Bộ luật hình sự Liên bang Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 74)

2.2. Quy định tương tự củaBộ luật hình sự một số nước trên thế giới về các

2.2.1. Bộ luật hình sự Liên bang Nga

BLHS Liên bang Nga được Duma quốc gia Nga thông qua ngày 24/05/1996 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1997.

Trong BLHS Liên bang Nga, các quy định tương tự với các quy định về các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân trong BLHS Việt Nam nằm trong chương 19: “Các tội xâm phạm quyền Hiến pháp và tự do của con người và công dân” với 13 tội danh [39,tr.212-245]. Cụ thể:

- Tội xâm phạm quyền bình đẳng của công dân (Điều 137)

- Tội xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về cuộc sống riêng (Điều 138) (là hành vi thu thập và loan truyền trái pháp luật tin tức về cuộc sống riêng của người khác, chứa đựng bí mật cá nhân hoặc gia đình người đó mà không có sự đồng ý của người này, hoặc loan truyền tin tức đó trên diễn đàn công cộng, trong các tác phẩm được phổ biến công khai hoặc trên phương tiện vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác và gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân)

- Tội xâm phạm bí mật thư từ, nói chuyện điện thoại, thư tín, điện báo hay các thông tin khác (Điều 139)

- Tội từ chối cung cấp thông tin cho công dân (Điều 141) (là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn từ chối trái pháp luật việc cung cấp giấy tờ và tài liệu thu thập theo trình tự quy định, trực tiếp liên quan đến quyền và tự do của công dân, hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc rõ ràng là giải mạo cho công dân, gây tổn hại đến quyền và lợi ích của công dân)

- Tội cản trở việc thực hiện quyền bầu cử hoặc công việc của các ban bầu cử (Điều 142)

- Tội giả mạo giấy tờ bầu cử, giấy tờ trưng cầu dân ý hoặc kiểm phiếu sai (Điều 143)

- Tội vi phạm quy định về bảo hộ lao động (Điều 144)

- Tội từ chối nhận vào làm việc không có căn cứ hoặc buộc thôi việc không có căn cứ phụ nữ đang có thai hoặc phụ nữ nuôi con dưới 3 tuổi (Điều 145)

- Tội xâm phạm quyền tác giả và các quyền liên quan (Điều 146) - Tội xâm phạm quyền sáng chế, phát minh (Điều 147)

- Tội cản trở việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (Điều 148)

- Tội cản trở việc tiến hành hoặc tham gia hội họp, biểu tình, diễu hành, canh phòng khi biểu tình (Điều 149)

Ngoài chương 19 quy định trực tiếp các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân, BLHS Liên bang Nga còn có 3 tội danh quy định gián tiếp trong chương 17: “Các tội xâm phạm tự do, nhân phẩm và danh dự cá nhân”, cụ thể:

- Tội bắt cóc người (Điều 127)

- Tội tước tự do trái pháp luật (Điều 128) (là hành vi “tước tự do của người khác trái pháp luật, không liên quan đến việc bắt cóc người đó”)

Như vậy, khi xem xét những quy định này có thể nhận thấy BLHS Liên bang Nga cũng quy định một cách đầy đủ và chặt chẽ các hành vi xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân. So sánh với BLHS Việt Nam, 2 bộ luật có nhiều quy định với nội dung khá tương đồng, tuy nhiên, cũng có một số điểm khác nhau sau đây:

Thứ nhất, BLHS Liên bang Nga quy định các hành vi xâm hại quyền tự

do con người, quyền TDDC của công dân trong 2 chương “Các tội xâm phạm quyền Hiến pháp và tự do của con người và công dân” và chương: “Các tội xâm phạm tự do, nhân phẩm và danh dự cá nhân” chứ không cụ thể hóa và phân loại riêng trong một chương về “Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân” như BLHS nước ta.

Thứ hai, một số hành vi được quy định trong BLHS Liên bang Nga

chưa được ghi nhận trong BLHS Việt Nam như hành vi được quy định trong các tội đưa người trái pháp luật vào bệnh viện tâm thần (Điều 129), tội xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về cuộc sống riêng (Điều 138), tội từ chối cung cấp thông tin cho công dân (Điều 141), tội vi phạm quy định về bảo hộ lao động (Điều 144), tội từ chối nhận vào làm việc không có căn cứ hoặc buộc thôi việc không có căn cứ phụ nữ đang có thai hoặc phụ nữ nuôi con dưới 3 tuổi (Điều 145). Việc quy định các hành vi này trong BLHS có thể do những hoàn cảnh và đặc điểm của xã hội và nhà nước khác với Việt Nam. Tuy nhiên, việc quy định hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về cuộc sống riêng trong BLHS nước ta theo cá nhân tác giả cũng nên được xem xét thực hiện bởi hiện nay, mạng xã hội và các phương tiện thông tin, liên lạc, chụp chiếu, ghi hình, ghi âm... tại Việt Nam được sử dụng rất phổ biến, nhiều trường hợp xâm phạm cuộc sống riêng tư để lại hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân bị xâm hại.

trong BLHS Liên bang Nga trong BLHS Việt Nam đã được chuyển sang chương các tội phạm về kinh tế. Đặc biệt, trong BLHS nước ta có tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 166) còn trong chương tương ứng của BLHS Liên bang Nga không có tội phạm này.

Thứ tư, về hình phạt, cả hai BLHS đều quy định hình phạt đối với các

tội phạm xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân mang tính chất giáo dục, phòng ngừa là chính. Trong BLHS Liên bang Nga, hình phạt chủ yếu là phạt tiền tính trên mức thu nhập tối thiểu hay mức lương hay thu nhập khác của người bị kết án trong thời gian, hoặc bị phạt lao động hay phạt tù ở mức thấp. Trong khi đó, BLHS Việt Nam quy định hình phạt đối với tội phạm này thấp nhất là cảnh cáo và cao nhất là 12 năm tù.

2.2.2. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thông qua ngày 01/07/1979, có hiệu lực từ ngày 01/01/1980. Trải qua quá trình áp dụng và thi hành, bộ luật đã được sửa đổi, bổ sung 9 lần và gần đây nhất là vào năm 2015.

Liên quan đến các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân, BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng có một số các quy định tương tự với các tội phạm này trong chương IV: “Các tội xâm phạm quyền tự do thân thể, quyền dân chủ của công dân” với 31 điều luật từ Điều 232 đến Điều 262 [13, tr.156-168]. Đúng như tên gọi, đây là chương quy định khách thể rất rộng, do vậy, trong đó có rất nhiều điều luật thuộc các chương khác theo quan điểm của nhà làm luật Việt Nam. Tuy vậy cũng có một số điều luật có sự tương đồng trong chương XV của BLHS nước ta, cụ thể:

- Điều 238 quy định về hành vi giam giữ trái pháp luật người khác hoặc bằng các thủ đoạn khác tước đoạt phi pháp quyền tự do thân thể của người

khác.

- Điều 245 quy định về hành vi khám người, khám nhà người khác bất hợp pháp hoặc vào nhà của người khác một cách phi pháp.

- Điều 251 quy định về hành vi của nhân viên công tác trong cơ quan nhà nước tước đoạt phi pháp quyền tự do tín ngưỡng của công dân hoặc xâm phạm phong tục tập quán của dân tộc thiểu số.

- Điều 252 quy định về hành vi cất giấu, tiêu hủy hoặc bóc thư của người khác một cách phi pháp, xâm phạm quyền tự do thông tin của công dân.

- Điều 253 quy định về hành vi của nhân viên bưu điện tự ý bóc mở hoặc giấu đi hoặc tiêu hủy thư từ, điện báo.

- Điều 254 quy định về hành vi của nhân viên công tác trong cơ quan nhà nước lạm dụng chức quyền lấy danh nghĩa công việc hãm hại, báo thù những người khiếu nại, tố cáo, phê bình người khác khai báo.

- Điều 256 quy định về hành vi của người lãnh đạo cơ quan nhà nước (khi bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp) dùng thủ đoạn bạo lực uy hiếp, lừa dối, hối lộ, làm giả tài liệu bầu cử, báo khống số phiếu bầu... phá hoại cuộc bầu cử hoặc xâm hại tới quyền tự do bầu cử và được bầu cử.

Tuy vậy, như đã nói, khách thể của chương tội phạm nảy rất rộng nên ngoài những tội danh trên, trong chương này, BLHS Trung Quốc còn quy định các tội phạm thuộc các chương khác theo quan điểm của nhà làm luật Việt Nam, cụ thể:

- Quy định thuộc chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người như: Điều 232 quy định về hành vi cố ý giết người, Điều 233 quy định về hành vi vô ý làm chết người, Điều 234 quy định về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác, Điều 236 quy định về hành vi dùng bạo lực, uy hiếp hoặc các thủ đoạn khác cưỡng hiếp phụ nữ, Điều 237 quy định về hành vi dùng bạo lực, uy hiếp hoặc các thủ đoạn khác cưỡng dâm

phụ nữ...

- Quy định thuộc chương các tội xâm phạm sở hữu như: Điều 239 quy định về hành vi bắt cóc người khác vì mục đích tống tiền hoặc bắt cóc để làm con tin.

- Quy định thuộc chương các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình như: Điều 258 quy định về hành vi của người nào đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác, hoặc biết rõ người khác đã có vợ (hoặc chồng) mà vẫn kết hôn với họ, Điều 259 quy định về hành vi của người nào biết rõ là vợ hoặc chồng của quân nhân đang tại ngũ mà vẫn ăn ở hoặc kết hôn với người đó hoặc hành vi của người có chức quyền hoặc quan hệ cấp trên, cấp dưới, dùng thủ đoạn dọa nạt, cưỡng ép để gian dâm với vợ của quân nhân đang tại ngũ...

Ngoài ra, việc quy định khách thể khá rộng nên tính chất, mức độ nguy hiểm của các tội phạm có sự khác biệt lớn dẫn tới các mức hình phạt khá đa dạng trong chương này. Ngoài hình phạt tù có thời hạn còn có thể bị áp dụng hình phạt tử hình (như tại Điều 232 quy định về hành vi cố ý giết người, Điều 236 về hành vi dùng bạo lực, uy hiếp hoặc các thủ đoạn khác cưỡng hiếp phụ nữ...)

Về mặt hình thức, các tội phạm trong BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không được nhà làm luật đặt tên tội danh như BLHS Việt Nam và BLHS nhiều nước khác mà chỉ mô tả hành vi phạm tội.

Như vậy, có thể thấy rằng, BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và BLHS Việt Nam có một số điểm tương đồng nhưng cũng có nhiều sự khác biệt về mặt hình thức và nội dung. Tuy nhiên, trong bộ luật này có một số điều luật mặc dù khách thể tội phạm không thuộc chương các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân nhưng BLHS Việt Nam có thể tham khảo để bổ sung như: Điều 241 quy định về hành vi mua bán phụ nữ, trẻ

em bị đem bán, Điều 242 quy định về hành vi dùng bạo lực hoặc uy hiếp, ngăn cản nhân viên thi hành công vụ nhà nước giải thoát cho phụ nữ, trẻ em bị đem bán...

2.2.3. Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức

BLHS Cộng hòa Liên bang Đức được thông qua lần đầu tiên vào ngày 15/05/1871 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1872. Bộ luật đã trải qua nhiều lần sửa đổi ở các phần khác nhau và lần gần đây nhất là vào ngày 19/06/2019, sửa đổi có hiệu lực từ ngày 28/06/2019.

Liên quan đến các hành vi xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân, BLHS Cộng hòa Liên bang Đức không quy định vào một chương riêng như BLHS Việt Nam mà quy định rải rác tại các chương khác nhau. Các điều luật quy định về các hành vi này cụ thể là:

- Điều 107a: Gian dối trong bầu cử: quy định về hành vi không được phép mà bầu cử hoặc bằng cách khác đưa đến kết quả bầu cử không đúng hoặc làm sai kết quả; công bố hoặc để cho công bố không đúng kết quả bầu cử. [38,tr.212]

- Điều 108: Cưỡng ép cử tri: quy định về hành vi cưỡng ép hoặc ngăn cản trái pháp luật một người khác bầu hoặc thực hiện quyền bầu cử theo một mục đích nhất định... [38,tr.214]

- Điều 123: Xâm phạm sự bình yên nhà ở: quy định hành vi xâm nhập trái pháp luật vào một căn hộ, văn phòng, cửa hàng, hoặc vào khuôn viên có hàng rào của một người khác hoặc vào những căn phòng đã khóa được xác định cho công vụ hay giao dịch công, hoặc ở lại đó không được phép, không tự ra khỏi theo yêu cầu của người có quyền... [38,tr.230]

- Điều 124: Xâm phạm sự bình yên nhà ở nghiêm trọng: quy định hành vi xâm nhập giống điều 123 của chủ thể là một số đông người hợp nhau thành nhóm công khai... [38,tr.232]

- Điều 201: Xâm phạm sự bí mật của lời nói: quy định về hành vi không được phép mà ghi âm lời không được nói công khai, sử dụng ghi âm đó hoặc làm cho người thứ ba được tiếp cận, nghe trộm bằng một máy nghe lời không được nói công khai mà lời này được xác định không thuộc phạm vi được biết của họ, thông báo công khai lời đã được nói không công khai mà đã được ghi âm... [38,tr.236]

- Điều 201a: Xâm phạm phạm vi cuộc sống cá nhân riêng tư nhất qua những sự thu nhận hình ảnh: quy định hành vi không được phép mà tạo ra hoặc truyền đi những sự thu nhận hình ảnh từ một người khác đang ở trong một căn hộ hoặc trong một phòng được bảo vệ đặc biệt chống nhìn thấy và qua đó xâm phạm phạm vi cuộc sống cá nhân riêng tư nhất... [38,tr.336]

- Điều 202: Xâm phạm bí mật thư tín: quy định hành vi không được phép mà mở một bức thư kín hoặc một ấn phẩm được bao bì kín khác được xác định là không thuộc phạm vi được biết của họ... [38,tr.338]

- Điều 202a: Xem trộm các dữ liệu: quy định về hành vi lấy cho mình hoặc người khác những dữ liệu được xác định là không cho họ và được bảo vệ đặc biệt chống sự tiếp cận trái phép bằng cách vô hiệu hóa sự bảo vệ này... [38,tr.340]

- Điều 203: Xâm phạm những bí mật riêng tư: quy định về hành vi của người không được phép mà tiết lộ một bị mật của người khác, trước hết là một bí mật thuộc phạm vi cuộc sống cá nhân hoặc một bí mật nhà máy hoặc bí mật kinh doanh mà họ đã được tin tưởng cho biết hoặc được biết bằng cách khác... [38,tr.340-346]

- Điều 206: Xâm phạm bí mật bưu chính hoặc bí mật viễn thông: quy định hành vi không được phép mà thông tin cho một người khác về sự việc thuộc bí mật bưu chính hoặc viễn thông và họ được biết vì là chủ hoặc nhân viên của một doanh nghiệp hoạt động dịch vụ bưu chính hoặc liên lạc viễn thông... [38,tr.348-350]

- Điều 235: Bắt giữ người chưa thành niên: quy định hành vi bắt giữ người dưới mười tám tuổi bằng bạo lực hoặc đe dọa một sự tồi tệ có tình nhạy cảm..., một trẻ em mà không phải là người thân thích của họ... [38,tr.378]

- Điều 239: Tước đoạt tự do: quy định hành vi giam giữ hoặc bằng cách khác tước đoạt tự do của một người... [38,tr.384]

Như vậy, BLHS Cộng hòa Liên bang Đức cũng có nhiều quy định về các hành vi xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân. Tuy nhiên, so với BLHS Việt Nam cũng có một số điểm khác biệt như sau:

Thứ nhất, BLHS Cộng hòa Liên bang Đức không quy định các hành vi

xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân vào một chương riêng như BLHS nước ta mà quy định tại nhiều chương khác nhau như: chương các tội xâm phạm các cơ quan hiến pháp cũng như các tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)