Tiếp tục hoàn thiện quy định củaBộ luật hình sự 2015 về các tội xâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 102 - 106)

phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân

Trước những tồn tại, vướng mắc trong BLHS hiện hành đã được đề cập ở trên, để góp phần hoàn thiện quy định về các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân, người viết xin đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật sau đây:

Một là, cần có văn bản hướng dẫn thi hành về vấn đề định tội danh với

các trường hợp một người (hoặc nhiều người) có một hoặc nhiều hành vi vi phạm đối với một người tại Điều 157 (Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật).

Cụ thể, có thể đưa ra hướng dẫn, quy định rõ việc định tội danh trong sáu trường hợp cụ thể là: Nếu người phạm tội chỉ có hành vi bắt người trái pháp luật mà không có hành vi giữ hoặc giam người trái pháp luật thì chỉ định tội là: bắt người trái pháp luật. Nếu người phạm tội chỉ có hành vi giữ người trái pháp luật mà không có hành vi bắt hoặc giam người trái pháp luật thì chỉ định tội là: giữ người trái pháp luật. Nếu người phạm tội chỉ có hành vi giam giữ người trái pháp luật mà không có hành vi bắt hoặc giữ người trái pháp luật thì chỉ định tội là: giam người trái pháp luật. Nếu người phạm tội vừa có hành

vi bắt, vừa có hành vi giữ người trái pháp luật mà không có hành vi giam người trái pháp luật thì định tội: bắt giữ người trái pháp luật. Nếu người phạm tội vừa có hành vi bắt, vừa có hành vi giam người trái pháp luật mà không có hành vi giữ người trái pháp luật thì định tội: bắt giam người trái pháp luật. Nếu người phạm tội có cả ba hành vi bắt, giữ và giam người trái pháp luật thì định tội: bắt giữ giam người trái pháp luật. [25,tr.34-35]

Việc quy định thành 6 trường hợp như vậy sẽ đảm bảo cho việc xác định đúng tội danh của bị cáo, đồng thời sẽ chỉ có thể xét xử bị cáo về một tội chứ không thể xét xử họ về hai, ba tội độc lập nếu họ có nhiều hơn 1 hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu như vậy, 1 khung hình phạt sẽ bị áp dụng đến hai, ba lần.

Hai là, nên sửa đổi, bổ sung Điều 159 (Tội xâm phạm bí mật hoặc an

toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác) theo hướng bổ sung thêm cụm từ “một trong các” ở khoản 1.

Cụ thể: “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này thì bị...”.

Tương tự như vậy với Điều 163 (Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân) và Điều 164 (Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác), sao cho đảm bảo chính xác về mặt khoa học, tránh bỏ lọt tội phạm cũng như làm oan người vô tội, đồng thời tạo điều kiện cho việc áp dụng một cách đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Ba là, cần có văn bản hướng dẫn quy định về trường hợp “gây hậu quả

nghiêm trọng” và “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” tại Điều 162 (Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật),tránh gây lúng túng trong việc áp dụng pháp luật, đồng

thời khó khăn trong việc áp dụng các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng. Đối với trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng”, đó có thể là:

- Làm cho người bị buộc thôi việc, sa thải trái pháp luật lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, phải bán tài sản để thanh toán các khoản nợ.

- Gây bất bình cho công chức, viên chức, người lao động dẫn đến đình công, biểu tình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội...

Trường hợp “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” có thể được hiểu là:

- Làm cho người bị buộc thôi việc, sa thải trái pháp luật do uất ức mà bị bệnh tâm thần, mắc bệnh hiểm nghèo.

- Gây ảnh hưởng xấu đến dư luận trong nhân dân, làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, chính quyền.

- Gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đến trật tự an ninh chính trị ở địa phương...

Bốn là, để đảm bảo tính chính xác và logic, nên quy định rõ đối tượng

tác động của tội phạm tại Điều 160 (Tội xâm phạm quyền công dân về bầu cử, ứng của hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân) và Điều 161 (Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân). Cụ thể, Hiến pháp năm 2013 chỉ xác lập quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan là Quốc hội và Hội đồng nhân dân của công dân. Do đó, có thể hiểu phạm vi nội hàm quyền bầu cử, ứng cử của công dân tại Điều 160 và kết quả bầu cử tại Điều 161 là bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước nói trên chứ không phải các tổ chức chính trị-xã hội khác. Như vậy, Điều 160 BLHS năm 2015 có thể được sửa lại như sau:

“Điều 160: Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân

trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

....”

Với Điều 161 sẽ được sửa lại ở phần tiếp theo.

Năm là, bỏ giới hạn về chủ thể tại Điều 161 (Tội làm sai lệch kết quả

bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân) để tránh bỏ lọt tội phạm, quy định theo hướng chủ thể là bất cứ người nào có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS theo quy định mà có hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử. Còn đối với chủ thể là người có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát bầu cử mà phạm tội này thì bị áp dụng là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng.

Như vậy, Điều 161 sẽ được sửa như sau:

“Điều 161: Tội làm sai lệch kết quả bầu cử Quốc hội, bầu cử Hội đồng nhân dân, kết quả trưng cầu ý dân

1. Người nào giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử Quốc hội, bầu cử Hội đồng nhân dân, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 01 đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dẫn đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 đến 05 năm”.

Sáu là, trong thời gian tới, các nhà làm luật có thể xem xét hình sự hóa

BLHS như hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư (đã được quy định trong khoản 1 Điều 21 Hiến pháp năm 2013). Bởi lẽ, hiện nay, như đã được phân tích ở phần trên, trong thời đại công nghệ số hoá phát triển mạnh mẽ như vũ bão, việc bị xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình là rất phổ biến với nhiều mức độ khác nhau. Chính vì vậy nên có một chế tài hình sự mang tính răn đe và trừng phạt với các hành vi xâm phạm các quyền này gây hậu quả nghiêm trọng trên thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)