Một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản trong th

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 81 - 103)

3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bán đấu giá tài sản trong th

3.2.1. Một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản trong th

trong thi hành án dân sự

3.2.1. Một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự trong thi hành án dân sự

3.2.1.1. Về ban hành văn bản pháp luật bán đấu giá tài sản

Với tư cách là nền tảng pháp lý cho các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai… BLDS năm 2005 đã quy định 04 điều về bán đấu giá tài sản bao gồm: trường hợp bán đấu giá; thông báo bán đấu giá; thực hiện bán đấu giá và bán đấu giá bất động sản từ Điều 456 đến 459 BLDS. Trong lĩnh vực thi hành án, Luật THADS đã có 04 điều (Điều 101 đến Điều 104) quy định về các trường hợp bán đấu giá đối với tài sản kê biên, cưỡng chế THADS; hủy kết quả bán đấu giá tài sản, giao tài sản được bán đấu giá và xử lý tài sản bán đấu giá không thành. Riêng thủ tục bán đấu giá được Luật dẫn chiếu thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản (Nghị định 17/2010/NĐ-CP). Nghị định số 17/2010/NĐ-CP đã quy định tương đối đầy đủ về hoạt động bán đấu giá tài sản nói chung như: nguyên tắc, tổ chức bán đấu giá; đấu giá viên; trình tự thủ tục bán đấu giá và cơ quan quản lý nhà nước về bán đấu giá. Tuy nhiên, giữa BLDS năm 2005 và Nghị định 17/2010/NĐ-CP vẫn còn tồn tại một số điểm chưa thật thống nhất như quy

định về nơi tổ chức bán đấu giá bất động sản; quy định người chứng kiến. Theo BLDS năm 2005 thì bán đấu giá bất động sản được tổ chức tại nơi có bất động sản hoặc nơi do người bán xác định, tuy nhiên Nghị định 17/2010/NĐ-CP lại quy định nơi bán là trụ sở của tổ chức bán đấu giá tài sản, tại nơi có tài sản hoặc địa điểm khác theo sự thỏa thuận của tổ chức bán đấu giá với người có tài sản. Cũng theo BLDS năm 2005 thì việc bán đấu giá phải lập thành văn bản có chữ ký của người mua, người bán và 02 người chứng kiến nhưng Nghị định 17/2010/NĐ-CP lại quy định hợp đồng bán đấu giá được ký giữa tổ chức bán đấu giá với người mua tài sản bán đấu giá. Đối với những tài sản mà pháp luật quy định hợp đồng mua bán phải có công chứng hoặc phải được đăng ký, thì hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá phải phù hợp với quy định đó.

So sánh giữa Luật THADS và quy định của Nghị định 17/2010/NĐ-CP thì thấy chủ thể bán đấu giá có sự khác biệt. Bên cạnh đấu giá viên được quyền bán đấu giá tài sản theo quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP thì Chấp hành viên THADS cũng được quyền bán đấu giá tài sản trong THADS theo quy định của Luật THADS. Một số đặc thù trong quá trình bán đấu giá tài sản THADS như: định giá lại tài sản đấu giá; vấn đề bàn giao tài sản đã đấu giá thành…

Những điểm mâu thuẫn, đặc thù này dẫn đến tình trạng các tổ chức thực hiện đấu giá gặp lúng túng khi vận dụng những quy định trong thực tiễn bán đấu giá tài sản. Do đó, việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật thống nhất về bán đấu giá tài sản thi hành án là cần thiết. Quá trình này tất yếu dẫn đến hợp nhất quy định của các văn bản pháp luật, sớm xây dựng và ban hành Luật đấu giá. Luật đấu giá sẽ là nền tảng cơ bản cho việc bán đấu giá tài sản thi hành án nói riêng và bán đấu giá các loại tài sản, tài sản nói chung. Cơ cấu của Luật Đấu giá cần bao gồm các vấn đề cơ bản sau:

Chương 1: Quy định chung về nguyên tắc, phương thức đấu giá. Phương thức đấu giá phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế, bao gồm trả giá lên, đặt giá xuống, đấu giá qua internet, đấu giá ngược…

Chương 2: Quy định về đấu giá viên. Đấu giá viên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt; đã tốt nghiệp đại học ngành luật hoặc ngành kinh tế và đã qua khóa đào tạo đấu giá. Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn này phải bổ sung để đủ điều kiện. Chấp hành viên muốn tham gia bán đấu giá thì cũng phải qua khóa đào tạo nghề đấu giá (có thể kết hợp ngay khi đào tạo để bổ nhiệm Chấp hành viên); bồi dưỡng, nâng cao trình độ đấu giá viên hàng năm.

Chương 3: Tổ chức đấu giá hướng tới việc chỉ thành lập doanh nghiệp đấu giá chuyên nghiệp mà không tồn tại các Trung tâm bán đấu giá hoặc Hội đồng tham gia tổ chức đấu giá.

Chương 4: Về trình tự, thủ tục đấu giá: Trong đó chia ra các mục cụ thể về bán đấu giá một số đấu giá tài sản đặc thù như: bán đấu giá tài sản thi hành án, bán đấu giá quyền sử dụng đất; bán đấu giá tài sản thương mại, bán đấu giá tài sản xử lý vi phạm hành chính; bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ; bán đấu giá tài sản nhà nước ở nước ngoài… Trong đó, riêng mục bán đấu giá tài sản thi hành án có một số đặc thù riêng như: xác định rõ hơn quyền, nghĩa vụ của người tham gia đấu giá, tổ chức đấu giá, người có tài sản bán đấu giá, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, sự tham gia của Chấp hành viên vào quá trình bán đấu giá; quy trình đấu giá, vấn đề định giá và định giá lại tài sản trong bán đấu giá tài sản thi hành án; bàn giao tài sản bán đấu giá thành và chuyển quyền sở hữu tài sản…. Đồng thời, cũng tính toán hướng mở cho phép người phải thi hành án được quyền chủ động lựa chọn cơ quan THADS hoặc tổ chức bán đấu giá tài sản thi hành án.

Chương 5: Quản lý nhà nước về bán đấu giá (xây dựng lộ trình cụ thể xã hội hóa hoạt động bán đấu giá, chuyển đổi các Trung tâm bán đấu giá tài sản thành Công ty cổ phần hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên).

Chương 6: Điều khoản thi hành.

3.2.1.2. Về tài sản bán đấu giá thi hành án

Bổ sung quy định về bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ. Theo quy định tại Điều 84 Luật THADS thì quyền sở hữu trí tuệ là một trong những loại tài sản có thể bị cưỡng chế, kê biên và Điều 86 quy định về bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó thì quyền sở hữu trí tuệ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản và pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục bán đấu giá và thẩm quyền bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, cho đến nay việc bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ như thế nào vẫn chưa được quy định cụ thể. Do vậy, thời gian tới cần có hướng dẫn cụ thể về thủ tục cụ thể để bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ. Tài sản trí tuệ là một loại tài sản đặc thù (vô hình, không thể xác định bằng các đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị và có khả năng sinh ra lợi nhuận). Sở hữu trí tuệ được chia thành hai lĩnh vực chủ yếu bao gồm: đối tượng sở hữu công nghiệp và quyền tác giả thì giới hạn bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ chỉ dừng ở bán đấu giá quyền tài sản đối với quyền tác giả hoặc đối tượng sở hữu công nghiệp bởi quyền nhân thân gắn liền với quyền tác giả là những quyền gắn liền với bản thân tác giả và không thể chuyển giao nên việc bán đấu giá quyền này không thực thi được và không có ý nghĩa. Mặt khác, quy trình định giá tài sản quyền sở hữu trí tuệ cũng mang đặc thù riêng biệt, khó khăn và có nhiều khác biệt hơn so với tài sản hữu hình do tài sản này mang tính khan hiếm, không có vật để so sánh. Việc xác định giá tài sản sở hữu trí tuệ dựa trên các phương pháp chủ yếu là chi phí, thu nhập và thặng dư. Xác định giá trị của một quyền sở hữu trí tuệ phụ thuộc vào thời gian, địa điểm và tính sinh lời của loại tài sản đặc biệt này.

Ngay khi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thì người sở hữu cũng không tính hết được tính hữu dụng và khả năng sinh lời trong tương lai của tài sản mà mình được sở hữu, nó chỉ được thể hiện giá trị qua thời gian và mức độ chấp nhận của xã hội. Ngoài ra tài sản quyền sở hữu trí tuệ có một thị trường chuyển nhượng hạn chế, ít người quan tâm điều đó sẽ khó có thể tìm ra được giá trị thật của một tài sản trí tuệ. Về cơ bản thì giá trị của tài sản trí tuệ được xác định bằng mức độ quan tâm của của người mua và mức độ chấp nhận được của người bán tại thời điểm chuyển nhượng.

Ngoài ra, theo quy định của BLDS năm 2005 thì tài sản bán đấu giá cũng là một loại tài sản thông thường trong giao dịch dân sự. Đó có thể là tiền, vàng, giấy tờ có giá, quyền tài sản; tài sản đã có hoặc sẽ hình thành trong tương lai; tài sản gốc hoặc hoa lợi, lợi tức; vật chính hoặc vật phụ; tài sản tự do lưu thông hoặc hạn chế lưu thông (như quyền sử dụng đất, cổ vật…). Chỉ những tài sản bị cấm giao dịch thì mới không được quyền bán đấu giá. Trong Luật THADS cũng không xác định rõ loại tài sản phải cưỡng chế kê biên là gì, chỉ có quy định về tài sản không được kê biên bao gồm: Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức. Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới; số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình; vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm; đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương; công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình; đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình….. Như vậy, có thể hiểu rằng các loại tài sản được giao dịch theo quy

định của pháp luật dân sự (trừ trường hợp nêu trên) thì đều có thể cưỡng chế, kê biên và bán đấu giá để THADS.

Tuy nhiên, theo quy định của Nghị định 17/2010/NĐ-CP thì tài sản bán đấu giá là động sản, bất động sản, giấy tờ có giá và các quyền tài sản được phép giao dịch theo quy định của pháp luật. Khái niệm tài sản để bán đấu giá ở đây không thể hiện đầy đủ nội hàm của tài sản theo pháp luật dân sự. Với những loại tài sản hình thành trong tương lai sẽ không thể trở thành đối tượng để đấu giá; các tài sản là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; các quyền tài sản; hoa lợi, lợi tức gắn liền với tài sản hoặc các vật đồng bộ, vật chính, vật phụ sẽ nằm ngoài khái niệm tài sản để bán đấu giá của Nghị định 17/2010/NĐ-CP. Như vậy, rõ ràng là với các loại tài sản này nếu thuộc sở hữu của người bị thi hành án thì có thể cưỡng chế, kê biên nhưng không được bán theo hình thức đấu giá thì thực hiện bằng hình thức nào? Do vậy, nếu sửa đổi quy định của pháp luật cũng cần thiết phải cân nhắc kỹ đưa các loại tài sản với tính chất đặc thù thế này thì phải xác định trình tự thủ tục bán đấu giá dựa trên đặc tính riêng của các loại tài sản. Quyền và nghĩa vụ của những người bán đấu giá tài sản, người mua được tài sản, người có tài sản bán đấu giá cũng cần quy định cụ thể, rõ ràng để đảm bảo hiệu lực thực thi của Luật.

3.2.1.3. Về thủ tục bán đấu giá tài sản thi hành án

- Về phương thức đấu giá, theo quy định của Nghị định 17/2010/NĐ- CP thì bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định. Phương thức trả giá lên là phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi có người trả giá cao nhất. Như vậy, chỉ duy nhất phương thức đặt giá lên được chấp nhận còn các hình thức đấu giá khác như: phương thức đặt giá ngược, đặt giá qua internet… không được chấp nhận tại Việt Nam. Quy định này không phù hợp trong xu thế hội nhập quốc

tế. Tại các nước thực tế đã chứng minh không phải chỉ có phương thức đặt giá lên mới bán được tài sản với giá trị cao nhất mà các phương thức bán đấu giá khác cũng có thể làm được điều đó. Vậy quy định hạn chế phương thức đấu giá như Nghị định 17/2010/NĐ-CP thực tế đã lạc hậu với thông lệ quốc tế. Ngoài ra, với tư cách điều chỉnh chung về bán đấu giá (bao gồm cả bán đấu giá hàng hóa) thì Nghị định 17/2010/NĐ-CP mâu thuẫn ngay cả với Luật Thương mại năm 2005 về phương thức bán đấu giá hàng hóa. Tại Khoản 2 Điều 185 của Luật quy định rõ 02 phương thức đấu giá là phương thức trả giá lên và phương thức đặt giá xuống.

Với tư cách là một công đoạn trong quá trình cưỡng chế, kê biên tài sản để THADS, mục đích đặt ra khi đấu giá tài sản là nhằm bán được tài sản và bán với giá trị cao nhất để có thể thu được tiền, từ đó mới thi hành được bản án, quyết định của Tòa. Do vậy, với phương thức đặt giá lên như hiện nay dẫn đến nhiều cuộc đấu giá không có người tham gia, phải giảm giá, đăng báo, niêm yết công khai nhiều lần gây tốn kém, lãng phí tiền của của chính người phải thi hành án. Hoặc một số tài sản kê biên là đồ rau củ tươi sống, tài sản là hải sản... rất cần phải bán nhanh chóng. Do vậy, với các trường hợp này áp dụng phương thức đặt giá xuống rất có thể sẽ thu hút nhiều người tham gia, nhanh chóng bán được tài sản.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của hoạt động bán đấu giá thời gian tới, kiến nghị đưa ra nhiều phương thức đấu giá khác nhau để tạo nên sự đa dạng, phong phú cho hoạt động này. Việc áp dụng phương thức đấu giá nào sẽ do tổ chức đấu giá, người có tài sản bán đấu giá thỏa thuận với nhau. Riêng đối với đấu giá về quyền sở hữu trí tuệ, theo kinh nghiệm các nước có áp dụng phương thức đấu giá nhượng quyền. Phương thức này được thực hiện mà không quy định hạn chấm dứt.

Trước thời điểm tổ chức bán đấu giá, người bán đấu giá đưa ra giá cao nhất của tài sản làm giá khởi điểm, khi có người tham gia đấu giá trả giá và người bán thấy mức giá đó là hợp lý thì có thể xem xét kết thúc cuộc bán đấu giá bất cứ lúc nào. Người mua được tài sản đấu giá là người trả giá bằng hoặc cao hơn giá mà người bán đấu giá đã chọn và cho là hợp lý [14, tr.6].

- Về thông báo, niêm yết công khai, trong bán đấu giá thì việc thông báo, niêm yết công khai có vai trò cực kỳ quan trọng trong đảm bảo tính khách quan, minh bạch, trung thực của phiên bán đấu giá. Đối với tài sản bán đấu giá là bất động sản bán đấu giá thì phải niêm yết việc bán đấu giá tài sản tại nơi bán đấu giá, nơi có bất động sản bán đấu giá và Ủy ban nhân dân xã,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 81 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)