Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 80 - 83)

2.2. Quy định tương tự củaBộ luật hình sự một số nước trên thế giới về các

2.2.3. Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức

BLHS Cộng hòa Liên bang Đức được thông qua lần đầu tiên vào ngày 15/05/1871 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1872. Bộ luật đã trải qua nhiều lần sửa đổi ở các phần khác nhau và lần gần đây nhất là vào ngày 19/06/2019, sửa đổi có hiệu lực từ ngày 28/06/2019.

Liên quan đến các hành vi xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân, BLHS Cộng hòa Liên bang Đức không quy định vào một chương riêng như BLHS Việt Nam mà quy định rải rác tại các chương khác nhau. Các điều luật quy định về các hành vi này cụ thể là:

- Điều 107a: Gian dối trong bầu cử: quy định về hành vi không được phép mà bầu cử hoặc bằng cách khác đưa đến kết quả bầu cử không đúng hoặc làm sai kết quả; công bố hoặc để cho công bố không đúng kết quả bầu cử. [38,tr.212]

- Điều 108: Cưỡng ép cử tri: quy định về hành vi cưỡng ép hoặc ngăn cản trái pháp luật một người khác bầu hoặc thực hiện quyền bầu cử theo một mục đích nhất định... [38,tr.214]

- Điều 123: Xâm phạm sự bình yên nhà ở: quy định hành vi xâm nhập trái pháp luật vào một căn hộ, văn phòng, cửa hàng, hoặc vào khuôn viên có hàng rào của một người khác hoặc vào những căn phòng đã khóa được xác định cho công vụ hay giao dịch công, hoặc ở lại đó không được phép, không tự ra khỏi theo yêu cầu của người có quyền... [38,tr.230]

- Điều 124: Xâm phạm sự bình yên nhà ở nghiêm trọng: quy định hành vi xâm nhập giống điều 123 của chủ thể là một số đông người hợp nhau thành nhóm công khai... [38,tr.232]

- Điều 201: Xâm phạm sự bí mật của lời nói: quy định về hành vi không được phép mà ghi âm lời không được nói công khai, sử dụng ghi âm đó hoặc làm cho người thứ ba được tiếp cận, nghe trộm bằng một máy nghe lời không được nói công khai mà lời này được xác định không thuộc phạm vi được biết của họ, thông báo công khai lời đã được nói không công khai mà đã được ghi âm... [38,tr.236]

- Điều 201a: Xâm phạm phạm vi cuộc sống cá nhân riêng tư nhất qua những sự thu nhận hình ảnh: quy định hành vi không được phép mà tạo ra hoặc truyền đi những sự thu nhận hình ảnh từ một người khác đang ở trong một căn hộ hoặc trong một phòng được bảo vệ đặc biệt chống nhìn thấy và qua đó xâm phạm phạm vi cuộc sống cá nhân riêng tư nhất... [38,tr.336]

- Điều 202: Xâm phạm bí mật thư tín: quy định hành vi không được phép mà mở một bức thư kín hoặc một ấn phẩm được bao bì kín khác được xác định là không thuộc phạm vi được biết của họ... [38,tr.338]

- Điều 202a: Xem trộm các dữ liệu: quy định về hành vi lấy cho mình hoặc người khác những dữ liệu được xác định là không cho họ và được bảo vệ đặc biệt chống sự tiếp cận trái phép bằng cách vô hiệu hóa sự bảo vệ này... [38,tr.340]

- Điều 203: Xâm phạm những bí mật riêng tư: quy định về hành vi của người không được phép mà tiết lộ một bị mật của người khác, trước hết là một bí mật thuộc phạm vi cuộc sống cá nhân hoặc một bí mật nhà máy hoặc bí mật kinh doanh mà họ đã được tin tưởng cho biết hoặc được biết bằng cách khác... [38,tr.340-346]

- Điều 206: Xâm phạm bí mật bưu chính hoặc bí mật viễn thông: quy định hành vi không được phép mà thông tin cho một người khác về sự việc thuộc bí mật bưu chính hoặc viễn thông và họ được biết vì là chủ hoặc nhân viên của một doanh nghiệp hoạt động dịch vụ bưu chính hoặc liên lạc viễn thông... [38,tr.348-350]

- Điều 235: Bắt giữ người chưa thành niên: quy định hành vi bắt giữ người dưới mười tám tuổi bằng bạo lực hoặc đe dọa một sự tồi tệ có tình nhạy cảm..., một trẻ em mà không phải là người thân thích của họ... [38,tr.378]

- Điều 239: Tước đoạt tự do: quy định hành vi giam giữ hoặc bằng cách khác tước đoạt tự do của một người... [38,tr.384]

Như vậy, BLHS Cộng hòa Liên bang Đức cũng có nhiều quy định về các hành vi xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân. Tuy nhiên, so với BLHS Việt Nam cũng có một số điểm khác biệt như sau:

Thứ nhất, BLHS Cộng hòa Liên bang Đức không quy định các hành vi

xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân vào một chương riêng như BLHS nước ta mà quy định tại nhiều chương khác nhau như: chương các tội xâm phạm các cơ quan hiến pháp cũng như các tội phạm trong bầu cử và biểu quyết, các tội xâm phạm trật tự công cộng, các tội xâm phạm bí mật cuộc sống cá nhân và bí mật cá nhân...

Thứ hai, có thể do những hoàn cảnh và đặc điểm của xã hội và nhà nước khác với Việt Nam, BLHS Cộng hòa Liên bang Đức không hình sự hóa một số hành vi xâm phạm quyền con người quyền TDDC của công dân như BLHS Việt Nam, như các hành vi buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật, xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân, xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác ...

Thứ ba, trong BLHS Cộng hòa Liên bang Đức, các nhà làm luật khi quy định các hành vi phạm tội cũng kèm theo quy định cả vấn đề chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt trong các điều luật tương ứng. Trong khi đó, các quy định này được ghi nhận thành nguyên tắc chung trong phần chung của BLHS Việt Nam.

được ghi nhận trong BLHS Việt Nam như quy định về hành vi xâm phạm sự bí mật lời nói (Điều 201), xem trộm các dữ liệu (Điều 202a), xâm phạm những bí mật riêng tư (Điều 203)..., trong đó, hành vi xâm phạm những bí mật riêng tư giống như BLHS Liên bang Nga cũng nên được quy định trong BLHS Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ năm, về hình phạt, BLHS Cộng hòa Liên bang Đức chỉ quy định hình phạt tước tự do và hình phạt tiền được tính theo đơn vị thu nhập ngày đối với tất cả các tội phạm nói trên. Các hình phạt tước tự do đều ở mức nhẹ, mang tính chất phòng ngừa, giáo dục là chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)