Về công tác xét xử các tội xâm phạm quyền tự do của con người,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 83 - 91)

2.3. Thực tiễn xét xử cácquy định của luật hình sự về các tội xâm phạm

2.3.1. Về công tác xét xử các tội xâm phạm quyền tự do của con người,

quyền tự do dân chủ của công dân trong thời gian qua

Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử về các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân, có thể thấy trong thực tế, các tội phạm này bị xét xử chiếm tỷ lệ còn tương đối thấp trong tổng số các tội phạm hình sự đã được Tòa án xét xử. Tuy vậy, đây là loại tội phạm xâm phạm đến các quyền cơ bản của con người và công dân được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ, hơn nữa, đây là những quyền rất nhạy cảm, rất dễ bị bóp méo, thổi phồng nên cũng cần phải có sự phân tích, nghiên cứu và đánh giá để phục vụ cho công cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm này. Cụ thể có thể theo dõi bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Số vụ và số bị cáo về các tội xâm phạm quyền con người, quyền TDDC của công dân trong tổng số các tội phạm đã xét xử giai đoạn 2014-2018

Năm

Các tội phạm xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân đã xét xử

Tổng số tội phạm đã xét xử Tỷ lệ (%) Số vụ (1) Số bị cáo (2) Số vụ (3) Số bị cáo (4) Số vụ (1/3) Số bị cáo (2/4) 2014 196 590 64321 115349 0,30 0,51 2015 171 461 61158 107241 0,28 0,43 2016 163 451 60343 100494 0,27 0,45 2017 159 424 58312 95995 0,27 0,44 2018 166 488 58586 98506 0,28 0,50 Tổng 855 2414 302720 517585 0,28 0,47

(Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao)

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy được tương quan số vụ và số bị cáo về các tội xâm phạm quyền con người, quyền TDDC của công dân và tổng số các tội phạm đã xét xử giai đoạn 2014-2018. Trong giai đoạn này, tổng số vụ án đã xét xử về các tội phạm thuộc chương các tội xâm phạm quyền con người, quyền TDDC của công dân là 855 vụ, trung bình mỗi năm 171 vụ,so với tổng số vụ án đã xét xử là 302720 vụ, chiếm 0,28%. Trong khi đó, tổng số bị cáo đã xét xử về các tội phạm thuộc chương này là 2414bị cáo, trung bình mỗi năm 482,8 bị cáo, so với tổng số bị cáo đã xét xử là 517585 bị cáo, chiếm0,47%. Nhìn chung, cảtỷ lệ về số vụ và số bị cáo đã xét xử là tương đối thấp. Trong giai đoạn này, số vụ và số bị cáo các tội xâm phạm quyền con người, quyền TDDC của công dân giảm dần từ năm 2014 đến 2017 (từ 196 vụ và 590 bị cáo năm 2014 giảm xuống còn 159 vụ và 424 bị cáo vào năm 2017), tuy

nhiên, năm 2018 cả số vụ và số bị cáo đã xét xử lại tăng trở lại với 166 vụ và 488 bị cáo.

Về cơ cấu số vụ và số bị cáo của từng tội phạm trong nhóm tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân, theo thống kê cho thấy, tình hình xét xử chủ yếu tập trung vào tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157) (chiếm đến 96,3% về số vụ và 97,2% về số bị cáo trong tổng số các vụ án về quyền con người, quyền TDDC của công dân đã xét xử), sau đó là tội xâm phạm chỗ ở của công dân (Điều 158). Bảng số liệu dưới đây sẽ đưa ra số liệu cụ thể theo từng tội danh:

Bảng 2.2: Tổng số vụ và số bị cáo đã xét xử về các tội xâm phạm quyền con người, quyền TDDC của công dân trong giai đoạn 2014-2018

Điều Tội danh Tổng số

vụ Tỷ lệ số vụ (%) Tổng số bị cáo Tỷ lệ số bị cáo (%) 157 Tội bắt, giữ hoặc giam người

trái pháp luật

807 94,39% 2293 94,99% 158 Tội xâm phạm chỗ ở của

công dân

22 2,57% 54 2,24% 159 Tội xâm phạm bí mật hoặc an

toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác

6 0,70% 13 0,54%

160 Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân

1 0,12% 1 0,04%

161 Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân

0 0,00% 0 0,00% 162 Tội buộc công chức, viên

chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật

5 0,58% 16 0,66%

họp, lập hội của công dân 164 Tội xâm phạm quyền tự do

tín ngưỡng, tôn giáo của người khác

1 0.12% 1 0,04%

165 Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới

4 0,47% 10 0,41% 166 Tội xâm phạm quyền khiếu

nại, tố cáo

6 0,70% 18 0,75% 167 Tội xâm phạm quyền tự do

ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân

0 0,00% 0 0,00%

Tổng 855 100 2414 100

(Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao)

Nhìn vào bảng trên có thể nhận thấy sự chênh lệch về số vụ và số bị cáo đã xét xử giữa các tội danh tại chương XV trong giai đoạn 2014-2018. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật chiếm tỷ lệ rất lớn (với 807 vụ và 2293 bị cáo, chiếm 94,39% về số vụ và 94,99% về số bị cáo), theo sau là tội xâm phạm chỗ ở của công dân (với 22 vụ và 54 bị cáo, chiếm 2,57% về số vụ và 2,24% về số bị cáo). Có thể thấy, số vụ và số bị cáo đã xét xử giữa hai tội danh này có sự chênh lệch rất lớn. Trong nhóm tội này, các tội phạm còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp về số vụ và số bị cáo, ví dụ như tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân và tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác (chỉ với 1 vụ và 1 bị cáo). Có tội phạm không có vụ án và không có bị cáo nào bị xét xử trong giai đoạn này bao gồm: tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, và tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân. Như vậy có thể khẳng định: trong chương XV này, tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là tội phạm xảy ra thường xuyên và phổ biến hơn cả.

Về chế tài áp dụng đối với các bị cáo bị xét xử trong giai đoạn 2014- 2018 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.3: Chế tài đối với các bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân giai đoạn 2014-2018

Điều Miễn TNHS hoặc hình phạt Cảnh cáo Phạt tiền Cải tạo không giam giữ Án treo Từ 7 năm trở xuống Từ 7 năm đến 15 năm Từ 15 năm đến 20 năm Tù chung thân và tử hình 157 2 10 0 142 597 1495 47 0 0 158 0 3 0 8 12 31 0 0 0 159 0 4 0 9 0 0 0 0 0 160 0 0 0 0 0 1 0 0 0 161 0 0 0 0 0 0 0 0 0 162 0 0 0 5 3 8 0 0 0 163 0 0 0 4 3 1 0 0 0 164 0 0 0 0 1 0 0 0 0 165 0 0 0 2 2 6 0 0 0 166 0 0 0 1 2 15 0 0 0 167 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 2 17 0 171 620 1557 47 0 0

(Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao)

Phân tích bảng trên về tình hình áp dụng chế tài đối với các bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân cho thấy: trong giai đoạn 5 năm từ 2014 đến 2018, hình phạt tù từ 7 năm trở xuống chiếm tỷ lệ cao nhất trong các chế tài được áp dụng (có đến 1557 bị cáo bị áp dụng hình phạt này/2414 bị cáo đã bị xét xử). Theo sau đó là số bị cáo được Tòa cho hưởng án treo (với 620 bị cáo) và bị áp dụng hình

phạt cải tạo không giam giữ (với 171 bị cáo). Số lượng này cho thấy đối với nhóm tội này, mặc dù được xếp vào nhóm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng nhưng việc áp dụng hình phạt với các bị cáo vẫn là chủ yếu.

Việc áp dụng chế định miễn TNHS hoặc hình phạt chiếm tỷ lệ rất nhỏ (trong 5 năm chỉ có 2 bị cáo/2414 bị cáo được áp dụng).

Bảng số liệu trên cũng cho thấy trong giai đoạn từ năm 2014-2018, không có bị cáo nào được Tòa án tuyên không có tội, các hình phạt như phạt tiền và tù chung thân cũng không được áp dụng cho trường hợp nào (do hình phạt cao nhất đối với nhóm tội này là 12 năm tù).

Ngoài ra, do là tội phạm có số lượng bị cáo chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm tội nên các chế tài áp dụng đối với loại tội phạm xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân chủ yếu rơi vào tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật. Nghiên cứu riêng về tội phạm này, có một số đánh giá như sau:

Về đặc điểm nhân thân của các bị cáo bị xét xử về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS), trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2018, theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong số các bị cáo đã bị xét xử về tội phạm này có:

Bảng 2.4. Đặc điểm nhân thân người phạm tội theo Điều 157 BLHS giai đoạn 2014-2018

Đặc điểm nhân thân bị cáo Số bị cáo

Cán bộ, công chức 6

Đảng viên 14

Không nghề nghiệp 9

Tái phạm, tái phạm nguy hiểm 23

Nghiện ma túy 10

Dân tộc thiểu số 126

Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi 41

Từ 18 đến 30 tuổi 582

Người nước ngoài 2

(Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao)

Bảng số liệu trên cho thấy, số bị cáo phạm tội theo Điều 157 BLHS là dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao (126 bị cáo trong 5 năm, trung bình mỗi năm 25,2 bị cáo). Trong khi đó, số bị cáo là cán bộ, công chức chiếm tỷ lệ nhỏ (chỉ 6 bị cáo trong 5 năm). Ngoài ra, số bị cáo nữ cũng chiếm tỷ lệ cao (87 bị cáo trong 5 năm, trung bình mỗi năm 17,4 bị cáo).

Về độ tuổi, cũng theo bảng số liệu trên, số bị cáo phạm tội theo Điều 157 BLHS chủ yếu tập trung vào độ tuổi 18-30 với tổng số 582 bị cáo trong 5 năm, trung bình mỗi năm có đến 116,4 bị cáo là trung niên phạm tội. Đối tượng người chưa thành niên (từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi) trong giai đoạn 2014-2018 có 41 bị cáo, trung bình mỗi năm 8,2 bị cáo.

Ngoài ra, khi xem xét các bản án xét xử về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật cho thấy loại tội phạm này thường có sự tham gia của nhiều đối tượng.

Ví dụ 1:Bản án số 178/2018/HS-ST ngày 16-10-2018 của Tòa án nhân

dân thành phố C đã tuyên phạt Nguyễn Hải  9 tháng tù, Huỳnh Hoàng A 6 tháng tù, Lê Khải L 5 tháng tù và Phan Quốc Tr 4 tháng tù. Tất cả các bị cáo đều phạm tội: “Bắt người trái pháp luật”.

Ví dụ 2: Bản án số 12/2018/HSST ngày 31-08-2018 của Tòa án nhân

dân huyện T, tỉnh Đ đã tuyên phạt Chang A Đ 3 tháng tù, Chang A T 3 tháng tù và Giàng A K 3 tháng tù. Tất cả các bị cáo đều phạm tội “Bắt người trái pháp luật”.

Bên cạnh đó, nhiều bị cáo phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật cũng đồng thời phạm các tội phạm khác như cưỡng đoạt tài sản, đe dọa giết người... và bị xét xử phạm nhiều tội.

Ví dụ 1: Bản án số 18/2018/HSST ngày 10-4-2018 của Tòa án nhân dân

Thành phố B, tỉnh T đã tuyên phạt Đoàn Lê Thanh V 6 tháng tù về tội “Bắt người trái pháp luật” và 12 tháng tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Ví dụ 2: Bản án số 213/2017/HSST ngày 23-8-2017 của Tòa án nhân

dân quận L, thành phố H đã tuyên phạt Trần Trọng H 6 tháng tù về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”, 12 tháng tù về tội “Đe dọa giết người” và 6 tháng tù về tội “Chống người thi hành công vụ”.

Như vậy, qua phân tích tình hình thực tiễn xét xử các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân trong giai đoạn 5 năm từ 2014-2018, có thể rút ra một số đánh giá ngắn gọn như sau:

Một là, trong nhóm tội phạm này, tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157) là tội xảy ra nhiều và phổ biến nhất, sau đó là tội xâm phạm chỗ ở của công dân (Điều 158). Các tội phạm khác chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp, có tội phạm trong giai đoạn không có vụ án nào được đưa ra xét xử.

Hai là, loại hình phạt chủ yếu được áp dụng đối với loại tội phạm này là

hình phạt tù từ 7 năm trở xuống, số bị cáo được cho hưởng án treo cũng chiếm tỷ lệ cao. Ngoài ra, hình phạt cải tạo không giam giữ cũng được áp dụng phổ biến.

Ba là. ở tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là loại tội diễn ra với số lượng nhiều và phổ biến nhất, nhiều tội phạm xảy ra dưới hình thức đồng phạm và phạm đồng thời các tội phạm khác.

Bốn là, quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân là các

quyền có tính nhạy cảm cao, dễ bị xâm hại, nhiều trường hợp phạm tội phát sinh trong gia đình hoặc cơ quan dẫn đến người bị hại ít khi tố cáo hoặc cơ quan chức năng khó có thể phát hiện, ví dụ như tội xâm phạm quyền bình đẳng giới hay tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Do vậy, các tội phạm này bị xét xử trên thực tế còn rất ít, chiếm tỷ lệ nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)