Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH
2.2.4. Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân
Chỉ tiêu dư nợ tín dụng cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động chính sách tín dụng cá nhân của ngân hàng Agribank Đô Lương. Dư nợ là kết quả của quá trình tăng trưởng tín dụng, cho thấy quy mô về hoạt động tín dụng của Ngân hàng, phản ánh chính xác, đầy đủ lượng vốn đầu tư phát triển kinh tế mà Ngân hàng thực hiện tại thời điểm xem xét. Dư nợ bao gồm nợ chưa đến hạn, nợ quá hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi.
2.2.4.1. Dư nợ tín dụng cá nhân theo kì hạn
Tình hình dự nợ tín dụng cá nhân tại chi nhánh qua các năm được tổng hợp như sau:
Bảng 2.5: Dư nợ theo kì hạn của Agribank Đô Lương giai đoạn 2018-2020
ĐVT: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2018/2019 2029/2020 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 33.380 55.802 58.219 22.422 67,1 2.417 4,3 Trung dài 50.131 62.377 69.013 12.246 24,4 6.636 10,6
hạn
Tổng cộng 83.511 118.179 127.232 34.668 41,5 9.053 7,6
(Nguồn: Bộ phận kế toán Agribank Đô Lương )
Biểu đồ 2.4: Dư nợ theo kì hạn của Agribank Đô Lương, 2018-2020
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
0 20 40 60 80 100 120 140 33.38 55.8 58.22 50.13 62.38 69.01 Trung dài hạn Ngắn hạn
(Nguồn: Bộ phận kế toán Agribank Đô Lương )
Trong thời gian qua Agribank Đô Lương đã thực hiện tích cực các chính sách mở rộng tín dụng với đối tượng khách hàng cá nhân nhằm mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững. Chi nhánh đã tập trung nguồn lực đầu tư vào công tác tín dụng cá nhân - một trường đầy tiềm năng. Vì vậy mà dư nợ tín dụng cá nhân ngày càng tăng.
Qua bảng 2.5 và biểu đồ 2.4 cho thấy dư nợ tín dụng cá nhân của Chi nhánh đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2018 tổng dư nợ chỉ đạt 83.511 triệu đồng; nhưng đến năm 2019 dư nợ đạt 118.179 triệu đồng tăng với tỷ lệ 41,5% so với năm 2018. Dư nợ tín dụng tăng lên do sự chủ động đưa ra những chính sách hỗ trợ người tiêu dùng của Ngân hàng từ đó giúp điều tiết dư nợ, đặc biệt do nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng ngày càng cao. Chi nhánh có nghĩa vụ đảm bảo việc cung ứng vốn luôn được sẵn sàng để đẩy mạnh việc lưu thông hàng hóa, thúc đẩy kinh tế phát triển, qua đó cũng góp phần tạo nguồn lợi nhuận
cho ngân hàng. Đến năm 2020, dư nợ đạt 127.232 triệu đồng và tăng nhẹ 7,6% so với năm 2019 do ảnh hưởng của chính sách kiểm soát chắt chẽ mục tiêu tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nên dư nợ tín dụng cá nhân tại ngân hàng Agribank Đô Lương cũng được giải ngân một cách thận trọng hơn.
Dư nợ ngắn hạn
Năm 2018, dư nợ ngắn hạn là 33.380 triệu đồng, năm 2019 đạt 55.802 triệu đồng tăng 22.422 triệu đồng so với năm 2018, tốc độ tăng 67,1 %. Với mức tăng dư nợ này có thể đánh giá hai khía cạnh. Đó là do doanh số tín dụng ngắn hạn năm 2019 tăng lên so với năm 2018 hay do công tác thu hồi nợ ngắn hạn trong năm 2019 đạt hiệu quả cao. Nhưng qua hai bảng số liệu thể hiện doanh số tín dụng và công tác thu hồi nợ ngắn hạn trong năm 2019 cho thấy nguyên nhân tăng lên của dư nợ ngắn hạn trong năm 2019 là do doanh số tín dụng ngắn hạn trong năm tăng lên.
Năm 2020 dư nợ cá nhân đạt 58.219 triệu đồng, tăng nhẹ 4,3% so với năm 2019. Có thể thấy công tác thu hồi nợ ngắn hạn trong năm 2020 vẫn được thực hiện khá tốt, có hiệu quả và được quản lý rất chặt nên doanh số cho vay hay dư nợ chỉ tăng nhẹ.
Dư nợ cá nhân trung và dài hạn
Dư nợ cá nhân trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ cá nhân ngắn hạn trong tổng dư nợ tại Chi nhánh qua cả 3 năm vì doanh số tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số tín dụng ngắn hạn. Cụ thể là năm 2019 với dư nợ trung dài hạn 62.377 triệu đồng, tăng 12.246 triệu đồng so với năm 2018 với tốc độ tăng đạt 24,4% và đến năm 2020 doanh số dự nợ đạt 69.013 tăng nhẹ 6.636 triệu đồng so với năm 2019 với tốc dộ tăng là 10,6%.
Nguyên nhân chính của sự tăng lên của dư nợ năm 2019 là do doanh số cho vay năm 2019 tăng lên, mặt khác sự tăng lên trong tỉ lệ dư nợ trung và dài hạn là do hệ quả của chính sách thắt chặt tiền tệ mà NHNN đưa ra năm 2019 khi mà lãi suất ngắn hạn vẫn còn cao thì việc dự đoán lãi suất sẽ giảm trong tương lai làm cho nhu cầu vay vốn trung vài dài hạn tăng lên với lãi suất thấp
hơn các kỳ ngắn hạn. Năm 2020, doanh số tín dụng trung dài hạn cũng như doanh số thu nợ đều chỉ tăng nhẹ.
2.2.4.2. Dư nợ tín dụng cá nhân theo mục đích sử dụng
Theo mục đích sử dụng, dư nợ tín dụng cá nhân qua chuỗi thời gian từ 2018 đến 2020 được tổng hợp theo bảng, dưới đây:
Bảng 2.6: Dư nợ theo mục đích sử dụng của Agribank Đô Lương, 2018- 2020 ĐVT: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2018/2019 2029/2020 Số tiền % Số tiền % Sản xuất kinh doanh 45.210 52.200 56.424 6.990 15,4 4.224 8,0 Vay tiêu dùng 32.831 58.850 63.706 26.019 79,2 4.856 8,2 Khác 5.470 7.129 7.102 1.659 30,3 (27) 0,3 Tổng cộng 83.511 118.179 127.232 34.668 41,5 9.053 7,6
(Nguồn: Bộ phận kế toán Agribank Đô Lương )
Biểu đồ 2.5: Dư nợ theo mục đích sử dụng của Agribank Đô Lương giai đoạn 2018-2020
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 45.21 52.2 56.42 32.83 58.85 63.71 5.47 7.13 7.1
Sản xuất kinh doanh Vay tiêu dùng Khác
(Nguồn: Bộ phận kế toán Agribank Đô Lương )
Nhìn tổng quát qua bảng 2.6 và biểu đồ 2.5, cho thấy tình hình dư nợ theo mục đích sử dụng trong 3 năm qua tăng cả về dư nợ sản xuất kinh doanh lẫn vay tiêu dùng.
Về loại hình sản xuất kinh doanh cho thấy năm 2018 dư nợ là 45.210 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ. Đến năm 2019, dư nợ đạt 52.200 triệu đồng, tăng 15,4 % so với năm 2018. Năm 2019, doanh số cho vay tăng lên nên dư nợ năm này cũng tăng so với năm 2018. Qua năm 2020, dư nợ tăng nhẹ 56.424 triệu đồng tương đương với 8 % so với năm 2019. Sở dĩ chỉ tăng nhẹ như vậy là do trong năm 2020 tỉ lệ nợ xấu cao hơn so với năm 2019 làm cho dư nợ cuối năm 2020 tuy vẫn giữ mức ổn định nhưng tăng không cao như năm 2019.
Đối với cho vay tiêu dùng, đây loại hình được ngân hàng tạo ra sự chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng dư nợ như sau: tình hình dư nợ cho vay tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2019 là 58.850 triệu đồng, tăng 26.019 triệu đồng so với năm 2018, với mức tăng đạt 79,2%. Năm 2020, con số này tăng thêm
4.856 triệu đồng tương ứng 8,2% so với năm 2019. Hơn nữa, hoạt động tín dụng tại ngân hàng cũng được mở rộng nhanh chóng nên có sự tăng trưởng này.
Bên cạnh đó các khoản dư nợ theo phương thức khác năm 2019 là 7.129 triệu đồng, tăng 1.659 triệu đồng so với năm 2018 thì đến năm 2020, dư nợ theo phương thức khác đã giảm đi 27 triệu đồng tương ứng 0,3% so với năm 2019. Thực hiện chủ trương của NHNN khuyến khích tăng trưởng dư nợ nhưng phải cơ cấu lại danh mục tín dụng hợp lý và kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng. Vì vậy mà trong thời gian này mặc dù rất tích cực tăng trưởng dư nợ nhưng Agribank – Chi nhánh Đô Lương Nam Nghệ An cũng rất thận trọng đối với những nguồn vay không có tài sản đảm bảo nên tỷ trọng dư nợ không có tài sản đảm bảo giảm đi qua mỗi năm. Dự báo tỷ trọng này sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống tín dụng của Ngân hàng.