Giai đoạn từ sau Cáchmạng tháng Tám năm 1945 cho đến trước pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 30 - 36)

1.3. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam về

1.3.1. Giai đoạn từ sau Cáchmạng tháng Tám năm 1945 cho đến trước pháp

Sau thành công của Cách mạng tháng Tám, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, mang đến nền tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam cũng như mở ra sự phát triển cho các quyền con người, quyền công dân ở đất nước ta.

Tháng 11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam được thông qua. Ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đầy khó khăn, phức tạp, Hiến pháp năm 1946 thực sự là công cụ đặc biệt quan trọng và có hiệu lực nhất để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng và thực hiện quyền lực nhân dân. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các quyền TDDC của con người, của công dân được đạo luật cơ bản ghi nhận và bảo đảm, cũng là lần đầu tiên người dân lao động Việt Nam được xác nhận có tư cách công dân của một nước độc lập có chủ quyền. Nội dung của quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của công dân nhằm mục tiêu bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ. Ba nguyên tắc xây dựng Hiến pháp năm 1946 là đoàn kết toàn dân, đảm bảo các quyền TDDC và thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Trong số bảy chương thì chương về “Nghĩa vụ và quyền lợi công dân” được xếp thứ hai, gồm 13

điều. Các quyền TDDC của công dân được ghi nhận bao gồm quyền bình đẳng, quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, tự do đi lại; quyền bất khả xâm phạm về thân thể và bất khả xâm phạm về nhà ở, thư tín,… thể hiện trong các điều luật như:

- Tất cả các công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình (Điều thứ 7);

- Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện (Điều thứ 9); - Công dân Việt Nam có các quyền: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và đi ra nước ngoài (Điều thứ 10);

- Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm công dân Việt Nam (Điều thứ 11)…

Các quy định trên của Hiến pháp năm 1946 đã được cụ thể hóa sau đó trong một loạt các văn bản pháp luật của nhà nước ta như: Luật số 101/SL- L003 ngày 20 tháng 5 năm 1957 quy định quyền tự do hội họp; Sắc luật số 102/SL-L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 quy định quyền lập hội; Sắc luật số 003/SL ngày 18 tháng 6 năm 1957 về quyền tự do xuất bản; Sắc luật số 103/SL-L005 ngày 20 tháng 5 năm 1957 bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân; Sắc luật số 002/SLT ngày 18 tháng 6 năm 1957 quy định những trường hợp phạm pháp quả tang và những trường hợp khẩn cấp…

Bên cạnh đó, nhà nước cũng quy định chế tài xử lý với các hành vi vi phạm đến quyền TDDC của công dân, trong đó có các chế tài hình sự như Sắc lệnh số 40/SL ngày 29 tháng 3 năm 1946 trừng trị tội bắt giam, giữ người trái phép, tội tra tấn, bức cung. Trong thời kỳ các văn bản pháp luật hình sự chưa có vị trí độc lập trong hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước thì ở các loại

văn bản thuộc các ngành luật khác cũng đã chứa đựng những điều luật quy định về các hành vi xâm phạm quyền TDDC của công dân và các hình phạt tương ứng. Luật bầu cử đại biểu quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa quy định: “Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép

làm trở ngại đến quyền tự do bầu cử và ứng cử của công dân thì có thể bị phạt tù đến hai năm” (Điều 56); “Nhân viên trong các Hội đồng bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử và nhân viên trong các tổ chức chính quyền phạm tội giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng mọi thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả cuộc bầu cử có thể bị phạt tù đến 3 năm” (Điều 57), “Mỗi người đều có quyền tố cáo các việc làm trái phép trong các bầu cử. Ai cản trở hoặc trả thù người tố cáo thì có thể bị phạt tù đến 3 năm” (Điều 58). Các quy định trên

sau này cũng được quy định lại tại các Điều 61,62,63 Pháp lệnh ngày 18/01/1961 quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

Bên cạnh đó, Luật ngày 24-01-1957 quy định quyền lập hội có quy định: “Người nào xâm phạm đến quyền lập hội hoặc đến quyền tự do vào hội, ra hội của người khác có thể bị cảnh cáo hoặc bị truy tố trước tòa án và bị xử phạt tù từ một tháng đến một năm” (Điều 7). Luật ngày 24-01-1957 về bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân quy định: “Những người bắt, giam, khám người, khám đồ vật, nhà ở, thư tín trái với đạo luật này thì tùy trường hợp có thể bị thi hành kỷ luật hành chính hoặc xử phạt từ 15 ngày đến 3 năm tù. Nếu phạm tội tra tấn, dùng nhục hình thì sẽ bị xử phạt thêm theo hình luật chung” (Điều 16).

Sau khi đất nước ta được hoàn toàn giải phóng năm 1975, nhiều văn bản pháp luật liên quan đến tố tụng hình sự đã ra đời, song chủ yếu liên quan đến các biện pháp bắt người, tạm giữ, tạm giam áp dụng trong tố tụng hình sự như:

lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quy định việc bắt, giam, khám người, khám nhà, khám đồ vật.

- Quyết định số 181-NQ/QHK6 ngày 02-01-1978 của Ủy ban thường vụ Quốc hội giao cho Tòa án nhân dân đặc biệt xét xử những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng về trật tự xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh. [43, tr.90]

Trong giai đoạn này, sau Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 và 1980 cũng lần lượt ra đời, quyền TDDC của công dân ngày càng được mở rộng hơn và được quy định đầy đủ hơn. Đặc biệt, đã quy định rõ công dân có các quyền về kinh tế, quyền văn hóa quyền chính trị. Có thể thấy rằng Đảng và Nhà nước ra đã dành sự quan tâm rất lớn đến nhiệm vụ củng cố, bảo vệ và phát triển các quyền TDDC của công dân. Các vi phạm pháp luật liên quan đến nhóm tội này theo mức độ nặng nhẹ đã có thể bị xử lý bằng việc xử lý hành chính hay TNHS.

Tuy nhiên, ở thời điểm này quyền con người và quyền công dân còn bị coi là đồng nhất, do đó, quyền con người chưa được tách riêng và chưa được các bản Hiến pháp đề cập tới.

1.3.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ hai – Bộ luật hình sự năm 1999

BLHS năm 1985 ra đời đã lần đầu tiên hệ thống hóa và pháp điển hóa tất cả các văn bản trước đó thành một văn bản tổng thể và đầy đủ, mở ra một giai đoạn mới trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước, tổ chức và xã hội, đặc biệt là quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân.

Tại chương III Phần các tội phạm, BLHS năm 1985 đã quy định 9 điều luật về các tội xâm phạm quyền TDDC của công dân như:

- Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 119) - Tội xâm phạm chỗ ở của công dân (Điều 120)

người khác (Điều 121)

- Tội xâm phạm quyền bầu cử của công dân (Điều 122) - Tội buộc người lao động thôi việc trái pháp luật (Điều 123)

- Tôi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, quyền hội họp, lập hội của công dân (Điều 124)

- Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ (Điều 125)

- Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền sáng chế, phát minh (Điều 126) - Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (Điều 127)

Tương thích với BLHSnăm 1985, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 1988 cũng có một số điều luật quy định về việc bảo vệ quyền cơ bản của công dân trong hoạt động tố tụng như:

- Tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân (Điều 3)

- Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật (Điều 4) - Đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (Điều 5) - Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân (Điều 6)

- Đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện báo của công dân (Điều 7)...

Năm 1986, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 04-HĐTP ngày 29/11/1986 về hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm BLHS, trong đó tập trung hướng dẫn riêng tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong Chương các tội xâm phạm quyền TDDC của công dân như:

- Khách thể của tội phạm này là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

- Mặt khách quan: bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là những trường hợp như: hành vi của người không có thẩm quyền về vấn đề này mà

bắt, giữ hoặc giam người không phải là phạm pháp quả tang, hành vi của cán bộ, Công an, Tòa án, Kiểm sát có thẩm quyền về vấn đề này mà bắt, giữ hoặc giam người khi không có căn cứ xác đáng để nghi ngờ người đó phạm tội; hành vi bắt, giữ hoặc giam người không có quyết định hợp pháp của Viện kiểm sát hoặc Tòa án từ cấp huyện, quận trở lên (đối với bị can) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành (đối với người tập trung cải tạo).

- Chủ thể: công dân bình thường bị xử lý theo khoản 1, người có chức vụ, quyền hạn (nhưng không có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người, hoặc tuy có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái pháp luật), thì bị xử lý theo khoản 2. Hai loại chủ thể trên nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý theo khoản 3. Hậu quả nghiêm trọng có thể là thiệt hại đối với người bị bắt, giam hoặc gia đình họ; ảnh hưởng xấu về chính trị. Cùng với hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, tùy trường hợp cụ thể có thể xử lý thêm về tội khác (nếu có) (như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác, tội dùng nhục hình. Trong trường hợp bắt cóc người nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi bắt cóc cũng xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, do đó bị xử lý theo tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân), mà không bị xử lý theo tội này).

Bên cạnh đó, Chỉ thị số 12/CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng nêu rõ: Quyền cá nhân không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Dân chủ đi đôi với kỷ cương. Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân [8].

Trong giai đoạn này, quyền con người và quyền công dân vẫn bị coi là đồng nhất, quyền công dân cũng chính là quyền con người. Mặc dù thuật ngữ “quyền con người” lần đần tiên được thừa nhận trong Hiến pháp 1992 nhưng quy định tại Điều 50 của Hiến pháp liên quan đến quyền con người vẫn còn

thiếu chính xác, dễ gây hiểu lầm hai khái niệm này: Điều 50: “Ở nước Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.” Vì lẽ đó, các văn bản cụ thể hóa tư

tưởng của hiến pháp như BLHS hay BLTTHS vẫn chưa đề cập một cách riêng biệt quyền con người và quyền công dân.

Trải qua quá trình thi hành và áp dụng, BLHS năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992, 1997 và đến năm 1999, BLHS mới đã ra đời.

1.3.3. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ ba – Bộ luật hình sự năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)