Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH
2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tín dụng tại Agribank Đô Lương
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng dần qua, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do đại dịch covid 19 tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế quốc gia và cụ thể là tác động đến nguồn thu nhập của người dân. Số dư nợ xấu chỉ mới thu hồi được một tỷ lệ rất nhỏ, công tác thu hồi nợ xấu gặp nhiều khó khăn do khách hàng bất hợp tác.
Ngoài ra, kinh tế trong nước diễn biến khó khăn trong những năm qua ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng dẫn đến nợ quá hạn ngày càng cao. Điều này cho thấy Agribank Đô Lương chưa có bộ phận dự báo những yếu tố bất lợi của thị trường, chu kỳ kinh tế có thể tác động lớn đến nguồn trả nợ của khách hàng, cũng như chưa có bộ phận giám sát hoạt động tín dụng một cách hiệu quả và kịp thời.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, còn có yếu tố chủ quan về phía khách hàng cũng như ngân hàng dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng cao.
- Đội ngũ nhân viên tín dụng cá nhân hiện chưa được chuyên môn hóa: Hiện nay các chuyên viên QLKH tại chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng và toàn VIB nói chung đều đang phải đảm nhận một khối lượng công việc khá lớn, từ khâu tìm kiếm khách hàng, thẩm định, giải ngân, thu nợ.
Về phía ngân hàng
- Để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng, Agribank Đô Lương đã không ngần ngại điều chỉnh khẩu vị rủi ro cũng như đưa ra những chính sách để có thể mạnh tay trong việc giải ngân, thiếu đánh giá và dự báo dẫn đến việc cho vay các ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản, cầm đồ, tiêu dùng tín chấp.
- Quy định về mục đích sử dụng khá thông thoáng: Một số khoản vay theo mục đích sử dụng được nhân viên lách để dễ dàng cho vay khách hàng. Ví dụ như sản phẩm tiêu dùng với mức cho vay 2 tỷ đồng dẫn khó khăn trong việc quản lý mục đích sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn thông qua bổ sung chứng từ chưa được chú trọng (chỉ bổ sung 50% chứng từ nhóm 1 còn lại áp dụng chứng từ nhóm 2).
- Với áp lực chỉ tiêu kinh doanh ngày càng lớn cộng thêm sự gia tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng buộc nhân viên phải tìm tới nguồn khách hàng dưới mức tiêu chuẩn nhằm đạt được chỉ tiêu kinh doanh. Việc tìm kiếm khách hàng không có sự sàng lọc theo các tiêu chí của ngân hàng như khách hàng không có công ăn việc làm ổn định, hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ, không ổn định hay lịch sử uy tín thanh toán không tốt trong quá khứ,... sẽ dẫn tới tỉ lệ nợ xấu tăng cao.
Ngoài ra, theo đuổi chính sách tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro, công tác quản lý tín dụng của ngân hàng cũng còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong khâu giám sát và quản lý vốn vay gây nên những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai. Ví dụ như một số cá nhân sử dụng vốn vay không đúng mục đích, đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao, dẫn đến thua lỗ và mất khả năng chi trả. Việc giám sát vốn vay không được chú trọng. Nhiều nhân viên tư vấn tài chính cá nhân tự lập bảng kiểm tra mục đích sử dụng vốn, bảng kiểm tra định kỳ hoạt động kinh doanh của khách hàng tuy nhiên lại không kiểm tra cơ sở để nhằm đối phó qua mặt bộ phận hỗ tợ tín dụng, cũng như kiểm toán nội bộ của ngân hàng.
- Các khoản cấp tín dụng còn dựa vào yếu tố chủ quan cảm tính: Nhân viên tín dụng cá nhân tại chi nhánh tuy đã có nhiều năm kinh nghiệm nhưng các hoạt
động tín dụng tại chi nhánh chưa phong phú, vẫn còn nhiều thiếu sót và tâm lý chủ quan trọng công tác thẩm định tính dụng, chưa đánh giá hết được rủi ro tiềm ẩn bên trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.
- Với việc đẩy nhanh thời gian xử lý hồ sơ, nhân viên tín dụng chỉ được tiếp xúc khách hàng một lần nhằm thu thập thông tin cần thiết, đánh giá trước khi đề xuất cấp tín dụng. NVTD không thể nắm bắt và đánh giá được hết thông tin tư cách nhân thân và tình hình tài chính của khách hàng.
- Tiêu chí khoảng cách địa lý từ cơ sở ngân hàng đến địa điểm kinh doanh hay nhà của khách hàng quá xa do đó khó theo dõi sát tình hình khách hàng và kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay.
- Đội ngũ nhân viên tín dụng cá nhân hiện chưa được chuyên môn hóa: Hiện nay các chuyên viên QLKH tại chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng và toàn VIB nói chung đều đang phải đảm nhận một khối lượng công việc khá lớn, từ khâu tìm kiếm khách hàng, thẩm định, giải ngân, thu nợ.
- Tín dụng cá nhân triển khai tại Chi nhánh chưa thực sự chú trọng phát triển hết các gói sản phẩm dành cho KHCN.
Về phía khách hàng
- Khách hàng không có kinh nghiệm dự báo những rủi ro trong hoạt động kinh doanh cũng như không có kế hoạch kinh doanh cụ thể đều tác động đến tình hình chi trả nợ vay cho ngân hàng.
- Thông tin tín dụng kém tin cậy: Khách hàng không trung thực trong việc cung cấp thông tin cho ngân hàng, thậm chí giả mạo chứng tử nhằm chiếm đoạt vốn vay. Nhận thấy ngân hàng dễ dãi trong việc cho vay nhiều khách hàng đã không ngần ngại vay vốn tuy nhiên lại không có phương án sử dụng vốn vay cụ thể. Hoặc khách hàng năm bắt thông tin ngân hàng không cho vay các mục đích đầu cơ bất động sản, kinh doanh chứng khoán,... nên tìm cách dấu thông tin.
- Những hệ lụy của nợ xấu đối với hệ thống ngân hàng và nền kinh tế là điều không phải bàn cãi, nhất là khi tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng và nền kinh tế còn nhiều khó khăn do tác động của đại dịch covid-19. Nợ xấu là yếu tố tất yếu trong hoạt động ngân hàng, song thực tế hoạt động ngân hàng vừa qua và diễn
biến nền kinh tế được dự báo còn nhiều khó khăn trong thời gian tới đòi hỏi phải sớm có các giải pháp về chính sách tín dụng cá nhân nhằm kiểm soát sự gia tăng của nợ xấu cũng như những tác động khó lường của nó đối với hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế để chi nhánh đạt được kết quả kinh doanh tốt.
Tiểu kết Chương 2
Nội dung chương 2 đã cho thấy cái nhìn tổng quan về lịch sử hình thành cũng như cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đô Lương, Nam Nghệ An. Bên cạnh đó Chương 2 đã đưa ra các số liệu về thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như thực trạng chính sách hoạt động tín dụng cá nhân trong giai đoạn từ năm 2018 – 2020, đồng thời nêu lên những mặt còn hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động tín dụng cá nhân tại Chi nhánh. Những đánh giá, phân tích trong Chương 2 cũng là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng cá nhân tại ngân hàng Agnbank - Chi nhánh Đô Lương Nam Nghệ An được thể hiện trong chương 3.
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CÁ