Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 36 - 42)

1.3. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam về

1.3.3. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến trước

BLHS năm 1999 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của nước ta, nhất là BLHS năm 1985 cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Về cơ bản, BLHS năm 1999 không bổ sung cũng không hủy bỏ tội phạm nào so với BLHS năm 1985, tuy nhiên BLHS năm 1999 tách Điều 122 của BLHS trước đó quy định về tội xâm phạm quyền bầu cử của công dân thành hai điều luật là Tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân (Điều 126) và tội làm sai lệch kết quả bầu cử (Điều 127). Tuy nhiên, bộ luật cũng có một số sửa đổi, bổ sung ở một số các điều luật trong nhóm tội này mang tính chi tiết, đầy đủ và chính xác hơn. Ngoài ra, hình phạt áp dụng đối với các tội xâm phạm quyền TDDC của công dân đã nghiêm khắc hơn so với trước đây, thể hiện ở các tội phạm như: Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 123), tội xâm phạm chỗ ở của công dân (Điều 124), tội xâm phạm bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác (Điều 125) và tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 132).

Để khẳng định hơn nhiệm vụ bảo vệ quyền công dân của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị khóa XI về “một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới” đã đưa ra định hướng cho công tác tư pháp nhằm kịp thời đối phó trước tình hình phức tạp, nhanh chóng của quá trình, xu thế đổi mới, hội nhập, việc vi phạm các quyền TDDC của công dân ngày càng phức tạp, trong tố tụng hình sự còn tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội còn thường xuyên xảy ra. Nội dung cụ thể của Nghị quyết tập trung nhấn mạnh vấn đề cải cách tòa án là khâu đột phá, đặc biệt bảo đảm tốt quyền TDDC của công dân [10].

Đề phù hợp với BLHS năm 1999, Quốc hội đã ban hành BLTTHS năm 2003 (thay thế BLTTHS năm 1988), trong đó có nhiều nguyên tắc cơ bản liên quan đến việc bảo vệ các quyền TDDC của công dân như:

- Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân (Điều 4)

- Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật (Điều5) - Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (Điều 6) - Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân (Điều 7)

- Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân (Điều 8)

- Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Điều 11) - Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án (Điều 19)

- Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra (Điều 30)

- Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố hình sự (Điều 31),,,

Cụ thể hóa nguyên tắc này, BLTTHS năm 2003 đã dành một chương mới (Chương XXXV) quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, trong đó phạm vi khiếu nại, tố cáo không chỉ dừng lại ở việc khiếu nại, tố cáo

quyết định, mà còn có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi của những người tiến hành tố tụng, qua đó bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

Đặc biệt, trong giai đoạn này, Hiến pháp năm 2013 ra đời đã có những đổi mới căn bản, quan trọng cả về cơ cấu, bố cục, cách viết và nội dung của các quyền con người, quyền công dân, cụ thể đãdành chương II với tên gọi “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” để ghi nhận các quyền cơ bản này. Trong Hiến pháp năm 2013, về tên Chương, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, “quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” đã trở thành tên gọi của Chương, thay vì chỉ gọi là “quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” như Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đó. Sự bổ sung cụm từ “quyền con người” là điểm nhấn quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Cùng với đó, cũng xóa bỏ ranh giới còn chưa rõ ràng giữa khái niệm về quyền con người và quyền công dân, ghi nhận việc mở rộng các chủ thể của quyền, khẳng định chủ thể rộng nhất của quyền con người là mọi cá nhân, mọi người đều được hưởng.

So với Hiến pháp năm 1992, cùng với việc hiến định các quyền mới như quyền sống, quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học..., Hiến pháp năm 2013 còn sửa đổi, bổ sung hơn 30 điều cụ thể trong Chương quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó đáng chú ý là quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình (Điều 21), quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22), quyền tiếp cận thông tin (Điều 25), quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34), v.v…

Như vậy, có thể nói, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ trong chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Từ sau bản hiến pháp này, một loạt các luật và bộ luật đã có sự sửa đổi,

bổ sung, trong đó phải kể đến BLHS và BLTTHS với việc tăng cường bảo vệ các quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân cũng như có sự phân biệt một cách rạch ròi giữa quyền con người và quyền công dân trong lý luận cũng như lập pháp.

Kết luận chương 1

Các quyền con người, quyền công dân nói chung và quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân nói riêng là những quyền cơ bản và thiêng liêng nhất. Nếu như quyền con người là giá trị chung của nhân loại thì quyền công dân được thừa nhận khác nhau ở mỗi quốc gia.

Là bộ phận của quyền con người, nên quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân cũng là những quyền tự nhiên, vốn có. Tuy nhiên, những quyền này chỉ thực sự có ý nghĩa trên thực tế khi được thừa nhận và bảo đảm bởi nhà nước bằng hiến pháp và pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự. Chính vì vậy, là một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiến bộ, nhà nước Việt Nam đã hình sự hóa các hành vi nguy hiểm xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân trong BLHS bằng việc quy định về “Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân”.

Lịch sự hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân từ năm 1945 đến nay cho thấy, từ khi còn là một nhà nước non trẻ, nhà nước Việt Nam đã rất nỗi lực trong việc ghi nhận rất nhiều những quyền cơ bản của con người, của công dân như quyền tự do thân thể, tự do hội họp, quyền bình đẳng giới... Và để bảo đảm các quyền đó, nhà nước cũng quy định chế tài xử lý với các hành vi xâm phạm đến quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân trong nhiều văn bản luật, sắc luật. Trải qua thời gian cùng với sự tiến bộ trong tư tưởng cũng như kỹ thuật lập hiến, các quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân ngày càng được ghi nhận một cách đầy đủ và rộng mở, việc quy định các hành vi xâm phạm đến nhóm quyền này trong BLHS ngày càng được hoàn thiện, trở thành công cụ sắc bén nhất của nhà nước trong việc bảo vệ các quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân.

CHƯƠNG 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 VÀ BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO CỦA CON NGƯỜI, QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA

CÔNG DÂN VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)