Quy trình vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 70)

7. Kết cấu của đề tài

2.4.Quy trình vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn

Quy trình vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong quá trình dạy học là trình tự các giai đoạn, các bước được xắp xếp có tổ chức, có mục đích được thực hiện liên tiếp nhằm giúp giảng viên thực hiện tốt việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm

và giúp sinh viên đạt được mục tiêu học tập. Từ việc nhận thức thấu đáo sự cần thiết của vấn đề đã nêu, trên cơ sở kế thừa một số các công trình nghiên cứu đi trước, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành xây dựng quy trình vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Công tác quốc phòng, an ninh như sau:

2.4.1. Quy trình thiết kế bài học

Một là, lập kế hoạch thảo luận nhóm

Công việc này rất quan trọng, giữ vai trò định hướng cho toàn bộ hoạt động của giảng viên và sinh viên. Việc lập kế hoạch thảo luận nhóm có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ kết quả của bài học.

Khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh, giảng viên cần lập kế hoạch cụ thể và thông báo cho sinh viên từ tiết học trước về kế hoạch thảo luận, những vật chất cần thiết phục vụ hoạt động thảo luận nhóm.

Theo đó, phải xác định nhiệm vụ của mình và trên cơ sở yêu cầu, hướng dẫn của giảng viên, sinh viên tự nghiên cứu nội dung bài học bằng cách đọc trước nội dung giáo trình hoặc phân công chuẩn bị những nội dung cần thực hiện trong bài.

Thiết kế bài giảng là hoạt động không thể thiếu để có giờ giảng hay. Thiết kế bài giảng giúp giảng viên thực hiện trọn vẹn các ý đồ sư phạm của mình và đạt được đặt ra trong bài học. Quy trình thiết kế bài giảng theo phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh, tác giả xác định gồm các bước sau:

Hai là, thiết kế bài giảng

* Bước 1: Lựa chọn bài học

Để sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh việc đầu tiên cần thực hiện là lựa chọn được bài học/đơn vị kiến thức phù hợp. Đây là khâu quan trọng để xác định nội dung hoạt động của cả thầy và trò trong tiến trình dạy học. Cần xác định nội dung dạy học qua đó lựa chọn những đơn vị kiến thức cơ bản của bài học để sử dụng phương pháp thảo luận nhóm cho phù hợp.

Khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên,

thầy cô cần phải nghiên cứu, lựa chọn bài dạy, lựa chọn nội dung thảo luận nhóm sao cho phù hợp để sinh viên vừa chủ động, sáng tạo, học tập tích cực, không nhàm chán, không mệt mỏi. Trong quá trình soạn bài, giảng viên cần chú ý lựa chọn những phương pháp thảo luận nhóm có vấn để nhằm tạo hứng thú, kích thích tư duy sáng tạo của các em. Do đó, trước khi tổ chức thảo luận nhóm thầy cô cần xác định trước nội dung thảo luận nhóm căn cứ vào tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng và nội dung bài học, lựa chọn nội dung để vận dụng phương pháp thảo luận nhóm cho phù hợp.

* Bước 2: Xác định mục tiêu bài học và cân nhắc các yếu tố khách quan

Việc xác định mục tiêu bài học là yếu tố nền tảng để quyết định hoạt động của thầy và trò diễn ra như thế nào, sử dụng phương pháp và phương tiện gì cho hiệu quả. Nếu mục tiêu bài học không được xác định một cách đúng đắn, rõ ràng thì giảng viên sẽ không thể tìm ra được phương pháp dạy học phù hợp để truyền tải toàn bộ tri thức của bài học đến cho sinh viên.

Cũng giống với các phương pháp khác khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh người giảng viên cần phải xác định được mục tiêu bài học, vì xét cho cùng thì phương pháp thảo luận nhóm, dù ở dạng thức nào đi chăng nữa, cũng đều phải phục vụ một mục đích nào đó. Trong giảng dạy phương pháp thảo luận nhóm, thì mục tiêu cần đạt được ấy chính là mục tiêu bài học.

Chính vì thế mà người giảng viên luôn phải đặt cho mình câu hỏi “Ở bài học này, cần

phải đạt được mục tiêu gì, phải cung cấp cho người học những kiến thức gì và phải rèn luyện cho họ những kỹ năng cần thiết gì?” và dựa vào đó để thiết kế phương pháp thảo luận nhóm sao cho phù hợp. Nếu không, sẽ rất dễ xảy ra trường hợp là phương pháp thảo luận nhóm nêu ra không có hoặc truyền tải quá ít ý nghĩa giáo dục. Khi đó, thảo luận nhóm sẽ trở thành một buổi nói chuyện phiếm, không mang lại tác dụng sư phạm gì cho người được giáo dục.

Tiếp đó, người giảng viên cần tính đến các yếu tố khách quan, vì những yếu tố này có quyết định trực tiếp đến sự thành công của phương pháp thảo luận nhóm. Cụ thể là người giảng viên cần phải tính đến những yếu tố như:

- Thời gian: để tránh thiết kế những nội dung thảo luận nhóm quá dài hay quá

ngắn. Nói một cách khác thì buổi thảo luận dựa trên phương pháp thảo luận nhóm cần phải diễn ra ‘vừa phải’ với khoảng thời gian cho phép.

- Số người học: Số lượng người học có ảnh hưởng quan trọng đến phương pháp thảo luận nhóm, vì hiển nhiên thiết kế một nội dung thảo luận nhóm cho 20 người, là hoàn toàn khác với việc thiết kế một phương pháp thảo luận nhóm cho một nhóm nhỏ 5 người. Thông thường thì số người tham gia thảo luận lý tưởng là khoảng 15 - 20 người.

- Trình độ của người học: Chủ yếu dựa vào trình độ của người học mà người

dạy cần đưa ra những nội dung thảo luận nhóm vừa sức: không quá khó để cản trở người học giải quyết được vấn đề nhưng cũng không quá dễ để khiến cho người học cảm thấy nhàm chán.

- Cơ sở vật chất: Tuỳ theo điều kiện vật chất mà người giảng viên lựa chọn con đường truyền tải nội dung dễ hiểu nhất, như sử dụng máy chiếu, video, tranh ảnh và thiết kế nhóm thảo luận.

Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể, người dạy còn cần phải tính đến tín ngưỡng, tôn giáo, tầng lớp xã hội, quan hệ giữa các nhóm tham gia cũng như lường trước được những tác dụng và áp lực mà phương pháp thảo luận nhóm có thể tác động tới người học để qua đó, tránh thiết kế những phương pháp thảo luận nhóm không phù hợp, gây phản cảm hay thậm chí là vô tình xúc phạm người học.

* Bước 3: Xác định phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện và tài liệu học tập

Căn cứ vào nội dung cụ thể của từng bài, từng nội dung thảo luận mà giảng viên đưa ra lựa chọn các phương pháp, phương tiện dạy học và các tư liệu, tài liệu nhằm phục vụ hoạt động học tập của sinh viên một cách phù hợp.

Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học cần được kết hợp hài hòa với các phương pháp khác như: tình huống, sắm vai… để tối ưu hóa hoạt động dạy và học trong điều kiện thực tế của đơn vị, của từng phòng học.

Cũng như các phương pháp dạy học khác, phương tiện dạy học được sử dụng trong thảo luận nhóm được khuyến nghị gồm như máy tính, máy chiếu, tranh ảnh… Ngoài ra, để tăng thêm phần hấp dẫn cho bài học, giảng viên có thể kết hợp phương pháp thảo luận nhóm với phương pháp tình huống. Lúc này, tùy theo cơ sở vật chất của trung tâm, giảng viên có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị những trang phục, dụng cụ phục vụ cho các vai diễn để tăng phần hấp dẫn.

Để thực hiện tốt việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy môn công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên . Vấn đề lựa chọn và chuẩn bị tài liệu học tập là rất quan trọng, giảng viên và sinh viên cần chuẩn bị những tài liệu liên quan đến nội dung bài học như: giáo trình, những sự kiện về quốc phòng, an ninh, những phương pháp thảo luận nhóm nảy sinh trong thực tiễn, một số tư liệu khác như phim, ảnh, biểu đồ, mô hình, bút dạ, giấy A4, giấy màu, thước kẻ, bút dấu, thông tin liên quan đến nội dung bài học… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Bước 4: Chuẩn bị phương pháp thảo luận nhóm

Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học nói chung và dạy môn công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên nói riêng thì việc chuẩn bị nội dung thảo luận nhóm là khâu rất quan trọng. Chuẩn bị nội dung thảo luận nhóm gồm 2 bước:

Lấy ý tưởng:

Việc lấy ý tưởng cho một phương pháp thảo luận nhóm sẽ tạo tiền đề quan trọng cho một phương pháp thảo luận nhóm tốt. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc lấy ý tưởng cho này là không hề dễ dàng, bởi nó đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức để tìm được những ý tưởng hay và mới lạ. Tuy nhiên, có một số nguồn thông tin mà người giảng viên có thể sử dụng để tạo ý tưởng cho phương pháp thảo luận nhóm:

- Các phương tiện thông tin đại chúng: Đây là nguồn thông tin phong phú và đa dạng mà giảng viên có thể tận dụng khai thác. Giảng viên có thể lấy ý tưởng thông qua: tivi, đài báo, sách truyện và đặc biệt là Internet…

- Người học: Người học không chỉ đơn thuần đóng vai trò là người phân tích và giải quyết phương pháp thảo luận nhóm mà họ còn có thể là chủ thể sáng tạo và đề xuất ra phương pháp thảo luận nhóm nữa. Những vấn đề, những trường hợp khó giải quyết mỗi cá nhân đã từng gặp trong cuộc sống sẽ trở thành nguồn phương pháp thảo luận nhóm vô tận mà mỗi giảng viên có thể khai thác và vận dụng một cách thích hợp để phục vụ tốt nhất cho nội dung bài học.

- Kinh nghiệm bản thân: Trong những trường hợp mà không thể tìm kiếm được từ những nguồn thông tin bên ngoài thì kinh nghiệm bản thân cũng là nguồn tư liệu mà người dạy có thể khai thác.

Viết phương pháp thảo luận nhóm:

Sau khi đã tạo ra ý tưởng thì cũng là lúc giảng viên có thể bắt tay vào việc biên soạn phương pháp thảo luận nhóm. Nhìn chung, một phương pháp thảo luận nhóm tốt thường có ba phần: Mở đầu, phát triển và kết thúc. Nhiệm vụ cụ thể của từng phần như sau:

- Mở đầu: Giới thiệu phương pháp thảo luận nhóm bước đầu tạo lập bối cảnh mà nền trên đó, phương pháp thảo luận nhóm được diễn ra.

- Phát triển: Đây là phần chính, vì nó cung cấp cho người học những chi tiết và dữ kiện cần thiết cho công việc thảo luận, tổng hợp nên giải pháp và cũng là phần mà những mâu thuẫn, xung đột được đẩy lên đến đỉnh điểm, buộc người học phải có sự lựa chọn.

- Kết luận: Khác với một bài làm văn, phần kết luận trong một phương pháp thảo luận nhóm thường là một kết thức mở với một câu hỏi được nêu ra, yêu cầu người học phải giải quyết.

2.4.2. Quy trình thực hiện bài giảng bằng phương pháp thảo luận nhóm trong một tiết học

Thực hiện bài học trên lớp bằng phương pháp thảo luận nhóm trong một tiết học môn công tác quốc phòng, an ninh thực chất là quá trình giảng viên chuyển nội dung của bài dạy đã được thiết kế sang giờ dạy trực tiếp trên lớp. Trong quá trình đó, giảng viên là người tổ chức, điều khiển quá trình lĩnh hội kiến thức của sinh viên. Còn sinh viên giữa vai trò chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động dạy học để tự mình chiếm lĩnh tri thức, biến tri thức của bài học và của người dạy thành tri thức riêng của mình. Việc thực hiện giờ học bằng phương pháp nào đi chăng nữa trong đó bao gồm cả phương pháp thảo luận nhóm cũng phải tuân thủ theo các bước, các hoạt động của một giờ lên lớp bình thường nhằm mục đích phát triển năng lực người học. Mỗi một hoạt động sẽ có quy trình thực hiện khác nhau. Để đảm bảo mục tiêu bài học thì việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm nên thực hiện ở hoạt động trọng tâm là hoạt động hình thành kiến thức. Trong phạm vi giới hạn của luận văn thạc sỹ, tác giả cũng không trình bày hết quy trình của từng hoạt động mà chỉ đề xuất quy trình thực hiện việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm đối với hoạt động hình thành kiến thức. Ở hoạt động

này, quy trình gồm các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Nêu nội dung thảo luận nhóm

Đây là bước có tính chất quyết định không khí của tiết học và tiến trình giờ học. Giảng viên giao bài tập, cung cấp thông tin về nội dung thảo luận nhóm cho sinh viên, nêu rõ nhiệm vụ cần phải giải quyết. Khi đưa ra tình huống thảo luận nhóm giảng viên cần vui vẻ, giọng nói truyền cảm để sinh viên tập trung vào thảo luận nhóm; phải bao quát lớp để chắc chắn rằng tất cả sinh viên đều lắng nghe. Như thế, mục tiêu cần đạt được ở bước này là định hướng giờ học theo quan điểm tư duy sáng tạo, dạy học tích cực, kích thích nhu cầu nhận thức của sinh viên đồng thời chuyển trạng thái hoạt động học tập của sinh viên từ thụ động sang tích cực, chủ động, ở bước này kết quả hoạt động của giảng viên là một quá trình chuẩn bị chu đáo, thể hiện vai trò chủ động, sáng tạo với việc hướng dẫn hành động của sinh viên.

Bước 2: Giải quyết nội dung nhóm thảo luận

Đối với bước này, tùy vào ý đồ giảng dạy mà giảng viên có thể tổ chức cho sinh viên giải quyết vấn đề thông qua phương pháp thảo luận nhóm theo nhiều hình thức khác nhau: Làm việc độc lập từng cá nhân, làm việc theo nhóm, thảo luận cả lớp. Sau khi đưa ra nội dung thảo luận nhóm thì giảng viên cần dành một chút thời gian để sinh viên đọc, nghiên cứu và đưa ra phương án giải quyết thông qua phương pháp thảo luận nhóm. Ở bước này giảng viên là người đóng vai trò hướng dẫn và làm cố vấn, còn sinh viên có nhiệm vụ chính là chỉ ra được đâu là mấu chốt, mâu thuẫn của nội dung thảo luận để theo đó giải quyết đúng mâu thuẫn, tình huống nêu ra, tránh đi lạc đề hay giải quyết không thấu đáo nội dung cần thảo luận.

Nhằm giúp sinh viên khắc phục được những khó khăn khi thảo luận nhóm, giảng viên cần phải khéo léo vạch ra con đường tìm kiếm tri thức cho sinh viên thông qua hệ thống câu hỏi liên quan đến thảo luận nhóm. Câu hỏi gợi mở, hướng dẫn của giảng viên có tính chất hỗ trợ, dẫn dắt hành động của sinh viên. Vai trò chỉ đạo, làm cố vấn của giảng viên còn tùy thuộc vào trình độ thảo luận nhóm của sinh viên. Khi hướng dẫn sinh viên giải quyết tình huống bằng phương pháp thảo luận nhóm, giảng viên cần chú ý vào các mâu thuẫn chứa đựng trong nội dung đưa ra, căn cứ vào các mâu thuẫn đó để hướng dẫn các thao tác tư duy cho sinh viên.

lên thuyết trình, giải quyết nội dung được giao. Cả lớp cùng lắng nghe, thảo luận, đánh giá về câu trả lời được nêu ra và đưa ra các câu hỏi phản biện, tranh luận hướng vào nội dung trọng tâm bài học.

Bước 3: Kết luận và rút ra bài học nhận thức, kỹ năng

Việc giải quyết vấn đề thông qua phương pháp thảo luận nhóm cuối cùng nhằm mục đích giúp sinh viên rút ra được các khái niệm, thông qua đó nắm vững được tri

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 70)