Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH
1.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách tín dụng cá nhân của một số ngân hàng thương
hàng thương mại và bài học rút ra
Tín dụng cá nhân đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và phát triển mạnh ở các nước có tiềm lực về kinh tế và cạnh tranh ngân hàng sôi động nhưng chỉ mới phát triển một số năm gần đây tại Việt Nam. Trước đây với hoạt động ngân hàng truyền thống ở nước ta, khách hàng chỉ có thể vay vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
1.3.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách tín dụng cá nhân tại các ngân hàng
1.3.1.1. Ngân hàng VietinBank
Tạp chí International Banking and Finance vừa công bố VietinBank giành Giải thưởng “Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2021”. Giải thưởng một lần nữa khẳng định vị thế dẫn đầu của VietinBank trên thị trường Ngân hàng Bán lẻ.
VietinBank tiên phong đưa ra các giải pháp và chương trình hỗ trợ tài chính, đồng hành cùng khách hàng (KH) vượt qua khó khăn. Về tín dụng,
VietinBank đã cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn, giảm lãi hoặc giữ nguyên nhóm nợ cho KH bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đồng thời, chương trình “Vay ưu đãi - Lãi tri ân” với mức lãi suất hấp dẫn chỉ từ 5,3% để hỗ trợ KH có được nguồn vốn tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cùng với năng lực đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cũng như sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho người dân, VietinBank còn có đội ngũ tư vấn dày dạn thực tế, có kỹ năng tư vấn và quản lý dòng vốn giúp cho người vay vốn sử dụng hiệu quả. Bằng năng lực này, VietinBank vừa đảm bảo khai thác hiệu quả dòng vốn, vừa tích cực hỗ trợ người dân có nguồn vốn làm ăn, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương mình.
VietinBank luôn là đơn vị tiên phong, nhanh chóng, nghiêm túc triển khai các chương trình, chính sách tín dụng của Chính phủ và NHNN nhằm luân chuyển nguồn vốn tín dụng đến tận tay cá nhân, tổ chức hoạt động nông nghiệp. Việc quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (hiện là 6,5%/năm) là chính sách có tác động tích cực đến các khu vực kinh tế khó khăn
1.3.1.2. Ngân hàng Vietcombank
Vietcombank thay đổi/bổ sung hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ dành cho khách hàng cá nhân kể từ ngày 05/01/2022.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19 đang diễn biến phức tạp, từ ngày 01/08/2021 đến hết 31/12/2021, Vietcombank giảm hàng loạt các loại phí dịch vụ trên toàn bộ các kênh: Quầy giao dịch, ATM, Ngân hàng số VCB Digibank, VCB_iB@nking và VCB Money cho các tất cả các đối tượng khách hàng.
Đối với khách hàng cá nhân:
+ Giảm đến 80% phí chuyển tiền trong cùng hệ thống và 25% phí chuyển tiền ngoài hệ thống Vietcombank.
+ Giảm đến 33% phí các Gói tài khoản, áp dụng cho các Gói tài khoản VCB Eco và VCB Plus.
+ Giảm 17% phí rút tiền mặt tại ATM ngoài hệ thống Vietcombank.
Ngoài các đợt giảm lãi suất cho vay, Vietcombank còn thực hiện giảm phí, cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng, đồng thời triển khai nhiều chương trình lãi suất thấp đối với các khoản vay mới nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn từ nay đến cuối năm.
Liên tục cải tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm mang lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng, Vietcombank tiếp tục bổ sung một số tính năng mới trên Ngân hàng số VCB Digiban: Dịch vụ trả góp linh hoạt qua thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank: Dịch vụ này cho phép chủ thẻ tín dụng cá nhân của Vietcombank đã đăng kí sử dụng VCB Digibank thực hiện chuyển một hoặc nhiều giao dịch mua hàng hóa/ dịch vụ bằng thẻ tín dụng quốc tế của Vietcombank thành những khoản thanh toán đều nhau và được thanh toán trong nhiều kỳ sao kê tiếp theo (chỉ áp dụng đối với các giao dịch có trạng thái chờ lên sao kê). Phí giao dịch: Theo chính sách của VCB trong từng thời kỳ
1.3.2. Bài học kinh nghiệm
Thông qua việc xem xét cách thức mà các ngân hàng đã làm được, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Agribank Đô Lương để phát triển ngân hàng chính sách tín dụng như sau:
(i) Nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng sát với hoàn cảnh thực tế và nhu cầu thực tiễn của khách hàng cá nhân.
(ii) Agribank Đô Lương cần cập nhật thông tin thị trường tài chính ngân hàng, thị trường bất động sản..., các cơ chế chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô của chính phủ để kịp thời điều chỉnh phương hướng hoạt động, chính sách tín dụng.
(iii) Có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng thông thạo pháp luật, chuyên môn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng để tư vấn hồ sơ khách hàng một cách kỹ lưỡng và nhạy bén.
(iv) Ngân hàng Agribank Đô Lương phải tùy theo năng lực tài chính của mình để tự cân đối nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động tín dụng cá nhân đảm bảo khả năng cạnh tranh về giá (lãi suất + phí).
(v) Tại Việt Nam, dư nợ cho vay mua bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân mà thời hạn vay mua bất động sản thường là trung dài hạn. Vì vậy Agribank Đô Lương không nên vì mục tiêu lợi nhuận mà sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay nhiều trong lĩnh vực bất động sản một cách bất hợp lý nhằm tránh rơi vào tình trạng mất thanh khoản một khi thị trường tài chính hay thị trường bất động sản bị biến động.
Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1, luận văn trình bảy cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại các NHTM. Trong đó đề cập khái niệm, vai trò của tín dụng cá nhân đối với nền kinh tế - xã hội, đối với NHTM và đối với khách hàng, các sản phẩm tín dụng cá nhân của ngân hàng. Chương 1 cũng nêu lên các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân như: môi trường kinh tế - xã hội; năng lực cạnh tranh của ngân hàng, chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM nói chung và Agribank nói riêng trong hoạt động tín dụng cá nhân, vốn là một phần của hoạt động ngân hàng thương mại. Những lý luận nêu trên làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài trong những chương tiếp theo.
Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA AGRIBANK ĐÔ LƯƠNG, NAM NGHỆ AN