)

Liên hợp Quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới gọi tắt là UPOV là một tổ chức liên chính phủ có trụ sở đặt tại Geneva. Từ viết tắt UPOV có nguồn gốc từ tên gọi bằng tiếng Pháp "Union Internationale pour la Protection des Obtentions Vegetales" [57].

UPOV được thành lập theo công ước Quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới được ký tại Paris năm 1961 và bắt đầu có hiệu lực năm 1968, đã được sửa đổi tại Geneva vào năm 1972, 1978 và 1991. Các bên tham gia công ước cam kết dành quyền cho những người tạo ra giống cây mới phù hợp với các nguyên tắc được thiết lập trong công ước, vì vậy phù hợp trên phạm vi thế giới.

Tháng 3 năm 1991 tại Hội nghị ngoại giao được tổ chức tại Geneva, các nước thành viên UPOV đã nhất trí thông qua văn kiện mới 1991 của Công ước UPOV (văn kiện 1991). Văn kiện này có hiệu lực từ ngày 14/4/1998. Văn kiện 1991 chỉ ràng buộc các nước chấp nhận thi hành văn kiện này. Các nước hiện đang là thành viên chỉ bị ràng buộc bởi văn kiện 1991 khi các nước này đã sửa đổi pháp luật hiện hành của họ và nộp lưu văn bản phê chuẩn hay gia nhập văn kiện này.

Tất cả các văn kiện của Công ước UPOV thể hiện 5 nội dung chính: - Số lượng tối thiểu các loài cây trồng có giống được bảo hộ.

- Thời gian bảo hộ tối thiểu.

- Các quy tắc chuẩn về tính mới, tên gọi phù hợp, tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định để có thể được bảo hộ; thời gian bảo hộ tối thiểu.

- Phạm vi bảo hộ tối thiểu.

- Các quy định về đối xử quốc gia và quyền ưu tiên thiết lập nên quan hệ giữa các thành viên liên hiệp và tạo ra cơ sở cho sự hợp tác.

Việt Nam đang xem xét các điều kiện để có thể gia nhập UPOV trong quấ trình hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sử hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về quyền sử hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)