Xây dựng hệ thống các cơ quan tốtụng trong sạch, vững mạnh, bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 106 - 109)

3.3. Những giải pháp bảo đảm áp dụng quy định củaBộ luật hình sự 2015 về

3.3.1. Xây dựng hệ thống các cơ quan tốtụng trong sạch, vững mạnh, bảo

đảm hoạt động xét xử nghiêm minh, nhanh chóng, đúng người, đúng pháp luật

Thực tiễn lập pháp và áp dụng pháp luật hình sự cho thấy, việc xây dựng pháp luật hình sự tốt là chưa đủ, vì đó mới là cơ sở pháp lý để thực hiện, việc thực hiện trên thực tế một cách đúng đắn và nghiêm túc mới là mục đích của pháp luật. Do đó, cần xây dựng đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân... có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng để đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Trước hết, cần có một cơ chế tuyển chọn và bổ nhiệm đội ngũ nêu trên một cách hợp lý, đúng người, đúng năng lực, đồng thời, quan tâm đúng mức đến việc bồi dưỡng cũng như đánh giá năng lực, đạo đức của cán bộ tư pháp, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán. Thẩm phán nhất thiết phải là người được đào tạo chuyên môn về pháp lý, am hiểu pháp luật và có kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực liên quan đến vụ việc đang xét xử. Thẩm phán và Hội thẩm phải là những người có đạo đức. Làm tốt công tác tuyển dụng sẽ tạo ra một thế hệ cán bộ tốt, tạo nguồn lực phát triển đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh. Nên xây dựng cơ chế thu hút cán bộ có trình độ; sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, chuyên ngành tòa án, kiểm sát... loại giỏi về công tác tại các tòa án nhân dân, viện kiểm sát.

Khi đã tuyển chọn được những cán bộ có chuyên môn, đạo đức và năng lực, cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cả về chuyên môn và nhân cách. Công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tư pháp cần được đổi mới và tăng cường, với các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phong phú, toàn diện, như kết hợp đào tạo trong nước với đào tạo ở nước ngoài, giữa đào tạo tập trung với tự đào tạo tại đơn vị để tạo nguồn nhân lực có chất lượng, xây dựng chiến lược đào tạo. Việc bồi dưỡng nên được thực hiện theo từng giai đoạn và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm trên cơ sở rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ, thẩm phán và các nhiệm vụ trong từng thời kỳ. Chú trọng việc đào tạo chuyên sâu sau đại học để xây dựng đội ngũ cán bộ, thẩm phán giỏi trên từng lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, cần đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan tố tụng và cán bộ tư pháp. Việc tuyển chọn người có tài, có đức cho các chức danh tư pháp, cụ thể là đội ngũ Thẩm phán là rất quan trọng, nhưng cũng cần quan tâm đến chế độ đãi ngộ đối với họ. Nhìn chung, mức lương của Thẩm phán hiện nay không phải là cao so với mức sống của người Việt Nam, do vậy

vừa khó thu hút nhân tài, vừa làm cho họ có thể dễ bị lung lay hơn trước những cám dỗ vật chất, hay các cạm bẫy của cuộc sống. Hệ quả tất yếu của điều đó là hoạt động xét xử sẽ không còn tính độc lập, khách quan và nghiêm minh theo đúng bản chất của nó nữa. [43, tr.264]. Trong quá trình hoạt động của các cơ quan tố tụng, cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ, phòng tránh những biểu hiện tiêu cực của từng cá nhân. Có như vậy mới đảm bảo được tính trong sạch, khách quan của hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử nói riêng, tạo niềm tin vào ngành tư pháp cho nhân dân.

Ngoài ra, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần nâng cao năng lực của hoạt động tư pháp. Với thời đại công nghệ thông tin xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống hiện nay, việc áp dụng các tiến bộ khoa học này trong lĩnh vực tư pháp là một yêu cầu tất yếu cần thực hiện, vừa đảm bảo tính nhanh gọn của các loại thủ tục, vừa có tính công khai để toàn dân có thể giám sát hoạt động tư pháp. Việc công khai các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trên Cổng thông tin điện tử mà hệ thống tòa án đang tiến hành là một trong những cơ chế hữu hiệu để các tầng lớp nhân dân tham gia vào quá trình giám sát đối với hoạt động xét xử của tòa án, góp phần nâng cao chất lượng xét xử, tăng cường trách nhiệm và kỷ luật của đội ngũ cán bộ tư pháp. Vì vậy, cần tiếp tục tăng cường hoạt động của công tác này, đồng thời tập trung nghiên cứu các hình thức khác bảo đảm cho việc công khai các bản án, quyết định xét xử, là công cụ cho sự giám sát của nhân dân với hoạt động của tòa án.

Từng bước xây dựng Tòa án điện tử cũng là một phương án cần thực hiện sớm ở nước ta hiện nay để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Đây là một thách thức lớn trong điều kiện chúng ta còn thiếu cả hạ tầng pháp lý, cả nhân lực chất lượng cao và nguồn lực tài chính. Nhưng đấy là xu thế và trên thực tế, Tòa án điện tử mang lại nhiều tiện ích ưu việt. Năng suất, chất lượng, hiệu

quả sẽ nâng lên mà không cần đông biên chế. Tính công khai, minh bạch vốn là thuộc tính của hoạt động Tòa án sẽ được tăng cường. Mức độ thuận lợi và sự hài lòng của người dân khi có việc liên quan đến Tòa án sẽ cao hơn. Khả năng kiểm soát hoạt động tư pháp và qua đó đánh giá năng lực, trách nhiệm, phẩm chất của các thẩm phán sẽ thực chất hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)