Sự cần thiết của việc tiếp tục hoàn thiện và bảo đảm áp dụng cácquy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 99 - 102)

con người, quyền tự do, dân chủ của công dân

3.1.1. Về mặt lập pháp

BLHS năm 2015 ra đời đã có nhiều sự sửa đổi, bổ sung có ý nghĩa quan trọng và mang tính đột phá, tạo cơ sở pháp lý cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả, trong số đó có nhiều sửa đổi tại chương XV: “Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân”. Tuy vậy, qua những phân tích tại chương 2 của luận văn đã cho thấy rằng, bên cạnh những bước phát triển lớn về mặt lập pháp, các quy định tại chương XV vẫn tồn tại một số những hạn chế, vướng mắc ở một số tội danh, gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tố tụng. Do vậy, trong thời gian tới, rất cần có sự hướng dẫn cụ thể của cơ quan lập pháp để đảm bảo cho việc áp dụng được thống nhất và chính xác.

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã chỉ ra định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật mà một trong số đó là xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền TDDC của công dân. Nghị quyết đã chỉ ra những định hướng cơ bản sau:

việc xây dựng, ban hành kịp thời, đồng bộ và tổ chức thực thi các pháp luật, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội.

- Hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, chế độ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, nhất là toà án trong việc bảo vệ các quyền đó; xử lý nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân... Xây dựng các đạo luật về lập hội, biểu tình nhằm xác định rõ quyền, trách nhiệm của công dân trong việc thực thi quyền dân chủ ....

- Hoàn thiện pháp luật về quyền giám sát của các cơ quan dân cử, quyền trực tiếp giám sát, kiểm tra của công dân đối với các hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức; mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia vào công việc của Nhà nước; ban hành Luật về trưng cầu ý dân. [11]

Chính vì vậy, việc hoàn thiện BLHS và những văn bản luật liên quan đến quyền con người, quyền TDDC của công dân là nhiệm vụ quan trọng và chủ đạo, mang tính cấp thiết hiện nay.

3.1.2. Về mặt lý luận

Một trong những sửa đổi cơ bản nhất của BLHS năm 2015 so với các BLHS trước đây là đã sửa đổi tên gọi tại chương XV thành “Các tội xâm

phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân”, theo đó, lần

đầu tiên quyền con người được ghi nhận trở thành đối tượng được bảo vệ của BLHS, khắc phục việc đồng nhất giữa quyền con người và quyền công dân trong lý luận và tư duy lập pháp trước đây, qua đó, bảo vệ không chỉ quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân Việt Nam mà còn cả của công dân các nước khác.Đây không chỉ đơn thuần là sự bổ sung một cụm từ mang tính chất kỹ thuật lập pháp, mà còn phản ánh tư duy phát triển, phù hợp với xu hướng của dân tộc, thời đại và nhân loại. Cùng với đó, cũng xóa bỏ ranh

giới còn chưa rõ ràng giữa khái niệm về quyền con người và quyền công dân (quyền con người là quyền tự nhiên, bất cứ ai cũng có quyền đó; quyền công dân là quyền của những người có quốc tịch Việt Nam), ghi nhận việc mở rộng các chủ thể của quyền, khẳng định chủ thể rộng nhất của quyền con người là mọi cá nhân.

Nhận thức mới này đã được cụ thể hóa vào BLHS năm 2015 một cách sâu sắc, không chỉ có sự thay đổi trong tên gọi của chương, mà ở một số tội danh cũng có sự thay đổi, ví dụ như quy định “Tội xâm phạm chỗ ở của người khác” thay vì “Tội xâm phạm chỗ ở của công dân” như BLHS năm 1999 trước đây. Chính vì vậy, cần có một sự phổ biến kịp thời để nâng cao hơn nữa nhận thức và tư duy lý luận đến không chỉ những nhà nghiên cứu mà còn đến mọi tầng lớp nhân dân để có thể hiểu đúng, hiểu rõ về các quyền con người, quyền công dân, từ đócó những hành vi chuẩn mực, tôn trọng quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân và nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trước nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm các quyền này.

3.1.3. Về mặt thực tiễn

Nghiên cứu thực tiễn xét xử trong giai đoạn 5 năm từ năm 2014 đến 2018 tại chương 2 của luận văn đã chỉ ra rằng các tội phạm xâm phạm quyền tự do của con người, quyền TDDC của công dân trong những năm qua mặc dù chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số các tội phạm đã xét xử nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi là rất lớn, xâm phạm đến những quyền cơ bản nhất của con người, của công dân. Vì thế, cần có những hoàn thiện kịp thời các quy định của BLHS năm 2015 về các tội phạm này, đồng thời cần đề ra những giải pháp đảm bảo cho việc xét xử được công bằng, và có tính răn đe, giáo dục.

Bên cạnh đó, thực tiễn nghiên cứu cũng phản ánh một thực tế rằng, việc xét xử đối với các hành vi xâm phạm quyền tự do của con người, quyền

TDDC của công dân chỉ tập trung ở một số tội nhất định, nhiều tội phạm bị xét xử trên thực tế còn rất ít, chiếm tỷ lệ nhỏ. Điều này phát sinh từ việc nhiều trường hợp phạm tội phát sinh trong gia đình hoặc cơ quan dẫn đến người bị hại ít khi tố cáo hoặc cơ quan chức năng khó có thể phát hiện, ví dụ như tội xâm phạm quyền bình đẳng giới hay tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác... Do vậy, việc nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người dân hiểu đúng và nhận thức rõ các quyền cơ bản của mình cũng như các công cụ bảo vệ các quyền này của nhà nước là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong luật hình sự việt nam (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)