Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH
1.2. Chính sách tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện chính sách tín dụng cá nhân
1.2.4.1. Nhóm nhân tố khách quan
Môi trường pháp lý:
Các nhân tố pháp lý bao gồm các quy định, luật lệ, nghị định, chính sách kinh tế, chính sách thuế, các quy định về lãi suất, ngoại tệ, tỷ giá hối đoái của
NHNN… Môi trường pháp lý ảnh hưởng tất nhiều đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng của các NHTM. Các quy định về luật Ngân hàng, các quy định về lãi suất huy động và lãi suất cho vay của
NHNN, quy định về tỷ giá hối đoái… buộc các ngân hàng phải tuân thủ và thực hiện đúng theo quy định, điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến chính sách tín dụng của các ngân hàng. Ví dụ: NHNN muốn tăng lượng tiền cho vay với các NHTM nên sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc giúp các NHTM có thể cho vay được nhiều tiền hơn, điều đó ảnh hưởng đến chính sách tín dụng của các NHTM.
Hiện nay, việc quản lý của nhà nước, quản lý kinh doanh của NHNN đối với các ngân hàng cấp dưới, các ngân hàng cổ phần còn chưa chặt chẽ, đầy đủ đúng với chức năng ngân hàng của các ngân hàng. NHNN chủ yếu chi quản lý bằng mệnh lệnh, văn bản cứng nhắc vừa không cụ thể, vừa không nắm được tình hình và hỗ trợ cho ngân hàng cấp dưới.
Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như: các chính sách, cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), yếu tố lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương, thu nhập… Các yếu tố này không những có vai trò định hướng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại.
- Các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước
Để nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững, Nhà nước phải tiến hành điều chỉnh đồng thời rất nhiều chỉ tiêu ổn định và bền vững, Nhà nước phải tiến hành điều chỉnh đồng thời rất nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội. Và nhiều khi để thực hiện những mục tiêu cụ thể trong những giai đoạn cụ thể, những ảnh hưởng bất lợi mà những chính sách của Nhà nước mang lại cho hoạt động cho vay KHCN của các NHTM là không thể tránh khỏi. Các ngân hàng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, mà pháp luật là công cụ quản lý của Nhà nước, cho nên chính sách tín dụng đối với cho vay KHCN của các NHTM có tính hiệu lực hay không còn phụ thuộc vào chính sách vĩ mô của Nhà nước cũng là điều tất nhiên. Sự thay đổi luật pháp luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động SXKD cho các pháp
nhân kinh tế, do vậy sự thay đổi này ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của ngân hàng. Chính sách tín dụng đối với cho vay KHCN của ngân hàng có thể được ban hành trước hoặc sau khi có văn bản pháp luật có liên quan ban hành và có hiệu lực, do vậy nếu nội dung của chính sách tín dụng đối với cho vay KHCN tại một ngân hàng được ban hành trước khi có văn bản pháp luật liên quan ban hành mà trái với nội dung của văn bản pháp luật đó thì hiển nhiên chính sách tín dụng của ngân hàng đó không còn hiệu lực nữa.
- Tình trạng của nền kinh tế
Tình trạng của nền kinh tế là nhân tố vĩ mô các tác động đến mọi hoạt động của ngân hàng nói chung và tính hiệu lực của chính sách tín dụng đói với KHCN của ngân hàng nói riêng. Các ngân hàng khi đưa ra chính sách tín dụng đối với KHCN luôn phải bám sát tình trạng của nền kinh tế. Khi tình trạng của nền kinh tế thay đổi thì chính sách tín dụng cũ cũng không còn phù hợp và buồn phải thay dổi, mất đi tính hiệu lực. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển hưng thịnh, chính sách tín dụng của ngân hàng có xu hướng cởi mở, các quy định về hạn mức, thời hạn cho vay cũng thoáng hơn. Khi nền kinh tế không ổn đinh, chất lượng tín dụng không cao thì chính sách tín dụng cũ không còn phù hợp, mất đi tính hiệu lực, ngân hàng thay đổi chính sách theo hướng thắt chặt và khắt khe hơn trong cho vay KHCN.
Hơn nữa, nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng tăng là cơ hội rất tốt cho vay cá nhân cũng như tín dụng nói chung của các NHTM phát triển. Trái lại nền kinh tế trì trệ, lạm pháp, thất nghiệp cao, đầu tư không mang hiệu quả, nhu cầu vốn không có, hoạt động tín dụng gặp khó khăn, vốn của ngân hàng nằm trong tình trạng đóng băng không cho vay được, điều này có thể làm cho các ngân hàng phải phá sản.
Môi trường cạnh tranh:
Trong nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh là tất yếu, trên bình diện xã hội cạnh tranh sẽ có lợi cho người tiêu dùng và thúc đẩy xã hội phát triển. Các
yếu tố quyết định đến tính cạnh tranh bao gồm: các loại sản phẩm dịch vụ, hệ thống phân phối, marketing tiếp thị, giá thành, nguồn nhân lực…
Hiện nay, hoạt động của các ngân hàng nói chung, cũng như hoạt động tín dụng nói riêng đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt và khắc nghiệt. Sự xuất hiện của hàng loại các ngân hàng với nhiều sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú đã làm cho hoạt động của ngân hàng ngày càng trở nên hấp dẫn và quyết liêt. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến chính sách tín dụng của các ngân hàng, nó đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng có những thay đổi tích cực trong chính sách tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng cường nguồn lực nội tại…nhằm có thẻ cạnh tranh tốt nhất có thể.
Các yếu tố từ phía khách hàng
- Nhu cầu tín dụng của khách hàng: chính sách tín dụng là chính sách phục vụ nhu cầu của khách hàng. Do đó nhu cầu tín dụng của khách hàng với các đặc tính khác nhau quyết định nội dung và thành công của chính sách tín dụng. Ví dụ với các khách hàng chiến lược thì lãi suất cho vay sẽ được ưu đãi hơn nhưng lại phải chịu giám sát chặt chẽ hơn.
- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không đúng với phương án kinh doanh đã đề ra: Nhiều khách hàng dùng số tiền vay từ ngân hàng đầu tư vào nhứng kế hoạch sản xuất có độ rủi ro cao, sử dụng vốn của ngân hàng để vui chơi, dùng vốn vào đầu tư tài sản cố định, kinh doanh bất động sản nên không trả nợ được cho ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, một số khách hàng do sử dụng vốn sai mục đích, không hiệu quả đã bỏ trốn, ngân hàng khó có khả năng đòi lại món nợ của mình.
- Vốn, khả năng tài chính vả rủi ro tiềm ẩn của khách hàng: Đây là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tính an toàn và sinh lợi của hoạt động tín dụng, đưa đến quyết định cho vay hay không của các ngân hàng. Khách hàng có nguồn vốn, khả năng tài chính tốt là điều kiện để thanh toán các khoản vay cho ngân hàng. Do đó chính sách tín dụng của ngân hàng được xây dưng dựa trên dự đoán tương lai cũng như diễn biến trong quá khứ về rủi ro tín dụng.
- Khách hàng thiếu các điều kiện cần và đủ để thực thiện các nguyên tắc và quy định cho vay, thế chấp ngân hàng: Hiện nay nhu cầu vay vốn phục vụ cho tiêu dùng và sản xuất nhỏ , lẻ là rất cao, tuy nhiên nhiều khách hàng đã không đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện về quy định cho vay, thế chấp của các ngân hàng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tí n dụng của ngân hàng, làm cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng trở nên kém hiệu quả.
- Tư cách, đạo đức của người vay: Tư cách đạo đức xét trên phương diện ý muốn trả khoản nợ vay, trong nhiều trường hợp người vay có ý muốn chiếm đoạt vốn, không hoàn trả nợ, mặc dù có khả năng trả nợ, điều này đã gây ra rủi ro không hề nhỏ cho các ngân hàng.
1.2.4.2 Nhóm nhân tố chủ quan
Đây là các nhân tố thuộc về bản thân, nội tại của các ngân hàng, liên quan đến sự phát triển của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng, bao gồm:
- Khả năng tài chính và chiến lược kinh doanh của NHTM: Mỗi ngân hàng căn cứ vào khả năng tài chính của mình, cụ thể là nguồn vốn trung – dài hạn và một phần nguồn vốn ngắn hạn để đưa ra hạn mức cũng như những chiến lược cho vay KHCN đối với từng giai đoạn cụ thể. Bên cạnh đó, mỗi ngân hàng có định hướng, chiến lược riêng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình. Khi một ngân hàng thay đổi chiến lược, định hướng trọng tâm cho vay chính sách tín dụng ban đầu đối với cho vay KHCN của ngân hàng trở nên mất hiệu lực. Do đó, chính sách tín dụng đối với cho vay KHCN của ngân hàng có tính hiệu lực hay không còn phụ thuộc vào khả năng tài chính và chiến lược kinh doanh của ngân hàng ở mỗi thời kỳ.
- Quy mô, kết cấu, tính ổn định của các khoản tiền gửi, khả năng vay mượn của ngân hàng và vốn chủ sở hữu…đã ảnh hưởng rất lớn đến chính sách tín dụng. Nếu vốn của chủ lớn, ngân hàng có thể theo đuổi chính sách tín dụng mạo hiểm, nghiêng về tìm kiếm lợi nhuận từ nguồn tiền gửi lớn, ổn định cho phép ngân hàng có thể gia tăng các khoản tín dụng trung và dài hạn.
- Nhân tố tổ chức quản lý: Khi một ngân hàng sắp xếp một cách khoa học đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, các bộ phận nghiệp vụ của ngân hàng trong từng chi nhánh thì việc tổ chức thực hiện chính sách tín dụng nói chung và chính sách tín dụng đối với cho vay KHCN nói riêng mới được đảm bảo thực hiện đúng và có hiệu quả theo chính sách của ngân hàng. Như thế, chính sách tín dụng của ngân hàng mới có tính hiệu lực và phát huy hết được những vai trò của mình.
- Nhân tố nguồn nhân sự: Nhân viên ngân hàng trong các bộ phận có liên quan đến hoạt động cho vay DNVVN của ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định có ảnh hưởng quan trọng đến việc thực thi chính sách tín dụng của ngân hàng. Chính sách này có tính hiệu lực khi các nhân viên, cán bộ nghiệp vụ có liên quan thực hiện đúng theo chính sách. Do đó, năng lực của họ là một yếu tố quan trọng. Những cán bộ có năng lực, biểu hiện ở sự năng động, hiểu biết, sáng tạo trong công việc , tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao, có kinh nghiệm sẽ hiểu, áp dụng chính sách đúng đắn và có hiệu quả, bù đắp lại những hạn chế về công nghệ, kỹ thuật, nhờ đó mà ngân hàng có thể tồn tại và phát triển được cho dù có phải cạnh tranh với những đối thủ có tiềm lực lớn mạnh, ngược lại sẽ dẫn đến sai lầm và gây ra rủi ro cho ngân hàng.