* Quyền của các chủ sở hữu các đối tượng SHCN
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, các chủ sở hữu các đối tượng SHCN (không bao gồm tên gọi xuất xứ hàng hoá) có các quyền sau đây [2, Đ796]:
- Độc quyền sử dụng các đối tượng SHCN
- Có quyền chuyển giao các đói tượng SHCN cho người khác sử dụng; và
- Quyền được yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc những người có hành vi xâm phạm quyền SHCN của người khác phải chấm dứt các hành vi đó và bồi thường thiệt hại cho chủ SHCN.
* Vi phạm quyền SHCN
Các hành vi xâm phạm quyền SHCN được định nghĩa tại Bộ luật Dân sự bao gồm những hành vi sau, nếu thực hiện mà không được phép của chủ SHCN [2, Đ805]:
- Đối với SC/GPHI:
(i) Sản xuất các sản phẩm theo các SC/GPHI đang được bảo hộ tại Việt Nam (ii) Sử dụng, nhập khẩu, quảng cáo và phân phối các sản phẩm được sản xuất theo
các SC/GPHI đang được bảo hộ tại Việt Nam; hoặc
(iii) áp dụng các phương pháp là SC/GPHI đang được bảo hộ tại Việt Nam
- Đối với KDCN
(i) Sản xuất các sản phẩm theo các KDCN đang được bảo hộ tại Việt Nam
(ii) Sử dụng, nhập khẩu, quảng cáo và phân phối, với mục đích thương mại, các sản phẩm được sản xuất theo các KDCN đang được bảo hộ tại Việt Nam
- Đối với nhãn hiệu hàng hoá
(i) Gắn nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đã được bảo hộ ở Việt Nam và do người khác sở hữu lên bao bì/sản phẩm của mình; hoặc
(ii) Nhập khẩu, bán hoặc chào hàng có gắn nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ trên thị trường Việt Nam mà không được phép của chủ sở hữu
(i) Thu thập hoặc tiếp cận một cách bất hợp pháp các bí mật kinh doanh của các chủ SHCN;
(ii) Tiết lộ hoặc sử dụng các bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ SHCN
(iii) Vi phạm hợp đồng về bảo mật nhằm tiếp cận hoặc thu thập các bí mật kinh doanh; hoặc
(iv) Tiếp cận hoặc thu thập bất hợp pháp các bí mật kinh doanh từ các tổ chức hành chính
- Đối với chỉ dẫn địa lý [27, Đ19]
(i) Sử dụng bất kỳ một chỉ dẫn thương mại nào có thể gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
(ii) Sử dụng bất kỳ một chỉ dẫn thương mại nào giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho các sản phẩm giống, tương tự hoặc liên quan, cho dù nó được cảnh báo bằng cách dùng với các từ tương tự, ví dụ như “phỏng theo”, “loại”, “kiểu”, “dạng” hoặc các từ tương tự;
(iii) Sử dụng các chỉ dẫn địa lý cho các loại rượu hoặc đồ uống có cồn không có nguồn gốc từ các khu vực địa lý đã được mô tả, cho dù nó được cảnh báo bằng cách dùng với các từ tương tự, ví dụ như “phỏng theo”, “loại”, “kiểu”, “dạng” hoặc các từ tương tự;
- Đối với Tên thương mại [27, Đ20]
Sử dụng các chỉ dẫn thương mại giống hệt hoặc tương tự với các tên thương mại được bảo hộ cho các sản phẩm /dịch vụ giống hoặc tương tự để gây ra sự nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh và các hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
- Đối với cạnh tranh không lành mạnh [27, Đ24]
(i) Sử dụng các chỉ dẫn thương mại dể đánh lừa công chúng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh và các hoạt động kinh doanh, hoặc các sản phẩm/dịch vụ; hoặc
(ii) Chiếm đoạt hoặc sử dụng các thành quả đầu tư của người khác mà không được phép
Tuy nhiên, cũng có một số hành vi sử dụng các đối tượng SHCN, tuy không có sự cho phép của chủ sở hữu quyền, mà vẫn không tạo thành một sự xâm phạm quyền SHCN, đó là:
- Quyền của những người sử dụng trước đối tượng SHCN;
- Những người sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh (ví dụ như nghiên cứu khoa học, giảng dạy, v.v.)
- Những hành vi sử dụng đối tượng SHCN được bảo hộ trên các phương tiện giao thông quá cảnh hoặc tạm thời trên lãnh thổ Việt Nam, ví dụ như máy bay, tàu thuỷ quá cảnh
- Việc phân phát và/hoặc sử dụng các sản phẩm đã được đưa ra thị trường (kể cả thị trường nước ngoài) từ các chủ SHCN, những người sử dụng trước hoặc những người được phép của chủ sở hữu.
Quy định cuối cùng này có liên quan đến vấn đề nhập khẩu song song, tức là từ nơi các hàng hoá đã được sản xuất và đưa ra thị trường một cách hợp pháp. Bộ luật Dân sự không có quy định rõ ràng về việc hợp pháp hoá việc nhập khẩu song song. Điều 805 của Bộ luật Dân sự và Điều 9.1.g của Nghị định 12 quy định rằng việc nhập khẩu các mặt hàng được bảo hộ và không được phép của chủ sở hữu bị coi là hành vi xâm phạm quyền SHCN. Nhưng trong một số trường hợp ngoại lệ được quy định tại Điều 803 Bộ luật Dân sự thì việc sử dụng và phân phối các hàng hoá do chủ sở hữu hoặc những người được ủy quyền bán ra thì không bị coi là xâm phạm quyền SHCN. Tại Thông tư 825/TT-SHCN quy định rằng việc sử dụng hoặc tiến hành các hoạt động thương mại (nhập khẩu, bán hàng, tàng trữ hàng để bán, chào hàng để bán, quảng cáo hàng để bán) mà không được phép của chủ sở hữu đối với các mặt hàng được bảo hộ nhưng đã được chủ sở hữu đưa ra thị trường (kể cả thị trường nước ngoài) thì được xem như các ngoại lệ của các trường hợp vi phạm và do đó không bị coi là xâm phạm quyền SHCN [48, Đ8.1.d].
Nghị định 63/CP được sửa đổi bởi Nghị định 06/CP cũng đã mở rộng hơn Điều 803 của Bộ luật dân sự bằng việc đưa ra khái niệm về “thị trường”, bao gồm cả “thị trường nước ngoài”. Với quy định này, Việt Nam đã công nhận khái niệm “khai thác hết quyền trên phạm vi thế giới” (International exhaution) đối với các đối tượng SHCN [28, Đ52.1.b].
e. Thủ tục pháp lý trong trường hợp có xâm phạm quyền SHCN
chủ sở hữu. Với các quy định của pháp luật, chủ sở hữu quyền có thể tiến hành các bước sau:
(i) Thu thập bằng chứng (ví dụ chụp ảnh hàng vi phạm, hoá đơn bán hàng vi phạm, v.v.) vì trách nhiệm chứng minh thuộc về chủ sở hữu quyền
(ii) Xác định người xâm phạm: đây cũng là một bước quan trọng vì không phải bất cứ người xâm phạm nào cũng công khai các hành vi xâm phạm mà có thể có nhiều biện pháp lẩn tránh, sử dụng địa chỉ giả mạo, v.v
Khi đã xác định được thông tin của người vi phạm cũng như thu thập mẫu sản phẩm vi phạm, chủ sở hữu quyền có thể lựa chọn các cách giải quyết sau:
- Giải quyết vi phạm theo thủ tục hành chính; hoặc - Thủ tục trước toà
* Biện pháp hành chính
Biện pháp hành chính nhằm chấm dứt sự xâm phạm, tịch thu hàng xâm phạm và đưa ra các xử phạt hành chính khác đối với những người vi phạm.
Chủ sở hữu không tự mình thực thi các quyền SHCN nhưng có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thực hiện các biện pháp thích hợp nhàm bảo vệ quyền của chủ sở hữu. Vì lý do này chủ SHCN thường phải báo cáo bằng văn bản về việc vi phạm tới các cơ quan sau:
- Cục Sở hữu Công Nghiệp thuộc Bộ Khoa học và Công Nghệ chịu trách nhiệm ”Kết luận về hành vi xâm phạm”. Trong luật không có qui định bắt buộc phải có kết luận của Cục SHCN thì mới thực thi quyền SHCN, nhưng vì Cục SHCN là cơ quan xác lập quyền SHCN (nhận đơn, xét nghiệm, cấp văn bằng bảo hộ) do đó ý kiến của Cục SHCN là rất quan trọng trong thực thi quyền SHCN. Trong các trường hợp còn do dự, lưỡng lự, các cơ quan thực thi thường dựa vào kết luận của Cục SHCN để quyết định hành động của mình.
- Thanh tra Bộ khoa học và công nghệ
- Quản lý thị trường (QLTT): Chi cục QLTT được thành lập tại mỗi tỉnh để giữ trật tự trên thị trường. Các cơ quan này được trao quyền để thực hiện các biện pháp như kê khai, tịch biên, thu giữ và huỷ các hàng hoá xâm phạm hay giả mạo. Cơ quan QLTT còn có thể xử phạt hành chính đối với người vi phạm.
- Cảnh sát kinh tế địa phương (CSKT): giống như QLTT, CSKT được thành lập tại mỗi tỉnh để ngăn chặn các tội phạm kinh tế. Nếu chủ sở hữu không thể thu nhập
được các bằng chứng và xác định được người vi phạm, họ có thể nhờ CSKT để điều tra và thu nhập chứng cứ. Giống như QLTT, CSKT có thể áp dụng các biện pháp và xử phạt các đối tượng vi phạm. CSKT thường tham gia vào các vụ việc lớn, phức tạp và chi phí để CSKT tham gia thường cũng lớn hơn QLTT. Tuy nhiên, với sự tham gia của CSKT, vi phạm quyền SHCN thường được giải quyết dứt điểm và mang tính răn đe cao.
- Bộ chủ quản hoặc Uỷ ban nhân dân giám sát các doanh nghiệp vi phạm.
- Cục Hải quan tại các tỉnh hoặc thành phố đối với các trường hợp nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá.
- Các bên vi phạm: đối với các trường hợp vi phạm rõ ràng (ví dụ: đối tượng vi phạm là trùng lặp và người xâm phạm đã được xác định)
Về thủ tục tiến hành, khi nhận được văn bản báo cáo của chủ sở hữu với đầy đủ chứng cứ, Cục SHCN sẽ gửi thông báo cho bên xâm phạm để xác nhận quyền sở hữu đối với đối tượng này và yêu cầu chấm dứt các hành vi xâm phạm. Thanh tra khoa học và công nghệ, QLTT, CSKT hoặc Uỷ ban nhân dân có thể tịch thu các hàng hoá giả mạo và đưa ra các biện pháp xử phạt hành chính đối với người giả mạo.
Hiện nay sự nhận thức của công chúng về quyền SHCN đã được từng bước nâng cao. Các chủ sở hữu ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có thể liên hệ trực tiếp với bên xâm phạm và các cơ quan địa phương phụ trách vấn đề SHCN để yêu cầu chấm dứt các hành vi xâm phạm.
Đối với các trường hợp xâm phạm chưa rõ ràng (ví dụ khi các đối tượng xâm phạm chỉ tương tự như các đối tượng được bảo hộ), trong trường hợp này cần thiết phải kiểm tra mức độ tương tự. Nếu đối tượng xâm phạm được chính thức xác nhận là khác biệt với đối tượng được bảo hộ thì sẽ không có cơ sở nào tiếp tục giải quyết. Kết luận chính thức của Cục SHCN trong trường hợp này là rất quan trọng và có tính quyết định. Nếu Cục SHCN quyết định rằng đối tượng xâm phạm là tương tự gây nhầm lẫn với đối tượng được bảo hộ thì chủ sở hữu của đối tượng bị xâm phạm sẽ có cơ sở pháp lý để yêu cầu QLTT hoặc các cơ quan thực thi khác thực hiện các biện pháp và xử phạt thích hợp.
Nếu đối tượng xâm phạm trùng lặp với đối tượng được bảo hộ nhưng bên xâm phạm chưa được xác định thì các xử lý vi phạm có thể được áp dụng đối với người bán các đối tượng này
xâm phạm. Tuy nhiên các xử lý này không giải quyết được vấn đề bồi thường thiệt hại. Chỉ có Toà án mới có đủ thẩm quyền quyết định bồi thường thiệt hại
- Các biện pháp xử phạt hành chính
Nghị định 12/1999/NĐ-CP qui định các biện pháp hành chính đối với các bên xâm phạm quyền SHCN như sau:
- Cảnh cáo với các vi phạm không cố ý, hoặccác vi phạm nhỏ lần đầu với các yếu tố có thể giảm nhẹ
- Xử phạt tới 100 triệu đồng Việt Nam phụ thuộc vào bản chất và sự nghiêm trọng của sự việc.
- Tạm đình chỉ hoặc thu hồi các giấy phép kinh doanh - Tịch thu các vật trưng bày hoặc các phương tiện vi phạm
Các biện pháp cưỡng chế và mức bồi thường qui định trong Nghị định 12/1999/ND-CP là:
(i) Bắt buộc dỡ bỏ các phần vi phạm trên sản phẩm hoặc phương tiện kinh doanh, hoặc bắt buộc điều chỉnh các thông tin sai lệch.
(ii) Bắt buộc tiêu huỷ các sản phẩmvi phạm kém chất lượng có thể làm hại sức khoẻ con người
(iii) Bát buộc bồi thường thiệt hại do việc vi phạm hành chính gây ra (tuỳ thuộc vào thoả thuận của hai bên hoặc do cơ quan thẩm quyền quyết định ở mức không quá 1 triệu đồng Việt Nam. Tuy nhiên theo, quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 1/10/2002, quy định về bồi thường thiệt hại đã bị bãi bỏ.
Nghị định 12/1999/ND-CP cũng quy định biện pháp dự phòng khi thực thi quyền SHCN về việc đình chỉ tạm thời việc trưng bày sản phẩm vi phạm và hoạt động của các phương tiện vi phạm:
Các cơ quan thực thi sau đây có quyền quyết định các xử phạt và bồi thường trên:
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp quận - Thanh tra khoa học và công nghệ
- Công an quận
- Chi cục quản lý thị trường tỉnh
* Thủ tục dân sự
Cùng với các xử phạt hành chính, thủ tục pháp lý là khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại do việc xâm phạm gây nên
Theo quy định hiện hành, các tranh chấp về SHCN thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc tương đương, Trong trường hợp một hoặc cả hai bên đương sự là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì do TAND Hà Nội hoậc TAND TP Hồ Chí Minh giải quyết theo yêu cầu của nguyên đơn [8].
Mặc dù trong luật chỉ ra rằng việc theo đuổi các biện pháp hành chính và toà án là độc lập nhưng nên thực hiện các biện pháp hành chính trước khi thực hiện các thủ tục trước toà. Các vụ kiện về SHCN là tương đối mới đối với toà án ở Việt Nam cho nên các ý kiến, nhận xét kết luận của các cơ quan chuyên nghành như Cục SHCN được coi có tính quyết định và thuyết phục.
Cho đến nay, mới có một số nhỏ các vụ kiện ra toà về việc xâm phạm quyền SHCN ở Việt Nam. Đa số các vụ kiện đều được giải quyết thông qua các biện pháp hành chính, bởi vì các thủ tục hành chính tốn ít thời gian và công sức hơn. Các cơ quan hành chính có thẩm quyền được đào tạo tốt hơn trong lĩnh vực SHCN nên họ có thể giải quyết các vụ này nhanh hơn và đáp ứng yêu cầu tốt hơn. Các toà án nói chung giải quyết lâu hơn và thẩm phán thường yêu cầu giám định trước khi đưa ra phán quyết.
Một ưu điểm của các toà án là họ có thể giải quyết các vấn đề về bồi thường thiệt hại mặc dù các toà án thường gặp các khó khăn khi tính các khoản “thiệt hại thực tế” của các “tài sản vô hình”. Điều này có ý nghĩa là các quy trình của toà án thì mất nhiều thời gian và công sức hơn các thủ tục hành chính nhưng lại chưa mang lại một kết quả tốt hơn (bồi thường thiệt hại).
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Văn phòng TANDTC thì trong 3 năm (1995-1997), TAND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thụ lý và giải quyết 16 vụ tranh chấp về KDCN, 2 vụ tranh chấp về nhãn hiệu hàng hoá. Trong 9 tháng đầu năm 1998, TAND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thụ lý và giải quyết 12 vụ, năm 1999 thụ lý 5 vụ, năm 2000 thụ lý 7 vụ và năm 2001 thụ lý 2 vụ [39]. Qua các con số này có thể thấy vai trò của Toà án trong việc giải quyết các tranh