Bảo hộ chủng vi sinh, một dạng đặc biệt của sáng chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sử hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về quyền sử hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực (Trang 28 - 30)

Hiện nay, trên thế giới, công nghệ sinh học là một trong những công nghệ mới, đang được phát triển sâu rộng và nhanh chóng. Người ta cho rằng triển vọng mà công nghệ sinh học đem lại sẽ có thể lớn hơn cả những thay đổi mà công nghệ thông tin đã mang đến cho loài người. ứng dụng công nghệ sinh học có thể mở rộng cho

nhiều ngành công nghiệp khác nhau bao gồm công nghiệp hoá chất, công nghiệp dược, công nghiệp chế biến thực phẩm cũng như các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, điện tử, xử lý chất phế thải độc hại, v.v

Thực ra không có một định nghĩa chung về thuật ngữ “chủng vi sinh” trong các Công uớc quốc tế. Về phương diện sinh học, chủng vi sinh là các vi sinh vật đơn bào (chẳng hạn như vi khuẩn, vi rút, động vật nguyên sinh). Rất nhiều chủng vi sinh có thể gây bệnh và có hại song cũng có rất nhiều chủng vi sinh là rất quan trọng và cần cho sự sống (chẳng hạn như các loại vi sinh vật trong hệ tiêu hoá của con người - khoảng 600 triệu loại) và nhiều vi sinh vật có lợi (như các men trong sản xuất bánh mỳ, bia, rượu, dấm, kháng sinh penicilyn, tetracilyn, enzym giặt, v.v. Ngoài các chủng vi sinh tự nhiên, còn có các chủng vi sinh do biến đổi gen. Chủng vi sinh đóng vai trò quan trọng nhất trong công nghệ sinh học và việc bảo hộ chủng vi sinh là yêu cầu bức thiết đối với sự phát triển công nghệ sinh học [36].

Tuy nhiên, việc bảo hộ chủng vi sinh gặp không ít khó khăn. Khó khăn thứ nhất là khó xác định đó là sáng chế hay phát minh khi một vi sinh vật chưa biết nào đó được phân lập bởi một quy trình phức tạp, bởi vì một số ý kiến cho rằng vi sinh vật đó đã tồn tại trong tự nhiên chứ không phải được tạo ra theo cách nhân tạo. Tuy nhiên, ý kiến đối lập cho rằng việc phân lập đó đòi hỏi một sự can thiệp rất tích cực của con người bằng cách sử dụng một quy trình rất phức tạp và do đó đã tìm ra giải pháp kỹ thuật. Khó khăn thứ hai là khác với các quy trình công nghệ thông thường, các quy trình sinh học rất khó có thể được kiểm soát và mô tả một cách đầy đủ. Tuy nhiên, với sự ra đời của Hiệp ước Budapest về Công nhận Quốc tế đối với Nộp lưu các Chủng vi sinh nhằm mục đích xét nghiệm sáng chế, vấn đề này đã được giải quyết một cách thoả đáng.

Cũng như các sáng chế thông thường, để được cấp văn bằng bảo hộ, các sáng chế liên quan đến chủng vi sinh phải đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ đó là tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng. Ngoài ra, sáng chế phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật yêu cầu bảo hộ, tức là phải có đầy đủ thông tin đến mức mà căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp kỹ thuật đó. Đối với sáng chế liên quan đến chủng vi sinh, rất khó mô tả chủng vi sinh và thể hiện khả năng áp dụng để cho phép chuyên gia trong lĩnh vực đó áp dụng sáng chế với kết quả như được mô tả. Vì vậy, một hệ thống lưu trữ chủng vi sinh đã được thiết lập, đó là Hiệp ước Budapest nêu trên. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã không yêu cầu người nộp

đơn sáng chế mô tả chủng vi sinh mới mà chỉ cần viện dẫn đến số liệu lưu giữ do Cơ quan lưu giữ có thẩm quyền cấp.

Một đối tượng vật liệu sinh học nữa cũng đang được nhiều quốc gia bảo hộ như sáng chế đó là danh mục chuỗi axit nucleic và/hoặc axit amin. Axit nucleic, như trong ADN (axit deoxyribonucleic), là cấu trúc phân tử di truyền đối với nhiều sinh vật. Axit amin có tác dụng sản xuất protein là một cấu phần quan trọng của các chuỗi gen. Vì công nghệ gen trở nên ngày một quan trọng đối với việc nghiên cứu và sản xuất dược phẩm và các nông sản, v.v số lượng đơn đăng ký sáng chế về gen tăng nhanh.

Hiện nay, Việt Nam chủ yếu nhận các đơn sáng chế có liên quan đến chủng vi sinh theo Hiệp ước Hợp tác Patent (PCT) do người nước ngoài nộp, trong khi số đơn sáng chế liên quan đến quy trình sinh học của người Việt Nam có rất ít. Tuy nhiên, chủng vi sinh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công nghệ sinh học bởi nó là nguyên liệu không thể thiếu được của ngành này. Với tiềm năng nhân giống vi sinh của các nhà công nghệ Việt Nam, hy vọng rằng Việt Nam sẽ giải quyết được các vấn đề về tạo giống và tạo ra nhiều sản phẩm được sản xuất ra từ nông phẩm và khi đó, việc bảo hộ các công nghệ vi sinh sẽ trở nên bức thiết, liên quan trực tiếp đến lợi ích của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sử hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về quyền sử hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)