Thiết kế bố trí mạch tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sử hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về quyền sử hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực (Trang 25 - 27)

Mạch tích hợp (Integrated Circuits - IC) là một đối tượng SHCN mới so với các đối tượng SHCN truyền thống như sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, v.v Thiết kế bố trí (topography hay layout design) mạch tích hợp được bảo hộ theo điều ước quốc tế là Hiệp ước Washington về bảo hộ Sở hữu trí tuệ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp (Treaty on Intellectual Property in Respect of Integrated Circuits - IPIC hay Hiệp ước Washington).

Mạch tích hợp được định nghĩa tại Điều 2(ii) Hiệp ước IPIC là một sản phẩm, dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử - với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối nối được gắn kết trong và/hoặc trên một miếng vật liệu và nhằm thực hiện một chức năng điện tử. Thiết kế bố trí có nghĩa là sự sắp xếp trong không gian ba chiều, thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, dưới dạng hữu hình bất kỳ, của các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và của một số hoặc tất cả các mối nối của một mạch tích hợp, hoặc sự sắp xếp trong không gian ba chiều như vậy của một mạch tích hợp được thiết kế để sản xuất mạch tích hợp nói

được thể hiện bằng dữ liệu trên băng cơ sở dữ liệu để kiểm soát việc sản xuất mặt nạ, hoặc bằng các vi phiếu chứa dữ liệu đó dưới dạng in, hoặc bằng chính mặt nạ đó, hay bằng các bản vẽ hay ảnh chụp hoặc các bức ảnh phóng to của mặt nạ, hoặc bằng mạch tích hợp sản xuất theo thiết kế bố trí [39].

Thiết kế bố trí mạch tích hợp là một sản phẩm của sáng tạo trí tuệ và do vậy, nó đã trở thành một đối tượng bảo hộ của SHCN. Ai cũng biết rằng, cùng với một loại mạch tích hợp nhất định, tức là cùng một loại phần tử chức năng nhất định với cùng một loại năng lực, người ta có thể có những cách bố trí sắp xếp khác nhau các thành phần của nó, với mật độ khác nhau trong cùng một đơn vị thể tích. Sự khác nhau như vậy sẽ tạo ra các lợi thế khác nhau và hiển nhiên, sự sắp xếp hợp lý nhất sẽ có lợi thế lớn nhất. Mục tiêu của việc tìm tòi các cách sắp xếp, bố trí các thành phần trong một loại mạch tích hợp là tạo ra một mạch tích hợp có chức năng cho trước chiếm một không gian ba chiều nhỏ nhất nhưng với năng lực cao nhất. Hiển nhiên bài toán đó không dễ có lời giải và đã có trường hợp để tìm ra cách sắp xếp tối ưu như vậy, nhà sản xuất phải tốn kém hàng ngàn giờ lao động của các kỹ sư, kỹ thuật viên và hàng triệu USD. Với trình độ khoa học công nghệ hiện nay, mọi loại vi mạch đều có thể bị sao chép, cho dù có tinh vi đến đâu. Không những thế, sản phẩm sao chép có giá rẻ hơn rất nhiều lần so với chi phí để tạo ra cách sắp xếp, bố trí đó. Và để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những nhà đầu tư và nghiên cúu thiết kế bố trí mạch tích hợp, các quốc gia cần phải có chế độ bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp. Theo Hiệp ước IPIC, các bên tham gia có nghĩa vụ bảo đảm trong lãnh thổ của mình sự bảo hộ SHTT đối với mạch tích hợp nguyên gốc, bất kể mạch tích hợp đó có nằm trong một vật phẩm cụ thể hay không. Thiết kế bố trí mạch tích hợp được coi là nguyên gốc nếu đó là thành quả nỗ lực trí tuệ của những người tạo ra chúng và không phải là thông thường đối với các nhà tạo ra thiết kế bố trí và các nhà sản xuất mạch tích hợp tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó. Quyền của chủ sở hữu và quyền của tác giả thiết kế được bảo hộ trong suốt thời hạn 10 năm kể từ ngày văn bằng bảo hộ được cấp hoặc từ ngày thiết kế bố trí được khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới hoặc 15 năm tính từ ngày tạo ra thiết kế bố trí, tuỳ theo ngày nào sớm hơn. Chủ sở hữu có dộc quyền sử dụng thiết kế bố trí, chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí và yêu cầu xử lý, khởi kiện về việc xâm phạm quyền của mình.

Mặc dù Hiệp ước IPIC đến ngày 13/3/2002 vẫn chưa có hiệu lực do cả Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn chưa phê chuẩn Hiệp định do chưa hoàn toàn thoả mãn về phạm vi bảo hộ nêu trong Hiệp định, nhưng những nội dung chính của Hiệp định IPIC đã

được thực thi bằng việc đưa chúng vào Hiệp định TRIPS và chúng đã được thực hiện tại các quốc gia thành viên WTO [56].

Cho tới nay, Việt Nam chưa có nền công nghiệp chế tạo mạch tích hợp, nguy cơ sao chép bất hợp pháp thiết kế bố trí mạch tích hợp chưa là khả năng hiện thực trước mắt. Tuy nhiên, để có thể gia nhập WTO mà Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập ngày 1/1/1995, việc xây dựng một hệ thống bảo hộ SHTT một cách đầy đủ và hiệu quả, trong một thời hạn phù hợp, là cần thiết. Để đáp ứng tính đầy đủ của hệ thống, Việt Nam phải chấp nhận điều kiện về việc xây dựng một hệ thống bảo hộ quyền SHTT đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp và hệ thống đó phải được thiết lập vào chính thời điểm này [20, 2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sử hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế và một số định hướng hoàn thiện pháp luật việt nam về quyền sử hữu công nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)