Nhóm các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 44 - 60)

2.1. Những quy định củaBộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành về các tội xâm

2.1.1. Nhóm các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do của

pháp lý của tội phạm như dấu hiệu về chủ thể, dấu hiệu về hành vi khách quan, và dấu hiệu lỗi của chủ thể cũng như các tình tiết định khung hình phạt được quy định trong BLHS năm 2015, qua đó làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt đối với từng tội phạm cụ thể trong chương này.

2.1.1. Nhóm các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do của công dân công dân

Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHSnăm 2015)

Điều luật gồm 4 khoản. Trong đó khoản 1 quy định dấu hiệu định tội và khung hình phạt cơ bản của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, khoản 2 và 3 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 4 quy định hình phạt bổ sung.

Theo khoản 1 của điều luật, tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có các dấu hiệu định tội sau:

- Dấu hiệu chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này là người đạt độ tuổi theo luật định (từ đủ 16 tuổi trở lên) và có năng lực TNHS. Dấu hiệu này cho ta thấy sự khác biệt về chủ thể của tội này với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377) mà chủ thể của tội này là những người có chức vụ, quyền hạn như điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, giám thị và nhân viên tạm giữ trại giam, trại tạm giam.

- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm:

Điều luật quy định 3 tội tương ứng với 3 hành vi sau:

+ Hành vi bắt người trái pháp luật: được hiểu là hành vi khống chế người khác để tạm giữ hoặc tạm giam họ một cách trái pháp luật.

+ Hành vi giữ người trái pháp luật: được hiểu là hành vi làm cho người khác không di chuyển ngoài sự kiểm soát của mình trong khoảng thời gian nhất định một cách trái pháp luật.

+ Hành vi giam người trái pháp luật: là hành vi cách li người khác trong khoảng thời gian nhất định một cách trái pháp luật.

Tính trái pháp luật được thể hiện qua các đặc điểm sau:

+ Người không có thẩm quyền nhưng lại thực hiện việc bắt, giữ, giam người khác. (trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc bắt người đang có lệnh truy nã). Thời điểm hoàn thành của tội phạm trong trường hợp này là thời điểm người phạm tội hoàn thành việc thực hiện hành vi bắt, giữ hoặc giam người.

+ Người có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người nhưng thực hiện việc bắt, giữ, giam người không đúng quy định của pháp luật về thủ tục hoặc thẩm quyền như: Không có lệnh bắt, hoặc khi có lệnh bắt nhưng lại không lập biên bản theo đúng quy định, không có người chứng kiến, tạm giam quá thời hạn hoặc bắt sai đối tượng… Thủ tục và thẩm quyền bắt, giữ hoặc giam người được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các điều 110, 111,112, 113, 117, 119 BLTTHS năm 2015. Thời điểm hoàn thành của tội phạm trong trường hợp này là thời điểm lệnh bắt, giữ hoặc giam người đã được ký và đóng dấu.

Như vậy, để xác định có hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật hay không cần phải đối chiếu với quy định của BLTTHS, Luật xử lý vi phạm hành chính năm2012 và các văn bản có liên quan về việc bắt, giữ

hoặc giam người.

Ngoài ra, nếu việc bắt, giữ, giam người trái pháp luật mà có dùng vũ lực dẫn đến gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người bị hại thì người có hành vi nêu trên còn phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác (Điều 134) theo nguyên tắc phạm nhiều tội.

Trong trường hợp bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật mà sau đó người phạm tội có hành vi đe dọa thân nhân của người bị hại với bất kỳ hình thức nào nhằm chiếm đoạt tài sản thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169).

Thủ đoạn của việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật rất đa dạng nhưng không có ý nghĩa trong việc định tội. Người phạm tội có thể dùng sức mạnh về thể chất như đánh, trói... hoặc cũng có thể dùng sức mạnh về tinh thần như dọa giết, dọa đánh nếu chống lại việc bắt, giữ hoặc giam... hay dùng lệnh giả của cơ quan nhà nước...

- Dấu hiệu lỗi của chủ thể:

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi bắt, giữ hoặc giam người khác mà mình thực hiện là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

Trong khoản 1 (cấu thành cơ bản) quy định hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Trong khoản 2 (cấu thành tăng nặng) quy định hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm đối với các trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Có tổ chức: là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ và mang

tính bền vững giữa những người cùng thực hiện hành vi.

thể thực hiện là người có chức vụ, quyền hạn và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thực hiện hành vi bắt, giam hoặc giữ người trái pháp luật.

- Đối với người đang thi hành công vụ: Theo Nghị định số

208/2013/NĐ-CP,người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội. Theo đó, trường hợp bắt, giữ, giam người trái pháp luật đối với người thi hành công vụlà việc bắt, giữ hoặc giam người thuộc những đối tượng trên nhằm cản trở hoặc đe dọa không cho họ thực hiện nhiệm vụ.

- Phạm tội 2 lần trở lên: là trường hợp phạm tội mà chủ thể đã thực hiện

tội phạm này ít nhất 2 lần nhưng chưa bị truy cứu TNHS và các hành vi phạm tội đều còn thời hiệu truy cứu TNHS theo quy định tại Điều 27 BLHS.

- Đối với 2 người trở lên: là trường hợp phạm tội mà có ít nhất 2 nạn

nhân bị bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.

- Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ: là trường hợp phạm tội mà nạn nhân

thuộc các đối tượng đặc biệt cần được bảo vệ hơn. Đó là người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ. Trong đó, về dấu hiệu người già yếu vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, nhưng có thể hiểu là người từ đủ 70 tuổi trở lên hoặc là người từ đủ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm, bệnh tật...

- Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn: là trường hợp phạm tội mà do việc bắt, giam hoặc

giữ người trái pháp luật mà nạn nhân không thể giải quyết được công việc của bản thân và gia đình làm cho họ và gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn đặc

biệt về kinh tế.

- Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ hoặc giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%: là trường hợp phạm tội mà do việc bị bắt, giữ hoặc giam mà nạn nhân bị

thương tích, tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương từ 31-60% (có thể do bị người cùng phòng đánh hoặc không được uống thuốc đều đặn...) hoặc do quá lo âu, sợ sệt mà bị rối loạn về tinh thần và hành vi với tỷ lệ tổn thương từ 31-60%.

Trong khoản 3 (cấu thành đặc biệt tăng nặng) quy định hình phạt từ 5 năm đến 12 năm đối với các trường hợp:

- Làm người bị bắt, giữ hoặc giam chết hoặc tự sát: là trường hợp phạm

tội gây hậu quả nghiêm trọng, do hành vi bắt, giữ, giam làm nạn nhân chết (có thể do bị giam, giữ lâu ngày mà mắc bệnh năng hoặc không được uống thuốc dẫn đến chết) hoặc tự sát (có thể do ức chế về tình thần).

- Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam: là trường hợp phạm tội mà nạn nhân

bị xâm hại nghiêm trọng về tinh thần và thể xác như bị tra tấn (đánh bằng gậy, dùi cui...), bị trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo (bị treo ngược, bắt nhịn đói...) hay bị hạ nhục nhân phẩm (bị nhốt chung lồng với chó...).

- Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bát, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên: là trường hợp phạm tội mà do việc bị bắt, giữ hoặc giam mà nạn nhân bị

thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc bị rối loạn tâm thần với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Trong khoản 4: quy định hình phạt bổ sung có thể được áp dụng là cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 đến 5 năm.

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác (Điều 158 BLHSnăm 2015)

Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu định tội và khung hình phạt cơ bản của tội xâm phạm chỗ ở của người khác, khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.

Theo khoản 1 của điều luật, tội xâm phạm chỗ ở của người khác có các dấu hiệu định tội như sau:

- Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là người đạt độ tuổi theo luật định (từ đủ 16 tuổi trở lên) và có năng lực TNHS.

- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác được thể hiện ở các loại hành vi sau: + Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác: là hành vi tự ý vào và khám xét chỗ ở hợp pháp của người khác nhằm những mục đích khác nhau mà không được sự đồng ý của người này và trái với các quy định của pháp luật. Hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác có thể được thể hiện dưới những dạng sau:

Hành vi của người không có thẩm quyền trong việc khám xét chỗ ở của người khác nhưng đã tự ý vào khám xét chỗ ở của người khác một cách trái pháp luật

Hành vi của người tuy có thẩm quyền trong việc khám xét chỗ ở của người khác nhưng đã không tuân thủ các thủ tục mà pháp luật quy định.

Cụ thể, việc xác định tính trái pháp luật ở đây cần dựa vào quy định tại Điều 193: Thẩm quyền ra lệnh khám xét và Điều 195: Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện tại BLTTHS năm 2015 và quy định tại Điều 122 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

+ Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ: là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật

khác nhằm buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ mà không có quyết định hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ: hành vi của con cái đuổi người bố bị tâm thần ra khỏi nhà của người bố.

+ Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ: là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác để chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở người đang ở hay người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ. Ví dụ: anh chị em chồng chiếm căn nhà của em trai và không cho em dâu vào nhà sau khi em trai chết.

+ Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác: là hành vi tự ý xâm nhập vào chỗ ở của người khác dù chưa được sự đồng ý của họ. Ví dụ: hành vi tự ý mở khóa cửa để vào nhà của chủ nhà đang đi làm xa.

- Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác mà mình thực hiện là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

Trong khoản 1 (cấu thành cơ bản) quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Trong khoản 2 (cấu thành tăng nặng) quy định hình phạt tù từ 1 đến 5 năm, áp dụng trong các trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Có tổ chức: là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những

người cùng thực hiện việc xâm phạm chỗ ở của người khác.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: là trường hợp phạm tội mà người thực

hiện tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn trong việc khám xét chỗ ở của người khác và lợi dụng chức vụ, quyền hạn này để phạm tội.

- Phạm tội từ 2 lần trở lên: là trường hợp phạm tội mà chủ thể đã thực

phạm tội đều còn thời hiệu truy cứu TNHS theo quy định tại Điều 27 BLHS. - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội: là trường hợp

phạm tội xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội, gây tâm lý hoang mang, thiếu tin tưởng vào chính quyền ...

Trong khoản 3 quy định hình phạt bổ sung có thể được áp dụng là cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm.

Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (Điều 159 BLHS năm 2015)

Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu định tội và khung hình phạt cơ bản của tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác, khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.

Theo khoản 1 của điều luật, tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác có các dấu hiệu định tội như sau:

- Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là người đạt độ tuổi theo luật định (từ đủ 16 tuổi trở lên) và có năng lực TNHS.

- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác được thể hiện ở các loại hành vi sau:

+ Hành vi chiếm đoạt thư tín, điện thoại, điện tín hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính viễn thông. Hành vi này có thể được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào. Người phạm tội có thể lén lút

trộm cắp, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực... để chiếm đoạt thư, fax, điện báo...

+ Hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc một hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác nhằm biết được nội dung cần giữ kín của các đối tượng trên. Người phạm tội có thể dùng mọi thủ đoạn để thực hiện hành vi này, như bóc trộm thư, sao chụp thư tín, điện tín, ghi âm cuộc đàm thoại...

Tuy nhiên, các hành vi trên chỉ cấu thành tội phạm nếu chủ thể đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà họ đã thực hiện trước đó.

Được coi là đã bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị xử phạt hành chính là khi đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này những chưa hết thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 44 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)