Một số tồn tại, vướng mắc trong công tác xét xử các tội xâm phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 91 - 99)

2.3. Thực tiễn xét xử cácquy định của luật hình sự về các tội xâm phạm

2.3.1. Một số tồn tại, vướng mắc trong công tác xét xử các tội xâm phạm

quyền tự do của con người, quyền tự do dân chủ của công dân và những nguyên nhân cơ bản

Một số tồn tại, vướng mắc

Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm quyền tự do con người, quyền TDDC của công dân thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định song vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc nhất định ở thực tiễn xét xử và phương diện pháp lý. Cụ thể:

Một là, trong thực tiễn xét xử, đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái

pháp luật, hiện nay có một số ý kiến tranh luận về việc định tội danh với người thực hiện một, hai hay cả 3 hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật.

Ví dụ: Bản án số 89/2018/HS-ST ngày 27-4-2018 của Tòa án nhân dân thành phố TH tỉnh TH: anh Nguyễn Ngọc T có nợ số tiền 20.000.000 đồng của cửa hàng cầm đồ D nhưng đến hẹn không trả được. Vì vậy, khoảng 12h ngày 28/09/2017, Nguyễn Thành C là nhân viên cửa hàng đi tìm anh T để đòi nợ. Giữa đường, Nguyễn Thành C gặp Đinh Tuấn A và Nguyễn Thế C cũng là nhân viên cửa hàng cầm đồ D và rủ đi đòi nợ cùng. Được biết anh Nguyễn Ngọc T làm việc tại quán Internet X nên cả 3 tìm đến quán này. Đến nơi thấy anh T trong quán, cả 3 cùng xông vào túm cổ T kéo ra ngoài. Tuấn A và Thế C dùng tay chân đánh anh T, còn Thanh C dùng gậy sắt đánh anh T, sau đó bắt ép anh T lên xe máy đưa về quán Game M. Đến nơi, thấy quán mở cửa nhưng không có ai, cả 3 đưa anh T vào bắt quỳ ở gầm cầu thang rồi tiếp tục chửi bới anh T về việc nợ tiền không trả và dùng tay chân đánh anh T. Do bị đánh nên anh T đã mượn điện thoại của Thanh C gọi điện về cho gia đình bảo mang tiền đến cửa hàng cầm đồ D để trả nợ. Sau đó Thanh C một mình đi về cửa hàng chờ người nhà anh T mang tiền đến trả. Đến 13h45’ cùng ngày khi biết gia đình anh T báo Công an, Thanh C đã gọi điện bảo Tuấn A và Thế C

thả cho anh T về. Ngày 03/01/2018 anh T có đơn từ chối giám định thương tích và không yêu cầu khởi tố vụ án về hành vi “Cố ý gây thương tích”. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử kết luận: Các bị cáo Nguyễn Thanh C, Đinh Tuấn A và Nguyễn Thế C phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật” (theo Khoản 1 Điều 123 BLHS năm 1999 quy định về Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật) (nay là Điều 157 BLHS năm 2015).

Đối với trường hợp này, thắc mắc được đặt ra là các bị cáo phạm một tội bắt giữ người trái pháp luật như trong bản án, hay phạm hai tội: tội bắt người trái pháp luật và tội giữ người trái pháp luật?

Với thắc mắc này, người viết đồng ý theo quan điểm của hội đồng xét xử, tức là xét xử các bị cáo với một tội danh: tội bắt giữ người trái pháp luật. Bởi lẽ, nếu xét xử các bị cáo về hai tội độc lập thì một khung hình phạt sẽ được áp dụng đến hai lần, gây bất lợi cho các bị cáo. Đặc biệt, nếu mỗi hành vi phạm tội được áp dụng một lần sẽ là vướng mắc nếu bị cáo phạm tội quy định tại khoản 2,3,4 Điều 123 BLHS năm 1999 thì khả năng bất lợi của bị cáo sẽ tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, quan điểm này cũng có điểm chưa thật hợp lý ở chỗ - nếu so sánh một người thực hiện một hành vi so với một người thực hiện hai hay cả ba hành vi phạm tội thì rõ ràng trường hợp sau nguy hiểm hơn nhưng cũng chỉ áp dụng một lần là chưa bảo đảm nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam. Mặc dù việc thực hiện hành vi bắt là để giữ hoặc giam; tuy vậy, trong khi chưa có phương án khả thi, thì vấn đề định tội danh vẫn tiến hành như vậy nhưng khi quyết định hình phạt, các Tòa án cần chú ý để lượng hình và cá thể hóa TNHS của người phạm tội cho bảo đảm nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam [44, tr.48].

Hai là, BLHS và các văn bản hướng dẫn hiện hành chưa quy định cụ

tại các Điều 159 (Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác), Điều 163 (Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân) và Điều 164 (Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác). Đây là các điều luật quy định nhiều hành vi trong cùng một điều luật, do vậy, câu hỏi đặt ra là “hành vi này” được hiểu thế nào cho đúng? Ví dụ: một người đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi bóc trộm thư của người khác và 3 tháng sau lại tiếp tục thực hiện hành vi nghe lén điện thoại của người khác thì có bị coi là rơi vào trường hợp “đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này” hay không? Nghĩa là, cụm từ “hành vi này” được hiểu là hành vi xâm phạm đến chính quyền đó trước đây hay bất kỳ hành vi xâm phạm đến một quyền được quy định trong điều luật?Nếu hiểu theo các thứ nhất thì trường hợp này bị bỏ lọt tội phạm, phạm vi áp dụng của điều luật cũng rất hẹp. Xét thấy nên có một văn bản hướng dẫn hoặc chỉnh lý trong BLHS để tạo sự rõ ràng và thống nhất, tránh sự lúng túng trong áp dụng pháp luật.

Ba là, BLHS và các văn bản hướng dẫn hiện hành chưa quy định cụ thể

về trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng” và “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” tại Điều 162 (Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật) dẫn tới khó khăn trong việc xác định các tình tiết có hay không thuộc trường hợp này.

Bốn là, BLHS chưa chỉ rõ đối tượng tác động của tội phạm tại Điều 160 (Tội xâm phạm quyền công dân về bầu cử, ứng của hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân) và Điều 161 (Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân). Thắc mắc đặt ra là, hai điều luật quy định đối tượng tác động là quyền công dân khi bầu cử, ứng cử vào cơ quan, tổ chức nào hay kết quả bầu cử vào cơ quan, tổ chức nào bị sai lệch? Trong thực tế có nhiều tổ chức chính trị, xã hội được tổ chức theo nguyên tắc bầu cử. Tuy nhiên theo

Hiến pháp năm 2013, tại Điều 27 “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.”, tức là chỉ đề cập đến quyền bầu cử, ứng vào cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Dựa vào đó, có thể hiểu rằng điều luật trong BLHS muốn xác lập và bảo vệ quyền bầu cử, ứng cử của công dân vào hai cơ quan quyền lực nói trên. Tuy nhiên, theo người viết, để đảm bảo tính rõ ràng và chính xác, nhà làm luật nên có sự ghi nhận rõ ràng hơn trong điều luật.

Năm là, về chủ thể của tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng

cầu ý dân (Điều 161). Điều luật quy định chủ thể của tội này là “người có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân”. Tuy nhiên, những người bình thường, không có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân cũng hoàn toàn có thể làm sai lệch được kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân ví dụ như đánh tráo hòm phiếu. Theo quy định của điều luật thì không thể xem xét xử lý hình sự với trường hợp này, dẫn đến có thể bỏ lọt tội phạm. Như vậy theo người viết, nhà làm luật nên xem xét bỏ giới hạn về chủ thể của tội phạm tại điều luật này.

Sáu là, quyền biểu tình đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và

được BLHS bảo vệ tại Điều 167 (Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận tông tin, quyền biểu tình của công dân). Tuy vậy, cho đến nay, luật biểu tình vẫn chưa có được một dự thảo hợp lý, đạt chất lượng và chưa được thông qua, cho nên chưa có cách hiểu đúng về biểu tình cũng như quyền biểu tình ở nước ta, dẫn đến khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng này của người dân. Thống kê cho thấy từ khi ban hành BLHS mới ghi nhận quyền biểu tình, chưa có một hành vi nào được giải quyết, do đó, để việc ghi nhận và bảo vệ không chỉ nằm trên giấy, cần có sự tập trung nghiên

cứu và triển khai soạn thảo, ban hành Luật biểu tình để sớm bảo vệ quyền này cho công dân.

Bảy là, trong thời gian tới, các nhà làm luật có thể xem xét để bổ sung

một số hành vi hoặc đối tượng phạm tội mới để đáp ứng kịp thời với yêu cầu của thực tiễn xét xử và phù hợp với quy định trong pháp luật hình sự các nước và Hiến pháp. Vi dụ: hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về cuộc sống riêng (như Điều 138 BLHS Liên Bang Nga hay Điều 203 BLHS Cộng hòa Liên bang Đức đã được phân tích ở trên), hay còn gọi là hành vi xâm phạm quyền về đời sống riêng tư đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Bởi lẽ, việc ngăn chặn sự xâm phạm đời sống riêng tư của cá nhân thực sự khó khăn trong kỷ nguyên kỹ thuật số, khi mà thông tin trên các trang mạng như facebook, zalo, viber... được lan truyền rất nhanh chỉ sau một cái “nhấp” chuột máy tính. Nhiều trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra như trường hợp của em nữ sinh H.T.L (học sinh Trường Trung học phổ thông M, Nghệ An) đã tự tử dưới ao nhà vào ngày 11/3/2018. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của em được cho là vì clip ghi lại cảnh L. và một bạn trai trong lớp hôn nhau bị lan truyền trên mạng xã hội. Đặc biệt, trong số đó có những fanpage, trang thông tin có hơn 1 triệu lượt người theo dõi đã đăng tải clip của L. không che mặt. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng này cần được xem xét xử lý TNHS và trước hết, cần được ghi nhận trong BLHS để làm căn cứ cho quá trình áp dụng. Ngoài ra, việc quy định về hành vi xâm phạm đời sống riêng tư của cá nhân trong BLHS còn có tác dụng răn đe đến tất cả mọi người trong xã hội để có những hành vi đúng mực, đúng pháp luật.

Những nguyên nhân cơ bản

Như vậy, trong thực tiễn xét xử các tội phạm xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân cũng như trên phương diện lập pháp hình sự vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc cần có phương án

giải quyết và khắc phục kịp thời. Những hạn chế, vướng mắc đó bắt nguồn từ các nguyên nhân cơ bản sau đây:

Thứ nhất, một số quy định về các tội xâm phạm quyền tự do của con

người, quyền TDDC của công dân của BLHS năm 2015 vẫn còn bất cập, vướng mắc, chưa được hướng dẫn cụ thể.

Thứ hai, công tác xét xử và đấu tranh phòng, chống các tội phạm này chưa thật sự đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Thực tế cho thấy, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật tố tụng hình sự trong việc bắt, khám xét, tạm giữ, tạm giam xảy ra không ít, dẫn đến một số tình trạng oan sai, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân. Nguyên nhân chủ quan này có thể một phần do trình độ, năng lực chuyên môn của một bộ phận những người tiến hành tố tụng trong các cơ quan tố tụng còn hạn chế, công tác phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm này chưa được chú trọng đúng mức.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về các quyền

TDDC của con người và công dân chưa được quan tâm đầy đủ. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung, pháp luật hình sự, pháp luật khiếu nại, tố cáo, lao động... nói riêng mặc dù trong những năm gần đây đã được chú ý nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân chủ yếu của các vụ xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân là do sự thiếu hiểu biết pháp luật hoặc vì không tin tưởng vào chính quyền mà tự giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn cá nhân một cách trái pháp luật. Như trong nhiều trường hợp, người có quyền lợi bị xâm hại lại trở thành bị cáo.

Ví dụ như:Bản án số 74/2017/HSST ngày 20/09/2017 của Tòa án nhân dân thành phố P tỉnh N tuyên phạt các bị cáo Đ, D và Th về hành vi xâm phạm chỗ ở, trong đó người bị xâm phạm chỗ ở là bà Ch và chồng là ông T, là người vay tiền hai vợ chồng bị cáo Đ và D nhưng không trả tiền. Do vậy, ngày

14/12/2016, Đ và D cùng con trai là Th tìm đến nhà bà Ch và ông T để đòi nợ, bà Ch nói không có tiền và bảo Đ cứ lục tìm xem. Sau khi lục tìm khắp nhà không thấy tiền, Đ, D và Th lấy ba chiếc điện thoại của bà Ch và ông T và ra về.

Hay bản án số 15/2018/HS-ST ngày 14/03/2018 củaTòa án nhân dân thành phố Đ, bản án số 08/2018/HSST ngày 06/02/2018 của Tòa án nhân dân quận Ô thành phố C...,trong đó, nạn nhân là người đi vay tiền nhưng có biểu hiện không trả, bị cáo là chủ nợ đi đòi tiền và người quen của chủ nợ đi đòi tiền cùng, do bức xúc nên đã có hành vi bắt, giữ người trái pháp luật mà không nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.

Kết luận chương 2

BLHS năm 2015 đã quy định một cách khá đầy đủ và chặt chẽ những dấu hiệu pháp lý của từng tội phạm trong nhóm các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC cảu công dân với một số điểm mới tiến bộ so với các BLHS trước đây, đặc biệt ở việc lần đầu tiên ghi nhận trực tiếp quyền con người là khách thể được bảo vệ trong luật hình sự. BLHS năm 2015 đã đánh dấu sự hoàn thiện của pháp luật trong việc tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân, phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, thực tiến xét xử và các quy định của Hiến pháp.

Giống như Việt Nam, BLHS của nhiều nước trên thế giới cũng quy định về các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân, trong đó có BLHS Liên Bang Nga, BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và BLHS Cộng hòa Liên bang Đức. Dù có sự khác nhau về kỹ thuật lập pháp nhưng nhìn chung, BLHS Việt Nam và các BLHS này có nhiều quy định tương tự về nhiều loại hành vi xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân, bên cạnh đó, cũng có những quy định mà các nhà làm

luật Việt Nam có thể nghiên cứu ghi nhận.

Nghiên cứu thực tiễn xét xử cho thấy, bên cạnh những ưu điểm thì trong thực tiễn xét xử các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dâncũng tồn tại một số hạn chế, vướng mắc không chỉ trên phương diện lập pháp mà còn cả dưới góc độ thực tiễn áp dụng, đòi hỏi những giải pháp kịp thời để khắc phục và hoàn thiện những quy định của BLHS cũng như bảo đảm việc áp dụng hiệu quả các quy định này trên thực tế.

CHƯƠNG 3

TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO CỦA CON NGƯỜI,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 91 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)