Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong bán đấu giá tài sản th

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 79 - 81)

3.1. Thực tiễn bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự

3.1.3.Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong bán đấu giá tài sản th

tài sản thi hành án dân sự

Thứ nhất, về thể chế pháp lý. Nghị định số 17/2010/NĐ-CP và các văn

bản hướng dẫn thi hành, về cơ bản đã tạo được một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ tạo điều kiện cho hoạt động bán đấu giá tài sản phát triển theo đúng định hướng chuyên nghiệp hóa. Tuy nhiên, một số quy định còn hạn chế,

bất cập, cụ thể như quy định về tiêu chuẩn trở thành đấu giá viên còn đơn giản; quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bán đấu giá còn chưa cụ thể, dễ dãi. Ngoài ra, các quy định của Nghị định 17/2010/NĐ- CP với Luật THADS, giữa quy định pháp luật THADS với BLDS vẫn còn tồn tại những điểm mâu thuẫn nhau, chưa thật thống nhất.

Thứ hai, về chất lượng đội ngũ đấu giá viên còn hạn chế. Trước

01/7/2010 tất cả các đấu giá viên được cấp Thẻ đấu giá viên theo quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP đều không phải trải qua khóa đào tạo nghề đấu giá, vì vậy một bộ phận không nhỏ đấu giá viên còn yếu về nghiệp vụ, chủ yếu hành nghề theo kinh nghiệm, thói quen. Kiến thức pháp luật hạn chế, chưa thường xuyên trau dồi, nâng cao trình độ môn của mình, do đó vẫn xảy ra sai sót dẫn đến khiếu nại trong hoạt động bán đấu giá. Đấu giá viên chưa xem đây là một nghề, không thường xuyên làm việc tại tổ chức đấu giá mà còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác. Nghị định số 17/2010/NĐ-CP yêu cầu chặt chẽ hơn khi cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá: tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật hoặc kinh tế và phải tốt nghiệp khóa đào tạo nghề 3 tháng. Tuy nhiên, nếu so sánh với yêu cầu của pháp luật ở một số nước thì điều kiện để cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá ở nước ta chưa cao, chưa sàng lọc đội ngũ đấu giá viên có chất lượng. Về đội ngũ Chấp hành viên khi thực hiện bán đấu giá tài sản THADS chưa có quy định cụ thể về điều kiện, năng lực hoặc đảm bảo để họ tiến hành bán đấu giá tài sản THADS đúng quy định của pháp luật.

Thứ ba, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đấu giá viên chưa được

thực hiện thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng đội ngũ bán đấu giá tài sản chưa thực sự bảo đảm, chất lượng hoạt động bán đấu giá tài sản

chưa cao. Hầu hết đấu giá viên còn gặp lúng túng khi thực hiện bán đấu giá

các loại tài sản đặc thù như: quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, cổ vật, hàng dự trữ quốc gia, tần số vô tuyến điện, hàng bắt giữ trên biển....

Thứ tư, ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp là

đòi hỏi hết sức quan trọng đối với đấu giá viên khi hành nghề. Tuy nhiên, hiện nay chưa ban hành Quy tắc đạo đức của đấu giá viên. Thực tế hiện nay trong một số tổ chức hành nghề bán đấu giá tài sản, một số đấu giá viên còn chạy theo lợi nhuận nên thực hiện công việc không theo đúng quy định của pháp luật nhằm trục lợi. Ngoài ra, đạo đức của Chấp hành viên khi thi hành công vụ cũng là vấn đề cần phải xem xét để bảo đảm việc thi hành án thực sự công tâm, khách quan, bảo vệ quyền hợp pháp của các bên đương sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 79 - 81)