Nhóm các tội xâm phạm quyền dân chủ của công dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 60 - 73)

2.1. Những quy định củaBộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành về các tội xâm

2.1.2. Nhóm các tội xâm phạm quyền dân chủ của công dân

Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân (Điều 160 BLHS năm 2015)

Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu định tội và khung hình phạt cơ bản của tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.

Theo khoản 1 của điều luật, tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân có các dấu hiệu định tội như sau:

- Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là người đạt độ tuổi theo luật định (từ đủ 16 tuổi trở lên) và có năng lực TNHS.

- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân thể hiện ở hành vi cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi được nhà nước trưng cầu ý dân của mình. Hành vi có thể được thực hiện bằng các thủ đoạn như:

+ Lừa gạt: là thủ đoạn gian dối làm người khác hiểu lầm, hiếu sai khiến họ bỏ phiếu hoặc không bỏ phiếu cho một người nhất định khi bầu cử, hoặc khiến họ rút tên mình ra khỏi danh sách ứng cử, hoặc có thể khiến họ không biểu quyết hay biểu quyết theo ý muốn của người phạm tội khi tham gia trưng cầu ý dân...

+ Mua chuộc: là thủ đoạn dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để lôi kéo người khác làm theo điều mà người mua chuộc mong muốn (như bầu cử cho một người nhất định, biểu quyết theo yêu cầu của người phạm tội ...).

+ Cưỡng ép: là thủ đoạn có tính chất bạo lực về thể chất hoặc tinh thần để buộc người khác phải làm theo ý muốn của mình (như không thực hiện quyền ứng cử của mình, bầu cử cho người này thay vì người kia...).

+ Thủ đoạn khác: là thủ đoạn phạm tội ngoài ba thủ đoạn trên. Ví dụ: làm người khác vì sợ mà không thực hiện việc bỏ phiếu, ứng cử hoặc tham gia biểu quyết.

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân mà mình thực hiện là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng với mức phạt từ 1 đến 2 năm tù được áp dụng cho các trường hợp sau:

- Có tổ chức: là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ và mang

tính bền vững giữa những người cùng thực hiện hành vi.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: là trường hợp phạm tội mà người thực

hiện tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn trong việc tổ chức bầu cử, ứng cử, trưng cầu ý dân và lợi dụng chức vụ, quyền hạn này để thực hiện hành vi cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trung cầu ý dân của công dân.

- Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân:

là trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, gây ra việc hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.

Khoản 3 của điều luật quy định hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm đối với người phạm tội.

Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết của trưng cầu ý dân (Điều 161BLHS năm 2015)

Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu định tội và khung hình phạt cơ bản của tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.

Theo khoản 1 của điều luật, tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân có các dấu hiệu định tội như sau:

- Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân là chủ thể đặc biệt, là người có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử hoặc việc trưng cầu ý dân như thành viên ban bầu cử, ban kiểm phiếu....

- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân là hành vi làm cho kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân bị sai lệch. Hành vi này có thể được thực hiện bằng các thủ đoạn sau:

+ Giả mạo giấy tờ: là thủ đoạn làm giả hoặc sửa chữa giấy tờ liên quan đến kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân như làm giả phiếu bầu, sửa chữa biên bản kiểm phiếu...

+ Gian lận phiếu: là thủ đoạn làm số lượng phiếu bầu bị sai lệch như kiểm phiếu không đúng, rút bớt số phiếu, làm tăng số phiếu...

+ Thủ đoạn khác: là những thủ đoạn không thuộc các thủ đoạn trên nhưng có tính chất tương tự như đánh tráo hòm phiếu...

- Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân mà mình thực hiện là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản: cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.

Khoản 2 của điều luật (cấu thành tăng nặng) quy định hình phạt tù từ 1 đến 3 năm, áp dụng trong các trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Có tổ chức: là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ và mang

- Dẫn đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân: là trường

hợp phạm tội gây ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến phải hủy kết quả bầu cử hoặc kết quả trưng cầu ý dân và phải tổ chức lại.

Khoản 3 của điều luật quy định hình phạt bổ sung có thể được áp dụng là: Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật (Điều 162 BLHS năm 2015)

Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu định tội và khung hình phạt cơ bản của tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật, khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.

Theo khoản 1 của điều luật, tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật có các dấu hiệu định tội như sau:

- Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn trong việc cho thôi việc với công chức, viên chức hay sa thải người lao động như thủ trưởng cơ quan, giám đốc công ty, chủ cơ sở sản xuất...

Về các đối tượng công chức, viên chức và người lao động, theo pháp luật Việt Nam, có thể hiểu:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào

ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự

nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Theo Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008).

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm,

làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Theo Điều 2 Luật viên chức năm 2010).

Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động,

làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. (Theo Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012).

- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật được quy định có thể là:

+ Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức: là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn trong vấn đề cho thôi việc đối với công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân ra quyết định buộc công chức, viên chức dưới quyền mình phải thôi việc trái pháp luật.

Để xác định tính trái pháp luật của quyết định buộc thôi việc công chức, viên chức cần căn cứ vào các quy định về trường hợp được cho thôi việc trongLuật các bộ, công chức năm 2008 và Luật viên chức 2010.

Cụ thể: Khoản 3 Điều 58 Luật các bộ, công chức quy định: Công chức 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc. Khoản 3 Điều 78 luật này cũng quy định: Công chức bị tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương

nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Đối với viên chức, khoản 1 Điều 29 Luật viên chức quy định: Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể phải chịu hình thức buộc thôi việc. Khoản 1 Điều 57 luật này cũng quy định: Viên chức bị tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

+ Sa thải trái pháp luật đối với người lao động: là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn trong việc thôi việc đối với người lao động trong các doanh nghiệp đã áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động mà không đúng căn cứ áp dụng hoặc quy trình, thủ tục áp dụng được quy định trong Bộ luật lao động năm 2012.

Cụ thể, Điều 126 Bộ luật Lao động quy định người sử dụng lao động chỉ được sa thải người lao động trong 03 trường hợp sau:

“1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động”.

Ngoài ra, việc xử lý kỷ luật phải tuân theo nguyên tắc, trình tự quy định tại Điều 123 Bộ luật Lao động như sau:

“1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản”.

+ Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc: là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn trong việc tuyển dụng và cho thôi việc đối với công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc bằng các thủ đoạn cưỡng ép, đe dọa tác động đến ý chí của những người này để buộc họ phải thôi việc trái với ý muốn.

- Dấu hiệu hậu quả của tội phạm:

Gây hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội phạm này. Đây là hậu quả do hành vi buộc thôi việc hoặc sa thải của người phạm tội gây ra dẫn đến người bị thôi việc bị thiệt hại về mặt tinh thần, vật chất cho bản thân hoặc gia đình. Hiện nay chưa có giải thích chính thức về “hậu quả nghiêm trọng” này, nhưng có thể hiểu là hậu quả làm cho “họ và gia đình lâm vào tình trạng khốn khó, phải bán hết tài sản, thậm chí bán cả nhà để thanh toán các khoản nợ... hoặc gây bất bình cho người lao động, cán bộ, công chức trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị dẫn đến đình công,

biểu tình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội... hoặc do uất ức mà bị tâm thần, bị bệnh hiểm nghèo...” [25, tr.141-142].

- Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật mà mình thực hiện là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng: phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 3 năm với các trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

+ Đối với 2 người trở lên: là trường hợp phạm tội có từ 2 nạn nhân trở lên + Đối với phụ nữ mà biết là có thai: là trường hợp phạm tội mà nạn

nhân là phụ nữ có thai và người thực hiện tội phạm biết rõ việc có thai này. Đây là đối tượng dễ bị tổn thương về mặt sức khỏe thể chất và tinh thần, ngoài ra khi bị mất việc làm còn có thể làm mất đi khoản thu nhập làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng thai nhi.

+ Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi: là trường hợp phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 60 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)