Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp [9]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sử hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về quyền sử hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực (Trang 67 - 70)

Có thể nói đây là một trong những Công ước quan trọng nhất và sớm nhất về bảo hộ SHCN. Công ước này được ký tại Paris năm 1883, kèm theo Nghị định thư Madrid năm 1891, được sửa đổi tại Brussel năm 1900, tại Washington năm 1911, Hugue 1925, London 1934, Lisbon 1958 và Stockholm 1967, được bổ sung năm 1979. Công ước không hạn chế việc tham gia của các nước trên thế giới. tính đến ngày 15/10/2001 đã có 162 quốc gia là thành viên [57]. Những điều khoản chủ yếu của công ước này tập trung vào những vấn đề chính: Đối xử quốc gia, quyền ưu tiên và các nguyên tắc chung.

* Đối xử quốc gia: Mỗi nước thành viên của Công ước phải bảo hộ quyền

SHCN cho công dân của các nước thành viên khác không kém hơn việc bảo hộ quyền SHCN cho công dân của nước mình. Công dân của quốc gia không phải là thành viên Công ước có quyền hưởng sự đối xử quốc gia theo quy định của Công ước nếu họ sinh sống hoặc có hoạt động thương mại, công nghiệp thực tế và hiệu quả tại quốc gia thành viên Công ước.

* Nguyên tắc bảo đảm quyền ưu tiên: Nếu người nộp đơn yêu cầu bảo hộ

quyền SHCN đã nộp đơn đầu tien của mình ở một nước thành viên của Công ước thì trong thời hạn nhất định sau ngày nộp đơn đầu tiên (12 tháng đối với sáng chế và mẫu hữu ích, 6 tháng đối với nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp) có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở bất kỳ nước thành viên nào và những đơn nộp sau được coi như có ngày nộp đơn cùng với ngày nộp đơn của đơn đầu tiên. Một trong những ưu điểm thực tiễn rất nổi trội của quy định này là khi người nộp đơn mong muốn đuực bảo hộ tại nhiều nước, người đó không cần phải cùng một lúc gửi đơn yêu cầu đến nhiều nước mà người đó có 6 tháng hoặc 12 tháng tuỳ theo đối tượng SHCN để người đó quyết định những nước mà người đó mong muốn có sự bảo hộ và chuẩn bị cẩn thận những bước cần thiết mà ngưừoi đó phải tiến hành để đảm bảo cho yêu cầu bảo hộ.

Ngoài ra, Công ước còn quy định một số điều khoản chung bắt buộc mà các nước thành viên phải tuân thủ. Sau đây là những điểm quan trọng:

- Về sáng chế: sáng chế được công nhận tại các quốc gia thành viên Công ước

khác nhau về cùng một sáng chế sẽ độc lập với nhau. Việc công nhận một sáng chế tại một quốc gia thành viên Công ước không buộc các quốc gia thành viên khác phải công nhận sáng chế này; một sáng chế không thể bị từ chối không công nhận, có thể bị huỷ bỏ hoặc chấm dứt tại bất cứ quốc gia thành

viên Công ước nào dựa trên lý do rằng sáng chế này đã bị từ chối không công nhận, có thể bị hủy bỏ hoặc chấm dứt tại quốc gia thành viên Công ước khác. - Tác giả sáng chế có quyền được mang tên cho sáng chế đó.

- Không được từ chối cấp sáng chế hoặc không được vô hiệu sáng chế trên cơ sở là việc bán sản phẩm được đăng ký sáng chế hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ sáng chế là đối tượng bị cấm hoặc bị giới hạn của luật quốc gia.

Quốc gia thành viên có thể dùng các văn bản pháp luật để quy định việc cấp các Li-xăng không tự nguyện nhằm ngăn chặn việc lạm dụng đặc quyền của người được cấp sáng chế được quy định trong bằng độc quyền sáng chế nhưng chỉ có thể làm điều này trong một số giới hạn nhất định. Như vậy, li-xăng không tự nguyện (li-xăng không phải do người sở hữu sáng chế cấp mà li- xăng do cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền cấp), căn cứ trên việc không áp dụng sáng chế đã được cấp bằng, chỉ có thể được cấp theo yêu cầu viện dẫn rằng sáng chế đã không được áp dụng hoặc được áp dụng không đầy đủ sau 3 hoặc 4 năm kể từ khi sáng chế được cấp bằng. Không được cấp li-xăng không tự nguyện nếu người được cấp sáng chế đưa ra những lý do hợp pháp bào chữa cho việc không áp dụng sáng chế. Hơn nữa, việc rút lại bằng sáng chế có thể không được quy định trừ trường hợp việc cấp li-xăng không tự nguyện không đủ hiệu lực để ngăn chặn việc lạm dụng quyền độc quyền. Trong những trường hợp này, việc rút lại bằng sáng chế có thể được tiến hành nhưng chỉ sau 2 năm kể từ ngày cấp li-xăng không tự nguyện đàu tiên.

- Về nhãn hiệu: Công ước Paris không quy định các điều kiện để nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, mà các điều kiện này được điều chỉnh bởi pháp luật của các quốc gia thành viên. Do đó, không một đơn xin đăng ký nhãn hiệu nào nộp bởi một công dân quốc gia thành viên có thể bị từ chối, hoặc đăng ký nhãn hiệu bị vô hiệu , dựa trên căn cứ rằng đơn, đăng ký hạc gia hạn không có hiệu lực tại quốc gia xuất xứ của nhãn hiệu đó. Một khi đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đạt được tại một quốc gia thành viên, đăng ký này là độc lập đối với các đăng ký tại các quốc gia thành viên khác, kể cả quốc gia xuất xứ của nhãn hiệu đó; hậu quả là việc đăng ký bị hủy bỏ hoặc hết hiệu lực ở một quốc gia thành viên không ảnh hưởng đến hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia thành viên khác.

- Khi một nhãn hiệu đã được đăng ký đúng thủ tục tại quốc gia xuất xứ, thì theo yêu cầu, chính nhãn hiệu đó phải được chấp nhận xem xét và được bảo hộ tại

các quốc gia thành viên khác. Tuy nhiên, việc đăng ký nhãn hiệu có thể bị từ chối trong một số trường hợp như khi một nhãn hiệu vi phạm quyền của bên thứ ba, khi nhãn hiệu không có khả năng phân biệt hay trái với đạo đức và trật tự xã hội hoặc nhãn hiệu có khả năng gây ra lừa dối cho công chúng.

Nếu tại quốc gia thành viên, việc sử dụng nhãn hiệu sau khi đăng ký là bắt buộc thì chỉ sau một thời gian thích hợp, đăng ký mới có thể bị huỷ bỏ và chỉ khi chủ nhãn hiệu không có lý do chính đáng biện minh cho việc không sử dụng đó.

Quốc gia thành viên phải từ chối việc đăng ký và cấm sử dụng các nhãn hiệu là sự tái bản, sao chép hoặc dịch nghĩa mà có thể tạo ra sự nhầm lẫn đối với một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng trong quốc gia đó được sử dụng cho các sản phẩm giống hệt hoặc tương tự.

Quốc gia thành viên Công ước phải từ chối việc đăng ký và cấm sử dụng những nhãn hiệu được hợp thành hoặc chứa những dấu hiệu quốc kỳ, quốc huy và các dấu hiệu chính thức của Nhà nước và các dấu hiệu của các Quốc gia thành viên, với điều kiện những dấu hiệu này đã được thông báo cho ủy ban quốc tế thuộc WIPO. Các quy đinh tương tự cũng được áp dụng cho các biểu tượng, cờ, tên viết tắt và tên của một số tổ chức liên chính phủ.

Nhãn hiệu tập thể phải được bảo hộ.

- Đối với Kiểu dáng công nghiệp: kiểu dáng công nghiệp phải được bảo hộ tại mỗi quốc gia thành viên và việc bảo hộ không thể bị tuức bỏ dựa trên căn cứ rằng những vật mang kiểu dáng công nghiệp đó không được sản xuất tại quốc gia đó.

- Đối với Tên thương mại: Tên thương mại phải được bảo hộ tại mỗi quốc gia thành viên mà không bắt bực phải nộp đơn yêu cầu và đăng ký.

- Về Chỉ dẫn xuất xứ: các quốc gia thành viên phải có biện pháp chống lại việc

sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các chỉ dẫn sai về nguồn gốc hàng hoá hoặc chỉ dân sai về nhà sản xuất, nhà chế tạo hoặc thương nhân

- Về Cạnh tranh không lành mạnh: mỗi quốc gia thành viên phải có những

biện pháp hữu hiệu chống lại cạnh tranh không lành mạnh.

Hiệp hội Công ước Paris, được thành lập theo Công ước, có một Đại hội đồng và một ủy ban điều hành. Tất cả các thành viên của Hiệp hội đã tham gia Luật sửa đổi Stockholm (1967) là thành viên của Đại hội đồng. Các thành viên của Uỷ ban

điều hành được lựa chọn từ những thành viên của Hiệp hội, trừ Thụy Sỹ là thành viên đương nhiên. Đến ngày 15/10/2001, Ủy ban điều hành đã có 40 thành viên.

Việt Nam đã trở thành thành viên của Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp từ ngày 8/3/1949.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sử hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về quyền sử hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực (Trang 67 - 70)