Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 109 - 111)

3.3. Những giải pháp bảo đảm áp dụng quy định củaBộ luật hình sự 2015 về

3.3.2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp

luật cho nhân dân

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân, góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong toàn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Do đó, công tác này phải mang tính thường xuyên, liên tục đòi hỏi phải có sự nỗ lực, phối hợp của tất cả các cấp, các ngành.

Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp người dân chưa hiểu biết pháp luật nên trong nhiều trường hợp xử lý mâu thuẫn cá nhân chưa đúng mực, thậm chí trái pháp luật, vì vậy, cần có những biện pháp để việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả trên thực tế. Công tác tuyên truyền pháp luật cần đảo bảo tính sâu rộng, đến tất cả các đối tượng trong xã hội, cả đối tượng cán bộ, công chức lẫn quần chúng nhân dân lao động để toàn dân hiểu và chấp hành đúng pháp luật, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa... Việc tuyên truyền cần đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau, hướng đến các đối tượng khác nhau. Cụ thể như:

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật nói chung và kiến thức pháp luật hình sự nói riêng cũng như các quyền cơ bản của con người và công dân cho người dân để người dân hiểu đúng và hiểu rõ pháp luật. Việc tuyên truyền cho từng đối tượng cụ thể có thể bằng nhiều hình thức đa dạng để pháp luật gần gũi hơn với người dân như tổ chức hội nghị, sân khấu hóa, thi viết,

phát tờ rơi, tuyên truyền trên loa, tuyên truyền lưu động xuống tại các thôn, xóm,... Đặc biệt hiện nay, với thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin và cách mạng công nghiệp 4.0, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhờ sự hỗ trợ công nghệ cũng là một cách thức để tiếp cận được gần hơn với nhiều tầng lớp nhân dân, như thông qua các website, báo điện tử, ứng dụng trên điện thoại, kể cả các trang mạng xã hội chính thống của cơ quan tuyên truyền pháp luật... Trên thực tế, sự ảnh hưởng của mạng xã hội trong đời sống hiện nay vừa mang lại tính tích cực, vừa mang lại những tiêu cực, điển hình như việc nhiều đối tượng sử dụng công cụ này để đưa những thông tin sai trái, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước, làm cho người dân hiểu sai về pháp luật, mất niềm tin với chính quyền. Chính vì vậy, có thể sử dụng tính tích cực mà mạng xã hội mang lại để người dân có một sự hiểu biết đúng đắn hơn về pháp luật và đến gần hơn với quần chúng, kịp thời ngăn chặn những thông tin sai trái để tránh sự hiểu lầm của nhân dân.

Cần chú trọng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tuyên truyền... Đồng thời, phân loại trình độ và đối tượng phụ trách của các tuyển truyền viên để có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng.

Có chế độ khen thưởng, biểu dương kịp thời đối với người dân tham gia công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng góp phần nâng cao trách nhiệm, ý thức toàn dân.

Tăng cường hơn nữa quyền tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào các dự án luật. Việc tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào dự án luật có tác dụng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật rất lớn và có hiệu quả. Thông qua lấy ý kiến vào quá trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật có tác dụng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, ý thức về trách nhiệm pháp

lý và khả năng tiến hành các hành vi pháp lý đúng đắn, chính xác.

Làm tốt được công tác này, một mặt sẽ giúp người dân có hiểu biết về pháp luật, mặc khác giúp họ nâng cao ý thức, tránh được những hành vi vi phạm pháp luật, nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội. Không chỉ vậy, nó còn củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước và pháp luật, người dân biết thông qua pháp luật và cơ quan có thẩm quyền để giải quyết mâu thuẫn trong đời sống, không để những sự cố đáng tiếc xảy ra, bảo vệ được lợi ích cho chính mình, người thân và toàn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)