Điều kiện vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 82)

7. Kết cấu của đề tài

2.5.Điều kiện vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn

PPTLN trong dạy học mơn Cơng tác quốc phịng, an ninh được tiến hành hiệu quả hay khơng cịn phụ thuộc vào nhiều điều kiện, trong đó bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan. Yếu tố chủ quan thuộc về giảng viên, sinh viên, yếu tố khách quan là những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến TLN.

2.5.1. Điều kiện đối với giảng viên

Nhận thức của giảng viên về sự cần thiết phải sử dụng PPTLN là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức dạy học, quyết định việc xây dựng chủ đề thảo luận, lựa chọn phương tiện dạy học, kỹ thuật dạy học. Sự hiểu biết sâu rộng về tri thức môn học, các vấn đề liên quan đến cuộc sống và nghề nghiệp của giảng viên được coi là nền tảng của việc tổ chức thảo luận nhóm cho người học. Từ những cơ sở nền tảng đó, giảng viên sẽ xây dựng các chủ đề thảo luận hấp dẫn, lơi cuốn và kích thích sự nỗ lực học tập của sinh viên. Việc nắm vững quy trình thực hiện PPTLN và các yêu cầu sư phạm đặt ra khi thực hiện sẽ đảm bảo tính khoa học, có tác dụng to lớn trong việc tạo dựng thành công trong học tập cho người học. Bên cạnh đó, việc am hiểu cơng nghệ thơng tin, lựa chọn các PPDH và kỹ thuật dạy học phù hợp với TLN của giảng viên trong quá trình thực hiện làm cho người học hứng thú, phát huy vai trò của phương pháp này, đồng thời hướng tới phát triển các năng lực của sinh viên.

Việc đánh giá hoạt động TLN của sinh viên cũng là một động lực kích thích sự tham gia vào giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm. Trên cơ sở đánh giá của giảng viên đối với sinh viên cần kết hợp với sự đánh giá từ phía sinh viên (đánh giá lẫn nhau và

tự đánh giá). Sự kết hợp này khiến các em nỗ lực hơn trong TLN.

Nội dung chủ đề thảo luận nhóm trong mơn học Cơng tác quốc phịng, an ninh. Nếu chủ đề thảo luận nặng về lý thuyết, trừu tượng, không phù hợp với đối tượng khiến sinh viên có tâm lý ngại nghiên cứu. Nội dung chủ đề TLN có ý nghĩa thực tiễn, gắn với cuộc sống và đặc biệt là nghề nghiệp của người học bao nhiêu càng tác động đến việc tìm tịi, nghiên cứu của sinh viên bấy nhiêu. Thái độ của người học đối với môn học cũng dần được thay đổi. Sinh viên sẽ hứng thú và tích cực hơn trong q trình thảo luận.

2.5.2. Điều kiện đối với sinh viên

Đây được coi là môi trường bên trong của hoạt động dạy học nói chung và q trình sử dụng PPTLN trong dạy học mơn Cơng tác quốc phịng, an ninh nói riêng bao gồm tiềm năng trí tuệ, xúc cảm, vốn sống, phong cách học và tính cách. Khi sử dụng PPTLN trong dạy học mơn Cơng tác quốc phịng, an ninh, giảng viên cần khai thác và huy động tất cả các giác quan của sinh viên, kết hợp TLN với PPDH trực quan. Một điều đáng chú ý là các nơron thần kinh chỉ chuyển về thần kinh trung ương những thông tin thực sự có ý nghĩa và người học quan tâm xử lý ra quyết định. Do vậy, giảng viên phải chú ý đến tính vừa sức và tính hấp dẫn của chủ đề thảo luận.

Các giá trị sống của sinh viên cũng kích thích hứng thú và điều tiết sự hợp tác của các thành viên trong nhóm. Các giá trị đó phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân và mơi trường sống và được truyền lại từ gia đình, nhà trường và xã hội. Nó quyết định đến tính tự chủ, tinh thần trách nhiệm trong công việc và sự tơn trọng người khác trong hoạt động nhóm. Vốn sống liên quan đến kinh nghiệm sống và kiến thức chiếm lĩnh được ảnh hưởng trực tiếp đến TLN. Giảng viên sẽ tổ chức TLN dễ dàng hơn nếu sinh viên có vốn sống phong phú.

2.5.3. Điều kiện về cơ sở vật chất

Một là, không gian dạy học.

Không gian lớp học rộng rãi, thoáng mát, yên tĩnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp, di chuyển hoạt động của các nhóm học tập. Khơng gian lớp học cịn được xem xét ở góc độ tâm lý nghĩa là một lớp học có khơng khí tích cực, cởi mở, tin cậy và sẵn sàng hợp tác, một không gian đầy ắp tri thức và vốn sống của cả người dạy

lẫn người học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhận thức, mỗi thành viên trong lớp sẽ hào hứng và xác định được vị trí, trách nhiệm của bản thân mình.

Hai là, các phương tiện, vật chất phục vụ TLN.

Ngồi khơng gian rộng rãi, các phương tiện vật chất phục vụ cho TLN cần đầy đủ để phối hợp với PP này trong q trình thực hiện. Điều đó giúp SV có một mơi trường tương tác thuận lợi nhất nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của TLN. Để PPTLN phát huy hiệu quả, khi kết hợp với phương pháp trực quan cần phải có hệ thống máy chiếu, máy tính để trình chiếu, hình ảnh, phim tư liệu… Giáo trình mơn học cùng với nguồn tài liệu tham khảo cũng là một yếu tố không thể thiếu để làm lên thành công của TLN.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở khái quát đặc điểm tình, khái quát đặc điểm sinh viên về Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên, đề tài đã đánh giá thực trạng dạy học môn về Cơng tác quốc phịng, an ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên nói chung và thực trạng việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học phần Cơng tác quốc phịng, an ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Ngun nói riêng trên cả bình diện những kết quả đạt được và hạn chế. Đề tài cũng đã xác định các nguyên tắc và quy trình thiết kế bài giảng; quy trình thực hiện bài giảng bằng vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong một tiết học; quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với giờ dạy được sử dụng bằng phương pháp thảo luận nhóm ở Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả luận văn thực nghiệm vấn đề này ở chương 3.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHĨM TRONG DẠY HỌC MƠN CƠNG TÁC QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

VÀ AN NINH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 3.1. Thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Kế hoạch thực nghiệm

3.1.1.1. Mục đích của thực nghiệm

Tác giả tiến hành thực nghiệm sư phạm trước tiên để kiểm tra và đánh giá một cách khách quan, tồn diện, chính xác nhất về tính cấp thiết, tính hiệu quả và khả thi của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mơn cơng tác quốc phịng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên. Kết quả của thực nghiệm sư phạm một mặt giúp đánh giá tính hiệu quả của hoạt động dạy học theo tiến trình đã soạn thảo đối với việc phát huy tính tích cực của sinh viên thông qua việc đối chiếu và so sánh kết quả học tập ở lớp thực nghiệm với lớp đối chứng. Mặt khác, còn giúp tác giả luận văn rút ra được những ưu điểm và hạn chế của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mơn Cơng tác quốc phịng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên. Qua đó, điều chỉnh, bổ sung nhằm hồn thiện quy trình, điều kiện vận dụng phương pháp thảo luận nhóm một cách hợp lý và khoa học.

3.1.1.2. Giả thuyết thực nghiệm

Nếu quy trình vận dụng phương pháp phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mơn Cơng tác quốc phịng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên được xây dựng là đúng đắn, khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học mơn Cơng tác quốc phòng, an ninh theo hướng phát triển năng lực của sinh viên: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng phản biện xã hội, kỹ năng lập luận, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hợp tác, kỹ năng thuyết trình. Qua đó, sinh viên cịn tự đánh giá được nội dung, tự động lĩnh hội kiến thức lý thuyết sau khi nghiên cứu và thảo luận nhóm. Nghiên cứu và thảo luận nhóm cịn giúp một số sinh viên dần khắc phục hạn chế của mình về vấn đề nhút nhát, ngại tư duy, ngại tranh luận qua đó sẵn

sàng tiếp nhận những thơng tin tích cực, biết vận dụng tri thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống và rút ra bài học cho bản thân. Vì vậy tác giả tiến hành thực nghiệm giải thuyết đã nêu.

3.1.1.3. Thời gian, địa điểm, đối tượng thực nghiệm và đối chứng * Thời gian thực nghiệm: Học kì 2 năm học 2019-2020

Từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 4 của khóa K28 - CN1

- Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm (tháng 5- 2020)

+ Lựa chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.

+ Khảo sát kết quả đầu vào của lớp ở trường Đại học kỹ thuật công nghiệp thực nghiệm và lớp đối chứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nghiên cứu nội dung và lựa chọn đơn vị kiến thức thực nghiệm. Tiến hành thực nghiệm trên cơ sở cùng một nội dung kiến thức cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

+ Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy bằng phương pháp thảo luận nhóm.

- Giai đoạn 2: Tiến hành thực nghiệm (tháng 5- 2020)

+ Tiến hành dạy học theo giáo án thực nghiệm.

+ Tiến hành dạy học khơng vận dụng phương thảo luận nhóm.

- Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả thực nghiệm (tháng 6 - 2020)

+ Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá. + Phân tích, xử lý kết quả thực nghiệm. + Rút ra kết luận cần thiết.

* Địa điểm thực nghiệm:

Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên

* Đối tượng thực nghiệm và đối chứng:

Đối tượng của thực nghiệm là những sinh viên khóa K28 - CN1 (hệ Đại học - khóa K55 Trường Đại học Kĩ thuật công nghiệp), và được chia thành hai loại lớp là lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Các lớp thực nghiệm và đối chứng được tiến hành như sau:

Bảng 3.1: Các lớp tham gia thực nghiệm

Tên khóa Tên lớp thực nghiệm Tên lớp đối chứng

K28 - CN1 Lớp số 16,17,18 Lớp số 4,5,6

Để đảm bảo tính khoa học và chính xác của kết quả thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và lựa chọn các lớp thực nghiệm đồng đều về trình độ. Học lực của sinh viên ở cả hai loại lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, chênh lệch khơng đáng kể. Vì vậy, độ tin cậy trong q trình điều tra, khảo sát thực nghiệm sẽ được đảm bảo hơn.

3.1.2. Nội dung thực nghiệm

3.1.2.1. Những nội dung khoa học cần thực nghiệm

Do nội dung chương trình mơn Cơng tác quốc phịng, an ninh khá rộng. Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ lựa chọn một số đơn vị kiến thức trong 2 bài để tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng (không tiến hành thực nghiệm đối với những tiết học thực hành, ngoại khóa, các tiết làm bài kiểm tra và các tiết hướng dẫn ôn tập). Cụ thể như sau:

Giáo án số 1

Bài B1: Phịng chống chiến lược “Diễn biến hịa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

Giáo án số 2

Bài B7: Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

3.1.2.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm

Quá trình thiết kế giáo án vận dụng phương pháp thảo luận nhóm được thiết kế dựa trên: Giáo trình giáo dục quốc phịng - an ninh và các nguồn tài liệu tham khảo khác để lấy thơng tin qua đó để làm rõ trọng tâm bài học và mục tiêu cần đạt.

Giáo án thực nghiệm được chúng tôi thiết kế căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của môn học, của từng bài, từng đơn vị kiến thức.

Giáo án của lớp thực nghiệm được thiết kế dựa trên các nguyên tắc: không làm thay đổi chương trình, kế hoạch, nội dung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tuân thủ các bước lên lớp và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị.

Các yêu cầu cơ bản cần đảm bảo của giáo án thực nghiệm: * Về mục đích của bài học

Dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giảng viên giúp sinh viên tự lực chiếm lĩnh tri thức cơ bản của nội dung bài học và hình thành, rèn luyện các kỹ năng cho sinh viên, bao gồm kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng phản biện xã hội, kỹ năng lập luận, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hợp tác, kỹ năng thuyết trình. Sinh viên cịn tự đánh giá được nội dung, tự động lĩnh hội kiến thức lý thuyết sau khi nghiên cứu và thảo luận nhóm. Nghiên cứu và thảo luận nhóm cịn giúp một số sinh viên dần khắc phục hạn chế của mình về vấn đề nhút nhát, ngại tư duy, ngại tranh luận qua đó sẵn sàng tiếp nhận những thơng tin tích cực, biết vận dụng tri thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống và rút ra bài học cho bản thân.

* Về phương pháp dạy học:

Trong giờ học, khơng phải tồn bộ thời gian dành cho việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm mà tác giả chỉ vận dụng cho những vấn đề kiến thức trọng tâm gắn với mục tiêu giáo dục thái độ và hình thành các kỹ năng tương ứng cho sinh viên. Ngồi ra tác giả cịn kết hợp các phương pháp dạy học khác như nêu vấn đề, phương pháp tình huống, thuyết trình, đàm thoại. Theo đó, hoạt động của giảng viên được tiến hành theo tuần tự các bước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Chuẩn bị:

Trước hết, giảng viên căn cứ vào số lượng, trình độ nhận thức của sinh viên và nội dung bài học để tiến hành chia nhóm. Sau đó, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm sinh viên. Sinh viên ghép nhóm theo quy định, nhận nhiệm vụ, nội dung/câu hỏi thảo luận và tiến hành thảo luận nhóm dưới sự định hướng của giảng viên.

Khi thiết kế bài tập, vấn đề thảo luận nhóm, tác giả cũng linh hoạt trong việc lựa chọn các vấn đề để tránh sự nhàm chán, đơn điệu, kích thích hứng thú học tập của sinh viên và đảm bảo tính vừa sức đối với sinh viên ở Trung tâm.

Trong giờ học, khơng phải tồn bộ thời gian dành cho việc thảo luận nhóm mà chúng tơi chỉ thảo luận những vấn đề phức tạp, trọng tâm, lý thú, buộc sinh viên phải tư duy. Tùy thuộc vào nội dung bài học mà chúng tơi lựa chọn vấn đề thảo luận nhóm cho phù hợp. Ngồi ra, trong một tiết học, chúng tôi kết hợp các phương pháp dạy học

khác như dạy học nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học tình huống và thuyết trình những nội dung khó.

* Thực hiện nội dung:

Sau khi giao nhiệm vụ cụ thể cho sinh viên, giảng viên tiến hành tổ chức cho sinh viên trong các nhóm tiến hành thảo luận.

Khi thiết kế một giáo án dạy học có vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, chúng tơi tuân thủ theo các bước cơ bản:

Bước 1: Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của bài học bao gồm cả nội dung tri thức, kỹ năng và thái độ. Dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giảng viên giúp sinh viên tự lực chiếm lĩnh tri thức cơ bản của nội dung bài học và hình thành, rèn luyện các kỹ năng cho sinh viên.

Bước 2: Thiết kế, lựa chọn vấn đề, tình huống, chủ đề thảo luận. Để có được những tình huống, chủ đề thào luận những vấn đề đưa ra phù hợp, đảm bảo tính vừa sức đối với sinh viên ở các trường Đại học, chúng tôi thiết kế, lựa chọn các vấn đề, các tình huống, chủ đề thuộc về giáo dục quốc phòng - an ninh. Tùy từng đơn vị kiến thức, vấn đề chúng tơi nêu ra có thể là những tình huống, chủ đề thường nảy sinh trong thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 82)