Mức độ nguyên nhân sinh viên không thích học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 63 - 88)

TT Nguyên nhân không thích học SL TL (%)

1 Giảng viên chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình đơn điệu 95 47,5

2 Giảng viên không tạo điều kiện cho sinh viên tham gia xây

dựng bài 89 44,5

3 Sinh viên ít được phát biểu chính kiến của mình 82 41

4 Môn học trừu tượng 49 14,5

5 Giảng viên duy trì nghiêm khắc qui định, kỷ luật trong học

tập 44 22

6 Môn học xa rời cuộc sống 11 5,5

Kết quả (bảng 2.12) cho thấy có 47,5% sinh viên cho rằng tại vì giảng viên chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình đơn điệu, 44,5% sinh viên cho rằng tại vì giảng viên không tạo điều kiện cho sinh viên tham gia xây dựng bài, 41% sinh viên cho rằng tại vì sinh viên ít được phát biểu chính kiến của mình và 30% sinh viên cho rằng tại vì môn học trừu tượng, xa rời cuộc sống. Như vậy, nếu giảng viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học sẽ nâng cao tính tích cực, tự giác của sinh viên.

Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động dạy học ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên người nghiên cứu đưa ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, có thể khẳng định rằng ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên hoạt động dạy học chủ yếu tập trung ở người thầy, sinh viên còn thụ động trong việc tiếp thu bài học.

Thứ hai, việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học đã được triển khai nhưng chưa đồng bộ nên hiệu quả dạy học còn nhiều hạn chế, chất lượng học tập của sinh viên chưa được nâng cao, sinh viên chưa hứng thú với môn học.

Thứ ba, sinh viên nhận thức đúng vai trò môn học, nhưng do giảng viên chưa có nhiều phương pháp dạy học theo quan điểm tích cực nên ảnh hưởng đến thái độ và hành động của sinh viên như ngủ gật, nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học…

Vì vậy, để tăng tính tích cực cho người học, phát triển năng lực và trình độ tư duy của mỗi sinh viên, nâng cao hơn nữa kết quả, chất lượng môn học trong giai đoạn hiện nay. Thì việc vận dụng một cách có hiệu quả các phương pháp dạy học theo quan điểm tích cực mà cụ thể là dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm là một vấn đề cần thiết.

2.3. Một số nguyên tắc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên

2.3.1. Đảm bảo mục tiêu của môn học

Đây là nguyên tắc nhất quán và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình dạy học nói chung, sử dụng PPTLN trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh nói riêng. Mục tiêu này được quy định rõ trong chương trình môn học đòi hỏi giảng viên thực hiện theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đặc biệt, giảng viên xác định rõ những kiến thức cần đạt trong bài học, môn học trên cơ sở đó tổ chức thực hiện TLN nhằm đạt được mục tiêu đó. Nếu xa rời mục tiêu thì việc thực hiện TLN không có ý nghĩa gì trong quá trình dạy học, thậm chí sau khi tiến hành xong, người học còn hiểu sai vấn đề. Điều đó vô cùng nguy hiểm nhất là trong giai đoạn hiện nay khi các thế lực thù địch đang tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.

Vì vậy, khi sử dụng PPTLN trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh cần đảm bảo các chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt được cho sinh viên.

Về kiến thức: trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Công tác quốc phòng - an ninh, nhận thức được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, về phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; đấu tranh chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam để giữ vững an ninh chính trị và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chiến tranh công nghệ cao và phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao; kiến thức về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, động viên công nghiệp quốc phòng; phong trào toàn dân đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ biên giới, biển đảo của Tổ quốc.

Về kỹ năng: trang bị cho các em một số kỹ năng cơ bản như: kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng thực tiễn, kỹ năng thích nghi và ứng biến linh hoạt với những biến động của thực tiễn.

Về thái độ: giúp sinh viên có thái độ đúng đắn, tích cực; có khả năng nhìn nhận và đánh giá đúng - sai, gạt bỏ cảm xúc và thái độ tiêu cực không cần thiết với những biến động trong xã hội; bình tĩnh nhìn nhận, đánh giá, và có những hành động cụ thể, tích cực để chống lại những tiêu cực đang nảy sinh từng ngày trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa…; sẵn sàng đấu tranh chống lại những hành vi tiêu cực, tham nhũng, đi ngược lại chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; biết trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Qua đó hình thành nên nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh hiện nay. Đó là những con người có trình độ học vấn rộng, có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ và chuyên môn hóa, đảm bảo chất lượng công việc với năng suất và hiệu quả cao, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm trước dân tộc và đất nước.

2.3.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta luôn nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc tiếp thu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh và

điều kiện cụ thể của đất nước; gắn liền lý luận với thực tiễn (Việt Nam và thế giới), từ đó bổ sung cho lý luận bằng những kết luận mới được rút ra từ thực tiễn sinh động. Kết luận số 94-KL/TW, ngày 28-3-2014 của Ban Bí thư TW Đảng (khóa XI) đã khẳng định: Học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân là giáo dục những vấn đề cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, phù hợp với thực tiễn cuộc sống, không giáo điều, khô cứng.

Việc sử dụng PPTLN trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh cần đảm bảo tính thực tiễn, điều này có nghĩa là quá trình dạy học cần tuân thủ nguyên lý: lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành. Trên thực tế, nếu tiến hành dạy học bằng phương pháp thảo luận nhóm đối với môn Công tác quốc phòng, an ninh chỉ đơn thuần lựa chọn những chủ đề thảo luận nhằm khai thác nội dung bài học hay tái hiện lại đơn vị kiến thức bài học sẽ dẫn đến sự hàn lâm, giáo điều, kinh viện, không vận dụng được những kiến thức đã học để nhận diện, lý giải được những vấn đề diễn ra trong cuộc sống. Nếu vậy, tính thuyết phục đối với người học không cao đồng thời khó tạo dựng được niềm tin của SV vào môn học. Như vậy, đảm bảo tính thực tiễn khi sử dụng PPTLN trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh sẽ làm cho những kiến thức nặng về lý thuyết, khó hiểu, phức tạp sẽ trở thành những vấn đề gần gũi, giản dị, dễ tiếp thu. Chính vì thế, đây là nguyên tắc quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả việc tổ chức TLN trong dạy học môn.

Đảm bảo nguyên tắc tính thực tiễn khi sử dụng PPTLN trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh đòi hỏi người dạy cần tuân thủ cũng như đảm bảo việc thực hiện những yêu cầu, cơ bản sau:

Một là, phải căn cứ vào điều kiện dạy học thực tế để tổ chức TLN cho phù hợp. Dựa vào điều kiện học tập thiết yếu của sinh viên và hệ thống cơ sở vật chất trường lớp hiện có để triển khai tổ chức TLN. Điều đó có nghĩa giảng viên cần chú ý đến giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ việc học tập môn Công tác quốc phòng, an ninh, số lượng sinh viên trong một lớp, chuyên ngành đào tạo của người học để có cách thức giao nhiệm vụ, chia nhóm tương ứng. Hệ thống cơ sở vật chất hiện có của nhà trường giúp giảng viên lựa chọn các phương tiện phù hợp với PPTLN, đồng thời linh hoạt sử dụng các hình thức báo cáo kết quả thảo luận của các nhóm.

Ví dụ: Khi TLN về nội dung: hình thức, biện pháp, quy mô, phạm vi xảy ra bạo loạn trong bài Phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Với nội dung này chỉ cần chia lớp thành các nhóm lớn, vật chất chỉ cần vở ghi, bút, giáo trình, bàn ghế đã có sẵn trong phòng học. Đối tượng sinh viên nào cũng có thể tham gia.

Mặt khác, phải dựa vào đối tượng dạy học cụ thể để thiết kế hoạt động thảo luận nhóm. Cần chú ý đến trình độ cũng như điều kiện học tập cụ thể của sinh viên cũng như chuyên ngành sinh viên đang theo học để lựa chọn chủ đề thảo luận, đưa ra những yêu cầu đòi hỏi sinh viên phải thực hiện cùng các kỹ thuật dạy học sao cho phù hợp. Nếu thực tế lớp học rất đông sinh viên thì không nên chia lớp thành các nhóm nhỏ, việc di chuyển chỗ ngồi rất dễ gây mất trật tự, mất thời gian và cũng khó thực hiện TLN hiệu quả...

Hai là, phải xác định chính xác giá trị thực tiễn của các đơn vị kiến thức trong nội dung môn học để xây dựng chủ đề TLN tương ứng.

Trong quá trình sử dụng PPTLN, giảng viên cần làm rõ được ý nghĩa thực tiễn của tri thức khoa học để người học lĩnh hội được kiến thức môn học và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của mình. Khi xây dựng các chủ đề thảo luận, giảng viên cần xác định rõ nhiệm vụ cho người học cả về kiến thức cần chiếm lĩnh và việc vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.

Ví dụ: Khi tổ chức TLN về nội dung các giải pháp của Đảng cộng sản Việt Nam để làm thất bại âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Sau khi TLN sinh viên cần nắm vững kiến thức và vận dụng nó vào thực tiễn như sau: Cần đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế.. Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến, không để bị động và bất ngờ..

Ba là, căn cứ vào chuyên ngành đào tạo của người học để xây dựng các tình huống, trường hợp điển hình tương ứng khi tổ chức TLN.

Việc chiếm lĩnh tri thức môn học đối với các chuyên ngành đào tạo là giống nhau nhưng việc vận dụng kiến thức ở mỗi chuyên ngành lại có những điểm khác biệt. Chính vì vậy, việc nghiên cứu kỹ đặc thù của từng chuyên ngành đào tạo có ý nghĩa quan trọng

trong việc lựa chọn các tình huống và trường hợp điển hình để tiến hành TLN. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất đối với nội dung môn Công tác quốc phòng, an ninh về xây dựng đội ngũ cán bộ, về đạo đức và về xây dựng con người mới. Trên thực tế, ở mỗi chuyên ngành khác nhau (giáo viên, y, bác sĩ, dược sĩ, kế toán viên…) sẽ có những trường hợp điển hình thực hiện hành vi theo hai chiều thuận, nghịch; hoặc tuân thủ, hoặc vi phạm nội dung môn Công tác quốc phòng, an ninh.

2.3.3. Đảm bảo tính mục đích của thảo luận nhóm với việc phát triển năng lực người học

Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc sinh viên học được cái gì đến chỗ quan tâm sinh viên vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập theo phương pháp thảo luận nhóm, đổi mới quan hệ giảng viên - sinh viên theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội của sinh viên. Yêu cầu này cũng đòi hỏi phương pháp thảo luận nhóm phải được thiết kế sao cho đảm bảo thực hiện với mục đích phát triển những tri thức, kĩ năng và thái độ cần đạt được thông qua môn học, đồng thời phát triển năng lực của người học.

Mục đích của thảo luận nhóm là thông qua hoạt động tổ chức dạy học của giảng viên, sinh viên có thể tích cực chủ động và sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức. Do đó, khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm giảng viên cần nắm chắc nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của thảo luận nhóm với việc phát triển năng lực người học. Theo đó, mục đích của thảo luận nhóm cần hướng đến việc hình thành cho người học những thao tác tư duy, những hành động thực hành, những biện pháp hoạt động sáng tạo và tạo điều kiện cho họ thể hiện khả năng hoạt động sáng tạo trong quá trình thảo luận nhóm. Hơn nữa, thảo luận nhóm cần chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của sinh viên với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót của bản thân.

2.3.4. Đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa vai trò của sinh viên với vai trò chủ đạo của giảng viên

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải phát huy cao độ tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của người học dưới vai trò chủ đạo của giảng viên, tạo nên sự cộng hưởng của hoạt động dạy và hoạt động học. Thực chất của nguyên tắc này là đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò nhằm phát huy cao độ tính tự giác tích cực, tự lĩnh hội tri thức của trò dưới sự hướng dẫn của thầy.

Thống nhất giữa dạy và học trong vận dụng phương pháp thảo luận nhóm sẽ cho phép đạt được hiệu quả cao trong dạy học. Trên ý nghĩa đó, các phương pháp dạy học tích cực hiện nay đều chú trọng vào việc thiết lập những cách thức tổ chức dạy học sao cho qua hoạt động tổ chức dạy học của giảng viên, sinh viên có thể tích cực chủ động và sáng tạo trong việc chiếm lĩnh thông tin thành tri thức, kĩ năng của mình. Vì vậy, quy trình vận dụng phương thảo luận nhóm trong quá trình dạy học cũng phải được xây dựng sao cho vai trò tổ chức, điều khiển của giảng viên phải kết hợp hài hoà với hoạt động của sinh viên và ngược lại quá trình thảo luận trong các nhóm học tập của sinh viên phải tích cực thúc đẩy vai trò điều khiển thảo luận của giảng viên.

Thông qua thảo luận nhóm, giảng viên cần khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để sinh viên mạnh dạn trình bày ý kiến, ý tưởng và những thắc mắc của mình, đề cao tinh thần hoài nghi khoa học, óc phê phán, tác phong độc lập suy nghĩ, chống lối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 63 - 88)