Tình hình doanh số cấp tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH tín DỤNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN đô LƯƠNG, NAM NGHỆ AN (Trang 61 - 66)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH

2.2.3. Tình hình doanh số cấp tín dụng cá nhân

2.2.3.1. Doanh số cho vay cá nhân theo kì hạn

Hoạt động cho vay tại Agribank Đô Lương, Nghệ An tăng trưởng qua các năm. Nguồn vốn TD của NH được đầu tư hầu hết vào các sản phẩm nhằm hỗ trợ vốn cho các cá nhân bổ sung vào vốn kinh doanh để phát triển sản xuất và cãi thiện đời sống. Agribank Đô Lương, Nghệ An đã đầu tư TD ngắn hạn, trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu của các cá thể. Trong các năm qua, NH không ngừng củng cố, cải thiện, mở rộng đầu tư TD nhằm thu hút ngày càng nhiều đối tượng KH đến giao dịch, đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết cho họ. Kết quả NH đạt được doanh số cho vay cá nhân theo thời gian như sau:

Bảng 2.3: Tình hình doanh số cho vay cá nhân theo kỳ hạn giai đoạn 2018-2020

ĐVT: Triệu đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 38.380 41,48 67.802 45,14 69.219 44,87

Trung dài hạn 54.131 58,52 82.377 54,85 85.013 55,12

Tổng cộng 92.514 100 150.17 9

100% 154.232 100%

Nguồn: Bộ phận kế toán Agribank Đô Lương

Biểu đồ 2.2:Tình hình doanh số cho vay cá nhân theo kì hạn, 2018-2020

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

0 20 40 60 80 100 120 140 160 38.38 67.8 69.22 54.13 82.38 85.01 Trung dài hạn Ngắn hạn

(Nguồn: Bộ phận kế toán Agribank Đô Lương )

Qua bảng 2.3 và biểu đồ 2.2 ta có: Doanh số cho vay ngắn hạn có sự tăng đáng kể theo thời gian, năm 2018 doanh số cho vay ngắn hạn là 38.380 triệu đồng chiếm 41,48% sang năm 2019 con số này tăng lên 67.802 triệu đồng chiếm 45,14%. Năm 2020 doanh số cho vay ngắn hạn là 65.219 triệu đồng chiếm 44,59% trong tổng doanh số cho vay.

Nhìn chung, doanh số cho vay ngắn hạn tăng qua các năm nguyên nhân chủ yếu là do mục đích cho vay ngắn hạn tại CN nhằm bổ sung vốn lưu động cho các hộ sản xuất kinh doanh phát triển và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Đồng thời, tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều chuyển biển tốt, hầu hết là kinh doanh đạt lợi nhuận cao nên nhu cầu tăng vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, mua sắm công cụ đã làm cho doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên.

Doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2018 doanh số cho vay trung dài hạn là 54.131 triệu đồng chiếm 58,52%, sang năm 2019 doanh số tăng đạt 82.377 triệu đồng chiếm 54,85%. Năm 2020 doanh số cho vay trung dài hạn đạt 85.013 triệu đồng chiếm 55,12%.

Nhìn chung, doanh số cho vay trung dài hạn tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng ít hơn cho vay ngắn hạn do các khoản vay trung dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu và có độ rủi ro lớn nên NH rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Mục đích cho vay này là nhằm hỗ trợ KH có được nguồn vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, vào các dự án đầu

Qua 3 năm doanh số cho vay đã có chiều hướng tăng dần kể cả cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, cụ thể năm 2018 là 92.514 triệu đồng, năm 2019 đạt mức 150.179 triệu đồng đến năm 2020 tăng lên ở mức khá cao là 154.232 triệu đồng. Trong đó hình thức cho vay trung dài hạn chiếm ưu thế hơn (bình quân trên 50% doanh số cho vay) nhưng cho vay ngắn hạn đã chiếm tỷ trọng tăng cao hơn cho vay trung dài hạn như đã nêu trên. Do NH đang có nguồn vốn huy động ngắn hạn là chủ yếu nên việc cho vay của NH tập trung vào cho vay ngắn hạn. Trong tiến trình cho vay của NH, điểm thuận lợi cho NH cũng có thể xét yếu tố môi trường là nền kinh tế tương đối ổn định và có xu hướng phát triển, thị trường có nhiều triển vọng cho NH.

2.2.2.2. Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng

Hiện nay Agribank Đô Lương đang tiến hành cho vay theo nhiều loại hình tùy theo mục đích sử dụng vốn khác nhau như vay tiêu dùng tín chấp cá nhân, vay mua ô tô, vay mua nhà, vay hộ kinh doanh và các hình thức cho vay khác.

Việc đưa ra nhiều loại hình giúp NH có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của KH vay vốn, thu hút được sự quan tâm của người dân. Tuy nhiên, ở đây chỉ xét một số loại hình mà CN đang chú trọng đẩy mạnh và thường xuyên chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng doanh số cho vay.

Bảng 2.4: Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng, 2018-2020

ĐVT: Triệu đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Doanh số % Doanh số % Doanh số %

Sản xuất kinh doanh 46.210 49,9 41.843 27,8 40.826 26,4 Vay tiêu dùng 35.831 38,8 92.850 61,8 98.706 63,9

Khác 10.473 11,3 15.486 10,4 14.700 9,6

Tổng cộng 92.514 100 150.179 100 154.232 100

(Nguồn: Bộ phận kế toán Agribank Đô Lương)

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 46.21 41.84 40.83 35.83 92.85 98.71 10.47 15.49 14.7 Khác Vay tiêu dùng Sản xuất kinh doanh

(Nguồn: Bộ phận kế toán Agribank Đô Lương)

Qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.3 ta có: Doanh số cho vay tiêu dùng tăng qua các năm cụ thể năm 2018 là 35.831 triệu đồng chiếm 38,8%, năm 2019 tăng mạnh lên tới 92.850 triệu đồng chiếm tới 61,8%. Đến năm 2020 vay tiêu dùng tăng gần gấp ba lần so với năm 2018 là 98.706 triệu đồng chiếm 63,7%. Đây là loại hình cho vay có mục đích là hỗ trợ cho hộ gia đình hoặc cá nhân mua sắm phương tiện, dụng cụ gia đình, tiêu dùng cá nhân,... nên nhu cầu của KH là thiết yếu. Doanh số cho vay tiêu dùng tăng qua các năm do đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, giãn cách xã hội khiến nhiều người dân gặp khó khăn tài chính (nhiều người bị mất việc, nghỉ việc không lương, phải dừng hoạt động kinh doanh,…). Đồng thời, NH đã đẩy mạnh cải tiến các sản phẩm cho vay và nhiều chính sách ưu đãi để thu hút sự quan tâm của KH có nhu cầu đến giao dịch.

- Doanh số cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao nhất so với các hình thức cho vay khác. Đây là mảng hoạt động NH chủ trọng đẩy mạnh từ khi đi vào hoạt động vì phần lớn KH khi có nhu cầu vay vốn tại NH chủ yếu phục vụ để

mua xe, sửa nhà. Vay sửa nhà có thời hạn vay lâu và có độ rủi ro lớn nên NH thắt chặt trong công tác cho vay nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho KH vay vốn với số tiền cho vay cao nhưng phải có tài sản thế chấp nhằm đảm bảo cho số tiền vay, cơ cấu trả lãi được thỏa thuận giữa KH với cán bộ tín dụng nhằm tìm ra một cách phù hợp nhất cho hoàn cảnh của từng người.

Doanh số cho vay sản xuất kinh doanh trong năm 2018 là 46.210 triệu đồng chiếm 49,9 % đến năm 2019 là 41.843 triệu đồng chỉ chiếm 27,8% giảm 4.367 triệu đồng so với năm trước. Vào năm 2020 đạt 40.826 triệu đồng với tỷ trọng giảm nhẹ là 26,4% so với năm 2019. Điều này cho thấy cho vay sản xuất kinh doanh đang giảm nhẹ trong giai đoạn 2018-2020 nhưng vẫn giữ doanh số ở mức ổn định. Nguyên nhân là do đại dịch covid-19 với chỉ thị giãn cách xã hội khiến các hộ kinh doanh cần thêm vốn để duy trì đồng thời cũng có nhiều hộ mới bước vào tham gia trong lĩnh vực này và cần vốn để kinh doanh online. Chính vì điều này đã đưa doanh số cho vay hộ kinh doanh giảm nhẹ nhưng vẫn ổn định.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH tín DỤNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN đô LƯƠNG, NAM NGHỆ AN (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w