Nguyên tắc và vai trò

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH tín DỤNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN đô LƯƠNG, NAM NGHỆ AN (Trang 30 - 32)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH

1.2. Chính sách tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.2.2. Nguyên tắc và vai trò

Tín dụng ngân hàng được thực hiện theo 3 nguyên tắc sau:

Tiền cho vay phải được hoàn trả sau một thời gian nhất định cả vốn và lãi

Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu vì đa số vốn kinh doanh của NH là nguồn vốn huy động từ nền kinh tế. Nguyên tắc hoàn trả phản ánh đúng bản chất quan hệ TD, tính chất TD sẽ bị phá vỡ nếu nguyên tắc này không được thực hiện đầy đủ. Nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, các khoản TD mà NH đã cung cấp không được hoàn trả đúng hạn nhất định sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và thu nhập của NH. Do đó, KH khi vay vốn phải cam kết trả cả gốc và lãi trong thời gian nhất định, cam kết này được ghi trong hợp đồng vay nợ.

Vốn vay phải có giá trị tương đương làm đảm bảo

Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp, vì thế mọi dự đoán về rủi ro của NH chỉ mang tính tương đối. Do đó, đảm bảo TD được coi là một tiêu chuẩn xét duyệt cho vay nhằm bổ sung những mặt hạn chế của nhà quan trị TD cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi của môi trường kinh doanh. Các giá trị tương đường làm dám bao có thể là vật tư hàng hóa trong kho, tài sản cố định của doanh nghiệp, số dự trên tài khoản tiền gửi, hóa đơn chuẩn bị nhận hàng hoặc có thể là cam kết bao lãnh của một cơ quan khác. Giá trị đảm bảo là cơ sở cho khả năng trả nợ của

KH, cơ sở để hạn chế rủi ro TD và là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất trong các điều kiện khác nhau.

Cho vay theo kế hoạch thỏa thuận trước

Điều này có nghĩa là vốn vay sử dụng đúng mục đích. Quan hệ TD phản ánh nhu cầu về vốn và lợi nhuận của KH. Việc thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng là cơ sở để KH tính toán các yếu tố hiệu quả của quả trinh sản xuất kinh doanh, đồng thời là một trong những yếu tố đảm bảo khả năng thu nợ của NH.

Vai trò của chính sách tín dụng:

Nhờ có chính sách tín dụng ra đời mà các ngân hàng có thể hướng tới danh mục cho vay một cách hiệu quả hơn, thêm vào đó cũng có thể dễ dàng trong quá trình hướng dẫn, đào tạo cán bộ ngân hàng nắm được chắc chắn thủ tục tín dụng quan trọng, những bước cần tiến hành thực hiện trong quá trình làm tín dụng để hoạt động cho vay luôn đảm bảo được sự chính xác nhất.

Nhờ có chính sách tín dụng mà ngân hàng có thể xây dựng nên một hệ thống điều hành quản trị toàn bộ các hoạt động tín dụng để hỗ trợ cho Ngân hàng trong các công tác tài chính. Những chính sách tín dụng ấy được thể hiện dựa vào những tư tưởng, định hướng chỉ đạo cũng như gồm cả các quy trình, quy chế của việc cấp tín dụng và quản lý các khoản, các danh mục tín dụng/phân cấp thẩm quyền,... Thế nên vai trò to lớn của chính sách tín dụng không còn phải bàn cãi nhiều nữa.

Một chính sách tín dụng khi được tạo thành vẫn có thể thay đổi để phù hợp với từng thời kỳ, có thể đáp ứng được định hướng cụ thể và theo từng chu kì hoạt động của ngân hàng để phù hợp với tình hình hoạt động thực tiễn. Khi đảm bảo xây dựng được chính sách tín dụng phản ánh hiệu quả thực tế hoạt động của ngân hàng thì ắt ngân hàng sẽ đạt được những hiệu quả kinh tế cao nhất.

Trong trường hợp ngân hàng rơi vào thời kỳ khó khăn thì nguyên nhân lớn đến từ các chính sách tín dụng hoặc là do chính sách chưa dược xây dựng hiệu quả hoặc do người thực hiện chưa làm đúng chính sách hoặc chưa lường hết mọi

biến động có ảnh hưởng xấu từ tác nhân bên ngoài nên không chủ động điều hướng chính sách cho phù hợp hơn.

Chính sách tín dụng là bộ phận qua trọng cấu thành hệ thống quản trị, điều hành hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng, được thể hiện bằng các định hướng, tư tưởng chị đạo, cho đến các quy chế, quy trình cấp tín dụng, quản lí khoản tín dụng, danh mục tín dụng, phân cấp thẩm quyền chính vì thế nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của từng ngân hàng:

- Tạo sư thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro: các chính sách tín dụng giúp thống nhất quá trình làm việc trong toàn hệ thống. Nó tạo ra một khuôn mẫu chung, với các bước cơ bản phải thực hiện nhằm đồng đều hóa chất lượng tín dụng ở mức cao nhất.

- Tăng cường chuyên môn hóa trọng phân tích hoạt động tín dụng: Chính sách tín dụng nhằm đảm bảo tính chuyên môn cao và tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lí khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng; thẩm định rủi ro và quản lí danh mục tín dụng; theo dõi, quản lí các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ; kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập.

- Giám sát thu nhập của NHTM một cách hiệu quả, nâng cao khả năng sinh lời cho ngân hàng; chính sách tín dụng giúp các ngân hàng nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lí tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi rõ đầy đủ và tích cực xử lí nợ xấu.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH tín DỤNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN đô LƯƠNG, NAM NGHỆ AN (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w