Thoả ướcMadrid về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sử hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về quyền sử hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực (Trang 70)

Thoả ước này được ký tại Madrid năm 1891, sửa đổi tại Brussel năm 1900, Washington 1911, Hague 1925, London 1934, Nice 1957 và Stockholm 1967. Thoả ước mở đối với các quốc gia thành viên Công ước Paris. Tính đến ngày 15/10/2001, có 56 quốc gia là thành viên của Thoả ước Madrid về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá [57]. Việt Nam đã tham gia Thoả ước này từ ngày 8/3/1949.

Thoả ước quy định việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá tại Văn phòng quốc tế của WIPO ở Geneve. Theo thoả ước này thì công dân của một nước thành viên của Thỏa ước hoặc có hoạt động chủ yếu và có hiệu quả ở nước thành viên Thoả ước muốn bảo hộ một nhãn hiệu hàng hoá của mình tại nhiều nước thành viên khác, trước tiên phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của mình tại Cơ quan SHCN quốc gia, sau đó thông qua Cơ quan SHCN quốc gia có thể nộp đơn đăng ký quốc tế cho Văn phòng Quốc tế của WIPO. Văn phòng Quốc tế sẽ công bố đơn đăng ký quốc tế và chỉ rõ những nước thành viên mà người nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của mình (nước được chỉ định). Nước được chỉ định có thời gian 1 năm để xem xét chấp nhận hoặc từ chối bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trên lãnh thổ của mình. Nếu sau 1 năm nước được chỉ định không có ý kiến phản hồi thì nhãn hiệu hàng hoá coi như được chấp nhận bảo hộ tại nước thành viên đó [45].

Sự phát triển của hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thoả ước Madrid được ghi nhận rõ nét qua những con số sau: trong năm 1978, chỉ có 7.307 đăng ký quốc tế được ghi nhận bởi Văn phòng Quốc tế trong khi con số này trong năm 2001 là 22.968. Số đăng ký quốc tế này được bảo hộ tại 275.160 lượt nước chỉ định, tức là tương đương 12 nước chỉ định cho một đơn. Tính đến cuối năm 2001, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 54.900 đơn nhãn hiệu quốc tế nộp qua Thoả ước Madrid và đã chấp nhận bảo hộ hơn 50.000 nhãn hiệu quốc tế [41]. Điều này nói lên mức độ thuận lợi và ngày càng được sử dụng của hệ thống đằng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá theo Thoả ước Madrid.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sử hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về quyền sử hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)