Bảo hộ sở hữu công nghiệp tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sử hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về quyền sử hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực (Trang 39 - 41)

2. Vai trò của SHCN trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường, kinh nghiệm của một số quốc gia về bảo hộ SHCN

2.2.3 Bảo hộ sở hữu công nghiệp tại Trung Quốc

Vấn đề SHTT nói chung, trong đó có SHCN, ở Trung Quốc được coi là một lĩnh vực khá mới mẻ đối với nhiều người dân Trung Quốc. Tuy vậy, do Trung Quốc đã là thành viên của WTO, nói chung các quy định pháp luật về bảo hộ SHCN của Trung Quốc đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPS. Tuy vậy, vấn đề chính hiện nay của Trung Quốc chính là việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực này.

Ngược dòng lịch sử, trong thời kỳ tồn tại nền kinh tế kế hoạch tập trung (1949-1979), Trung Quốc có rất ít quy định về vấn đề này mà chỉ có mỗi một quy định về nhãn hiệu hàng hoá mang tính chất khung và Đạo luật patent mà về cơ bản là dựa vào luật pháp Liên xô cũ [31]. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hoá (1966-1976), các quy định về SHTT đã bị đình chỉ thi hành vì đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn. Luật pháp về SHCN nói riêng và SHTT nói chung của Trung Quốc chỉ được hình thành từ những năm 1980 trở lại đây, với việc ban hành luật Nhãn hiệu hàng hoá năm 1983, Luật sáng chế năm 1985, Luật chống cạnh tranh không lành mạnh năm 1993, Luật Dân sự về thủ tục chung 1987 v.v. Ngoài ra, các quy định liên quan đến việc hướng dẫn, giải thích và thi hành các quyền SHCN còn được thể hiện trong các văn bản dưới luật như Qui chế Hải quan, các thông tư hướng dẫn [52]. Từ đó đến nay, vấn đề hoàn thiện pháp luật SHTT của Trung Quốc luôn được đặt ra mà bằng chứng là việc WTO đã đồng ý kết nạp Trung Quốc làm một thành viên.

Về các đối tượng SHCN, Trung Quốc đã có hệ thống pháp luật bảo hộ đầy đủ các đối tượng SHCN là sáng chế, mẫu hữu ích, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật, quỳền đối với giống cây mới, bảo hộ chủng vi sinh, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Trung Quốc cũng đã tham gia đầy đủ các Điều ước quốc tế về bảo hộ các đối tượng SHCN như Hiệp định TRIPS, Trung Quốc là thành viên WIPO, Công ước Paris, Hiệp ước PCT, Hiệp ước Budapest về công nhận quốc tế đối với nộp lưu chủng vi sinh nhằm mục đích xét nghiệm sáng chế; Hiệp định Strasbourg liên quan đến phân nhóm quốc tế về sáng chế Hiệp định Nice về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ, Hiệp ước Luật Nhãn hiệu hàng hoá .v.v.

năm kể từ ngày nộp đơn, mẫu hữu ích và kiểu dáng công nghiệp là 10 năm kể từ ngày nộp đơn; dược phẩm và hoá chất cũng có thể được bảo hộ sáng chế; cách dùng mới của một dược phẩm đã biết cũng có thể là đối tượng bảo hộ của sáng chế nếu sử dụng mẫu yêu cầu bảo hộ phù hợp hay các chủng vi sinh cũng được bảo hộ như sáng chế.v.v. Đối với giống cây, giống con, Trung Quốc cũng có quy định pháp luật bảo hộ phù hợp.

Trung Quốc đang ngày càng thừa nhận vai trò của hệ thống bằng sáng chế đối với sự phát triển của đất nước. Trong cuộc họp tại Geneva đầu năm 2002, một đại biểu của Cơ quan Sở hữu Công nghiệp Nhà nước của Trung Quốc đã thông báo rằng các nhà sáng chế từ đất nước Trung Quốc có thể sẽ nộp 850 đơn sáng chế PCT trên các thị trường thế giới trong năm 2002, tăng gần 6 lần so với con số 150 đơn sáng chế PCT trong năm 2001 [40]. Rõ ràng Trung Quốc đang cố gắng theo gương của những quốc gia đã phát triển công nghệ như Hàn Quốc và Đài Loan.

Tuy nhiên, vấn đề chính mà các đối tác thương mại lớn của Trung Quốc không thoả mãn chính là việc thực thi các quy định pháp luật SHCN. Nhìn chung, quyền SHCN tại Trung Quốc thường được thực thi bằng những biện pháp hành chính và tư pháp, trong đó con đường hành chính là chủ yếu. Theo con đường hành chính, các vi phạm SHTT sẽ được xử lý bằng những cơ quan nhất định của Chính phủ, tuỳ theo từng loại vi phạm, trong đó cơ quan cấp văn bằng bảo hộ đối với các đối tượng SHCN cần đăng ký là Cơ quan Sở hữu Công nghiệp Nhà nước của nước CHND Trung Hoa (State Industrial Property Office of PR of China - SIPO) đóng một vai trò quan trọng. Đối với các vi phạm patent, cơ quan giải quyết sẽ là Cơ quan Hành chính về các vấn đề sáng chế (The Administrative Authority for Patent Affairs - AAPA) còn đối với những vi phạm về nhãn hiệu sẽ do Cơ quan Quản lý về Công nghiệp và Thương mại xử lý. Mặt khác, theo con đường tư pháp thì một vụ vi phạm quyền SHCN có thể được đưa ra giải quyết tại Toà án Nhân dân. Với bốn cấp Toà án Nhân dân là toà án cấp cơ sở, toà cấp quận và thành phố, Toà cấp tỉnh và Toà tối cao, các vi phạm SHTT được giải quyết đầu tiên bởi Toà án cấp quận và thành phố. Tuy nhiên, cũng chỉ có 47 trong tổng số hơn 400 toà cấp quận và thành phố có thẩm quyền giải quyết các vi phạm SHCN và từ năm 1993, Trung Quốc đã cho thành lập môt số Toà chuyên trách tại một số tỉnh. Các thẩm phán của Toà chuyên trách là những người đã được đào tạo chuyên ngành về các vấn đề SHTT.

Vào những năm 90 của thập kỷ 20, Trung Quốc là một trong những quôc gia có tệ vi phạm quyền SHTT lớn nhất thế giới. Việc thiếu quan tâm đến quyền SHTT cùng với việc chạy theo lợi nhuận và các cơ quan có thẩm quyền không sẵn sàng bắt

tay vào việc thực thi pháp luật đã giúp tạo ra sự giàu có cho nững kẻ vi phạm quyền SHTT và tạo nên nền công nghiệp hàng giả ở Trung Quốc. Hàng giả không chỉ được tiêu thụ tại thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu sang thị trường quốc tế. Những thiệt hại cho các hãng phương tây lên đến hàng tỷ đô la Mỹ, đặc biệt là các hãng trong công nghiệp giải trí, đồ tiêu dùng và phần mềm máy tính.

Để được gia nhập WTO và đáp ứng những yêu cầu về SHTT trong Hiệp định TRIPS, Trung Quốc đã thực hiện một loạt biện pháp nhằm cải thiện hệ thống pháp luật SHTT và tăng cường các biện pháp thực thi. Đến nay, về cơ bản hệ thống pháp luật của Trung Quốc đã đáp ứng yêu cầu của Hiệp định TRIPS và Trung Quốc vẫn đang có những nỗ lực để hoàn thiện hệ thống này.

Với những đặc điểm tương đồng về kinh tế, chính trị, xã hội giữa Trung Quốc và Việt Nam, hy vọng những kinh nghiệm của Trung Quốc trong lĩnh vực hoàn thiện pháp luật SHCN sẽ được áp dụng một cách có chọn lọc và hiệu quả vào chương trình hoàn thiện pháp luật về SHTT của Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sử hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về quyền sử hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)