Nghĩa của việc quy định các tội xâm phạm quyền tự do của con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 28 - 30)

1.2. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định các tội xâm phạm quyền tự do

1.2.2. nghĩa của việc quy định các tội xâm phạm quyền tự do của con

người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự Việt Nam

Quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân là những quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của mỗi cá nhân. Do vậy, trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, các quyền này được thể hiện đầy đủ và chủ yếu nhất trong chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đây là nhóm quyền được đặt ở những vị trí ưu tiên và chiếm nội dung lớn trong các bản Hiến pháp. Ngoài ra, những hành vi xâm phạm đến các quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân ở các mức độ khác nhau đều bị xử lý bằng pháp luật và ở mức độ nghiêm khắc nhất, sẽ bị xử lý bằng các chế tài pháp lý hình sự. Việc quy định các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân trong luật hình sự Việt Nam mang những ý nghĩa to lớn, được thể hiện ở các nội dung như:

Thứ nhất, là công cụ sắc bén nhất trong việc bảo vệ các quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân. Như đã khẳng định ở trên, quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân là các quyền cơ bản và quan trọng nhất. Vì vậy, việc xây dựng các chế tài hình sự nhằm xử lý các hành vi xâm phạm các quyền này là một yêu cầu tất yếu khách quan. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp hình sự trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống các tội phạm xâm phạm quyền con người, quyền công dân nói riêng.

Thứ hai, thể hiện chính sách, chủ trương đề cao quyền con người, quyền công dân của Đảng và Nhà nước. Ngay từ khi còn là một nhà nước non trẻ, bên cạnh Hiến pháp là văn bản có tính pháp lý tối cao, các quy định về quyền con người, quyền công dân đã nằm trong nhiều Sắc lệnh của nhà nước

Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Trong giai đoạn hiện nay, các quyền con người, quyền công dân cũng luôn là phương hướng, yêu cầu mà Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo cho toàn ngành tư pháp cũng như toàn hệ thống pháp luật phải hướng đến. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã chỉ ra định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền TDDC của công dân [12]. Bên cạnh đó, bảo đảm quyền con người, quyền TDDC của công dân cũng là quan điểm chỉ đạo hàng đầu trong Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/05/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Namđến năm 2010, định hướng đến năm 2020 [11]. Có thể thấy rằng, dù ở bất cứ điều kiện kinh tế, xã hội thế nào, quyền con người và quyền công dân cũng luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng bảo vệ hàng đầu.

Thứ ba, thực hiện cam kết của Nhà nước ta trong việc thực hiện các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người. Song song với quá trình tham gia đó, việc hướng đến những chuẩn mực cơ bản và phổ quát về quyền con người, đưa những quy định chung đã được quốc tế thừa nhận rộng rãi về các quyền con người vào pháp luật, chính sách của Việt Nam, phù hợp điều kiện đặc thù của Việt Nam là một công tác trọng tâm trong việc triển khai chủ trương tăng cường hợp tác quốc tế về quyền con người. Nhà nước ta luôn xác định, xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và đảm bảo các quyền con người được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 2013. Thực tế cho thấy, Việt Nam luôn nghiêm túc trong thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ của một quốc gia thành viên các công ước, đặc biệt là nghĩa vụ nội luật hóa quy định của các công ước. Nhờ đó, các quyền con người được quy định ngày càng cụ thể và toàn diện hơn trong luật

pháp quốc gia. Tiêu biểu nhất chính là Hiến pháp năm 2013 với một chương riêng quy định về quyền con người và quyền công dân và hàng loạt các bộ luật, văn bản luật đã và đang được điều chỉnh, sửa đổi hoặc ban hành mới theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó phải kể đến BLHS năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)