Định hướng phát triển chính sách tín dụng cá nhân của Agribank Đô Lương

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH tín DỤNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN đô LƯƠNG, NAM NGHỆ AN (Trang 84 - 88)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH

3.1. Định hướng phát triển chính sách tín dụng cá nhân của Agribank Đô Lương

3.1. Định hướng phát triển chính sách tín dụng cá nhân của Agribank ĐôLương Lương

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đô Lương, Nam Nghệ An

Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, hiệu quả chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, mở rộng dân chủ, tăng cường kỷ cương, đẩy mạnh cải cách hành chính; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, khai thác tối đa mọi tiềm năng lợi thế sẵn có của huyện và huy động hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng dịch vụ, công nghiệp xây dựng và nông, lâm nghiệp bền vững; tăng cường thu hút đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,5-11,0%; xây dựng nền Quốc phòng - An ninh vững chắc, hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện. Phấn đấu đến năm 2025, Đô Lương trở thành huyện mạnh về kinh tế, văn hóa xã hội phát triển, nông thôn đổi mới, đô thị văn minh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao.

+ Tích cực thu hút các dự án đầu tư vào các lĩnh vực, các địa bàn, các cụm công nghiệp trên địa bàn; tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển ổn định, bền vững ngành dịch vụ, thương mại, du lịch, hình thành các chuỗi du lịch tâm linh gắn du lịch sinh thái và đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa.

+ Tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng giá trị trên đơn vị diện tích; xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp, phấn đấu có 100% số xã có một sản phẩm tham gia chuỗi giá trị (OCOP) và xây dựng 3 đến 5 sản phẩm chủ lực có thương hiệu tham gia thị trường trong nước và từng bước xuất khẩu ra nước ngoài.

+ Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, công chức có tâm,có tầm đáp ứng nhiệm vụ được giao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở.

+ Thực hiện tốt công tác giáo dục - đào tạo, y tế và văn hóa; giải quyết kịp thời các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo, giải quyết việc làm; nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học và công nghệ.

+ Làm tốt công tác bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Tăng cường củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại.

+ Nâng cao chất lượng các lĩnh vực công tác xây dựng Đảng, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp.

3.1.2. Định hướng phát triển chung của Agribank Đô Lương, Nam Nghệ An

Năm 2020 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Agribank, là năm cuối cùng thực hiện Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 và chuẩn bị triển khai Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2021- 2025, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Agribank lần thứ X nhiệm kỳ 2020-2025 với thời cơ và thách thức mới.

Hoạt động trong năm kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam còn bị ảnh hưởng lớn bởi lũ lụt nghiêm trọng tại miền Trung, Tây Nguyên, nông nghiệp - lĩnh vực đầu tư chính của Agribank bị tác động tiêu cực của hạn hán, xâm nhập mặn, bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp, nhất là thời gian nửa đầu năm 2020.

Trong suốt quá trình phát triển, Agribank đã xác định tầm nhìn của mình là trở thành NHTM bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Đối tượng chủ yếu mà ngân hàng hướng tới là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để nâng cao thị phần trong mảng hoạt động này, trong giai đoạn tới ngân hàng sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển các sản phẩm ngân hàng truyền thống, kênh phân phối đa dạng kết hợp với đầu tư phát triển công nghệ tiên tiến phù hợp với nhu cầu ngày

càng cao của khách hàng. Đồng thời phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ đặc trưng, đa dạng, tiện ích gắn liền với nhu cầu của những đối tượng khách hàng khác nhau cũng như với phân khúc hoạt động mục tiêu. Để thực hiện được mục tiêu trên, Agribank Đô Lương cần xem xét yếu tố như:

+ Xây dựng hình ảnh và uy tín của chi nhánh trên địa bàn hoạt động chính ở huyện Đô Lương và các địa bàn lân cận, kết hợp với hình ảnh nhân viên chuyên nghiệp và tạo dựng tinh thần làm việc độc lập, phối hợp tập thể giữa các bộ phận tác nghiệp khác nhau.

+ Nỗ lực đặt mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế huyện Đô Lương phục hồi sau đại dịch Covid -19 lên hàng đầu

+ Hiện thực hóa thành công Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ công: chú trọng nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng cho người dân thông qua cung ứng hàng trăm sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, đa dạng kênh phân phối.Qua đó tạo điều kiện cho mọi người dân huyện Đô Lương có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn và các dịch vụ tài chính ngân hàng, hạn chế tín dụng đen và đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

+ Hiện đại hóa công nghệ với hệ thống ngân hàng lõi (core banking) làm nòng cốt trong việc đổi mới quy trình kinh doanh và quan trị của ngân hàng, đồng thời tạo cơ sở cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới.

+ Thực hiện chính sách nguồn nhân lực năng động: thực hiện tuyển chọn đào tạo và đãi ngộ trên cơ sở kết quả công việc, kết hợp tạo môi trường phát triển nghề nghiệp ổn định và khả năng thăng tiến trong hoạt động lâu dài.

+ Để nâng cao chất lượng phục vụ, định kỳ chi nhánh cần tiến hành triển khai thực hiện nhiều chương trình hành động để đánh giá chất lượng nhân viên thông qua các cuộc thi nhân viên giỏi, nhân viên tiêu biểu của quý, của năm kèm theo là những hình thức khen thưởng xứng đáng.

3.1.3. Định hướng phát triển chính sách tín dụng cá nhân

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội. Thực hiện chủ trương của Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Agribank Đô Lương. Để kịp thời hỗ trợ khách hàng vay vốn sớm ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, vượt qua khó khăn, Agribank chi nhánh huyện Đô Lương Nam Nghệ An đã chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay tất cả khách hàng cá nhân và tổ chức vay vốn tại chi nhánh. Cụ thể, giảm lãi suất cho vay lên đến 10%/năm so với lãi suất đang áp dụng cho các khoản vay còn dư nợ đến

15/7/2021 và các khoản vay mới phát sinh từ 15/7/2021. Chương trình giảm lãi suất cho vay áp dụng từ 15/7/2021 đến hết ngày 31/12/2021 và được áp dụng rộng rãi tại các điểm giao dịch của Agribank trên toàn quốc.

Trong thời gian tới chi nhánh chú trọng hơn nữa trong việc phát triển loại hình tín dụng cá nhân truyền thống kết hợp với các dịch vụ tiện ích vì đây là loại hình cho vay chiếm tỷ trọng khách hàng khá lớn và mang lại lợi nhuận khá lớn trong hoạt tín dụng của ngân hàng. Với thị trưởng mục tiêu hướng đến là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ chi nhánh nên đưa ra các chính sách ưu đãi phù hợp để phát triển loại này. Chi nhánh có thể thực hiện giảm lãi suất hoặc đưa ra các mức lãi suất ưu đãi tương ứng với hạn mức vay mà khách hàng đăng ký nhằm phù hợp với những nhu cầu tài chính khách nhau của người tiêu dùng. Cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ với nhiều sự lựa chọn cho khách hàng để đạt được mục tiêu có lãi suất thấp hơn, tặng bảo hiểm cho người vay, tăng hạn mức cấp tín dụng, triển khai hình thức cho vay tín chấp (không cần TSĐB). Ngoài ra, chi nhánh nên định hướng phát triển tín dụng cá nhân đến nhóm khách hàng trẻ vì đây là nhóm khách hàng tiềm năng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số dân của Việt Nam. Nhóm khách hàng trẻ đang có nhiều nhu cầu vay phục vụ mua sắm, sinh hoạt tiêu dùng bằng hình thức trả góp hàng tháng và không cần tài sản đảm bảo. Với định hướng phát triển đúng đắn và có hoạch định rõ ràng sẽ giúp cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trở thành ngân hàng thân thiết của mọi nhà sẽ dẫn đầu khối NHTM trong mảng TDCN tín chấp.

- Tiếp tục mở rộng các phân khúc khách hàng cá nhân nhằm đảm bảo tính liên tụctrong chuỗi dịch vụ và giá trị phục vụ khách hàng, đồng thời tận dụng cơ

hội gia tăng thunhập từ tín dụng và phí từ mảng khách hàng này trong nền kinh tế đang thay đổi của VN.Phát triển một cách có chọn lọc phân khúc khách hàng là các cá nhân kinh doanh.

- Chuyển dịch cấu trúc danh mục sản phẩm sang các chương trình sản phẩm chuẩn đểgiảm thiểu rủi ro cho ngân hàng bao gồm các chương trình tín dụng, cho vay mua nhà,mua ôtô, cho vay tiêu dùng, tài trợ đảm bảo 100% bằng BĐS, các chương trình tài trợtheo ngành...

- Củng cố và nâng cao chất lượng các hệ thống nền tảng với trọng tâm là hệ thốngQTRR (đặc biệt là hệ thống QTRR tín dụng và rủi ro vận hành); củng cố hệ thống phêduyệt tín dụng; củng cố hệ thống quản lý, xử lý và thu hồi nợ; triển khai và hoàn thiện hệthống mô hình tổ chức hệ thống bán hàng và dịch vụ.

Ban giám đốc chi nhánh chỉ đạo các cán bộ tín dụng thực hiện tuyên truyền các chính sách tín dụng, đẩy nhanh quá trình thẩm định đầu tư cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trên địa bàn.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH tín DỤNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN đô LƯƠNG, NAM NGHỆ AN (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w