Giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp thảo luận nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 101)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp thảo luận nhóm

dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và An ninh - Đại học Thái Nguyên

3.2.1. Nhóm giải pháp đối với cấp quản lý

Một là, Ban giám đốc Trung tâm cần nhận thức thấu đáo tính cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có phương pháp thảo luận nhóm theo định hướng phát triển năng lực cho người học

Ban giám đốc Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái

Nguyêncần xem việc giảng dạy môn Công tác quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ giáo

dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên - một nhiệm vụ căn bản, thường xuyên mà mỗi Nhà trường, Trung tâm đều phải quan tâm thỏa đáng. Trước yêu cầu của quá trình hội nhập, phát triển trong xu thế đa văn hóa, trước tác động nhiều chiều từ mặt trái của kinh tế thị trường, lập trường chính trị, tư tưởng của nhiều sinh viên đã có sự dao động. Xuất hiện khá phổ biến trong sinh viên ở các trường Cao đẳng, Đại học với tư tưởng coi trọng lối sống thực dụng, thờ ơ, bàng quan với các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước. Vì vậy, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có phương pháp thảo luận nhóm theo đinh hướng phát triển năng lực cho người học là yêu cầu cấp thiết hiện nay, đặc biệt là năng lực phản biện xã hội, năng lực nhận diện, đánh giá và phê phán các quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề Phòng chống chiến lược "diễn biến hoà bình và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

- Ban giám đốc Trung tâm cần có quan điểm chỉ đạo ưu tiên đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục tư duy ngại suy nghĩ và tính nhút nhát, thiếu kĩ năng giải quyết vấn đề của một bộ phận lớn sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học ở Đại học Thái Nguyên hiện nay.

Hai là, Ban giám đốc Trung tâm cần cần xác định đổi mới phương pháp dạy học là hoạt động trọng tâm trong kế hoạch chuyên môn của Trung tâm.

Cần thường xuyên tổ chức các đợt thi đua, các phong trào giảng viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học. Khi thực hiện giải pháp này, Trung tâm cần có chính sách khen thưởng kịp thời với những tổ/nhóm làm

tốt hoặc trách phạt đối với những tổ/nhóm/ giảng viên thực hiện theo kiểu hình thức, lấy lệ. Có như vậy, việc dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm mới trở thành thói quen, trở thành nhu cầu của giảng viên và sinh viên khi tiếp cận môn công tác quốc phòng, an ninh vốn trừu tượng và mang tính khái quát hóa cao. Tránh tình trạng có trường, có tổ chuyên môn chỉ kêu gọi, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học trong các đợt thao giảng, hội thi, hội giảng sau đó lại quay trở lại cách dạy “thầy đọc trò ghi, thầy nói trò nghe” vốn đã từng tồn tại phổ biến trong thực tiễn dạy học Giáo dục quốc phòng và an ninh tại Trung tâm nhiều năm qua.

Ba là, tăng cường đầu tư và kêu gọi các nguồn tài trợ cho các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học.

Để đáp ứng yêu cầu môn học công tác quốc phòng, an ninh, Trung tâm cần ưu tiên đầu tư, nâng cấp hệ thống các phòng học, bàn ghế tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghép nhóm, di chuyển bàn học khi thực hiện thảo luận nhóm.

3.2.2. Nhóm giải pháp đối với giảng viên

Cả trên bình diện lý luận và thực tiễn có thể nhận định rằng, trong dạy học không có phương nào là vạn năng, mà yêu cầu đặt ra cần phải sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp mới đem lại hiệu quả tích cực cho cả người dạy và người học. Tuy nhiên, thực tế khách quan đã chứng minh rằng, phương pháp thảo luận nhóm chỉ có thể phát huy tính hiệu quả cao khi giảng viên phải thuần thục trong việc vận dụng, sử dụng trong bài giảng. Theo đó, về phía giảng viên cần chú ý các nội dung sau đây:

- Mỗi giáo viên giảng dạy môn Công tác quốc phòng, an ninh, cần có nhận thức đúng đắn về tính hướng đích, ý nghĩa, vai trò của phương pháp thảo luận nhóm là phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, phát triển kỹ năng phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên. Trên cơ sở đó, giảng viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học, trong đó chú trọng đổi mới phương pháp thảo luận nhóm theo hướng phát triển năng lực sinh viên.

- Đổi mới phương pháp dạy học thảo luận nhóm cần được mỗi giảng viên giảng dạy môn Công tác quốc phòng, an ninh đặc biệt chú trọng và thường xuyên vận dụng trong bài giảng, tránh tình trạng đơn thuần sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, thậm chí ngại sử dụng phương pháp thảo luận nhóm do những khó khăn đã xác

định trong phần thực trạng.

- Mỗi giảng viên giảng dạy môn Công tác quốc phòng, an ninh cần nắm vững kiến thức chuyên môn chuyên tâm và dành thời gian thỏa đáng cho việc tìm kiếm, thiết kế tình huống có vấn đề để lựa chọn được các tình huống điển hình, phù hợp khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm; chủ động kết hợp phương pháp thảo luận nhóm với các phương pháp khác một cách linh hoạt; tạo hứng thú cho sinh viên tham gia giải quyết tình huống.

- Giảng viên cần tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là kỹ năng sư phạm cho giảng viên dạy môn công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm theo hướng chú trọng bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng.

- Khi dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm, giảng viên cần lưu ý đến đặc

thù sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn này phần lớn là rụt rè, e ngại, chưa mạnh dạn tham gia thảo luận, trình bày chính kiến cá nhân của mình trước tập thể lớp, do đó khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, giảng viên phải khuyến khích, động viên các em tích cực tham gia giải quyết vấn đề để rèn luyện và phát triển năng lực của bản thân.

- Tùy thuộc vào đặc thù của từng học phần, cần xây dựng các quy định mang

tính chế tài và phân cấp quản lý cho tổ hoặc nhóm chuyên môn để quản lý có hiệu quả nền nếp và chất lượng hoạt động đổi mới phương pháp dạy học trong đơn vị.

3.2.3. Nhóm giải pháp đối với sinh viên

Kết quả thực nghiệm của bài giảng môn công tác quốc phòng, an ninh được thiết kế theo hướng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm đã phần nào chứng minh được sự phù hợp, tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm chưa thật sự đồng bộ, nhịp nhàng giữa người dạy với người học. Do vậy, để nâng cao chất lượng giảng dạy môn công tác quốc phòng, an ninh, bên cạnh giải pháp thuộc về cấp quản lý, thuộc về giảng viên, sinh viên cũng cần thiết phải có những đổi mới tương ứng.

ninh đối với việc giáo dục thái độ, lập trường, chính trị, tư tưởng; đối với việc phát triển những kỹ năng cần thiết của bản thân.

Mỗi sinh viên phải nhận thức được tầm quan trọng của môn học đối với bản thân. Những kiến thức về chủ nghĩa xã hội, nền dân chủ và nhà nước xã hội chủ nghĩa, vấn đề Phòng chống chiến lược "diễn biến hoà bình và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc cần được sinh viên hiểu rằng, đó là những kiến thức cần thiết để sinh viên có trách nhiệm với đất nước, gia đình và bản thân.

Trước âm mưu chống phá chính quyền, chống phá chế độ từ các thế lực phản động, thù địch, mỗi sinh viên phải thấy thấy được trách nhiệm của mình trong việc giữ vững lập trường, chính trị, tư tưởng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Ở khía cạnh này, sinh viên cần thấy rằng, môn học môn công tác quốc

phòng, an ninh sẽ trực tiếpgiáo dục thái độ, lập trường, chính trị, tư tưởng; đối với việc

phát triển những kỹ năng cần thiết của bản thân, đó là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng nhận diện, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch về những vấn đề chính trị - xã hội.

Thay vì ý nghĩ cho rằng, môn công tác quốc phòng, an ninh là môn học phụ, đơn thuần là lý thuyết, kiến thức môn học trừu tượng, khô khan, khó hiểu, sinh viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cần nhận thức đúng vai trò của môn môn công tác quốc phòng, an ninh đối với việc

giáo dục thái độ, lập trường, chính trị, tư tưởng của bản thân. Nếu không nhận thức thấu đáo vấn đề này thì học sinh sẽ không thể thay đổi tư duy, càng không thể thay đổi cách tiếp cận, thay đổi thái độ và phương pháp học tập môn học.

- Sinh viên phải có ý thức tự giác, có tinh thần tích cực, phát huy tính sáng tạo trong giải quyết tình huống.

Giảng viên không thể phát huy được hiệu quả của phương pháp thảo luận nhóm nếu sinh viên không tự giác, tích cực tham gia vào quá trình học. Thái độ học tập thụ động là lực cản rất lớn đối với phương pháp dạy học thảo luận nhóm vốn là phương pháp đòi hỏi rất cao tính tích cực, tự giác và sáng tạo của của giảng viên và sinh viên. Do đó, nếu sinh viên vẫn coi môn môn công tác quốc phòng, an ninh chỉ là môn phụ, môn học không thiết thực, học tập một cách đối phó, chỉ để lấy đủ điểm tích lũy cho

chứng chỉ; nếu sinh viên chỉ thụ động, chờ giảng viên cung cấp kiến thức, ngại tư duy, ngại tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh tri thức thì phương pháp thảo luận nhóm không thể phát huy được tác dụng. Tính tất yếu khách quan đòi hỏi mỗi sinh viên phải chủ động tiếp thu kiến thức, phải có nhu cầu tìm hiểu, khám phá những kiến thức mới. Có như vậy, sinh viên mới rèn luyện và phát triển được kỹ năng của mình, đồng thời tính tích cực cùng với trong giải quyết vấn đề của sinh viên sẽ truyền cảm hứng và tạo động lực cho người dạy.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở thực nghiệm phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh, chúng tôi nhận thấy: Phương pháp này có những ưu thế nhất định trong việc phát triển năng lực của sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học Thái Nguyên. Với các giờ dạy thực nghiệm vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, sinh viên có hứng thú với môn học hơn và tính tích cực học tập, mong muốn khám phá, chiếm lĩnh tri thức của sinh viên cũng được phát huy. Kết quả thực nghiệm đã phần nào chứng minh được sự phù hợp, tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an nin ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.

Để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh nói riêng cần thực hiện đồng thời những giải pháp đã nêu và cần phát huy trách nhiệm cũng như sự đồng thuận của các cấp quản lý, của đội ngũ giảng viên viên và sinh viên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu của luận văn về vận dụng phương pháp thảo luận nhóm

trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh,nhằm nâng cao chất lượng dạy học

môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên cũng như căn cứ vào kết quả thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận và khuyến nghị sau:

1. Kết luận

- Với chủ trương:Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy

tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học của Đảng và ngành Giáo dục - Đào tạo thì việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên đã trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29 của Đảng Cộng sản Việt Nam của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế.

- Trong khuôn khổ giới hạn về đối tượng, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm, phương pháp dạy học thảo luận nhóm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học nói chung và dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh nói riêng.

- Luận văn cũng đã phân tích về thực trạng vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong vào dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên. Từ đó đề xuất các quy trình thiết kế bài giảng; Quy trình thực hiện giờ học/đơn vị kiến thức có vận dụng phương pháp thảo luận nhóm; Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với giờ dạy theo phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm

giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.

- Việc tiến hành thực nghiệm vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên đã góp phần kiểm chứng tính đúng đắn của những giả thuyết

thực nghiệm. Qua thực nghiệm, luận văn khẳng định việc dạy học sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong môn Công tác quốc phòng, an ninh đã đem lại những hiệu

quả rõ rệt và tương đối ổn định.Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa hiệu quả của việc vận

dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên, luận văn đã đề xuất ra các giải pháp chủ yếu và theo chủ ý của tác giả luận văn thì các giải pháp này hoàn toàn mang tính khả thi, có thể áp dụng được để nâng cao hiệu quả của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.

- Mặc dù tác giả luận văn đã rất cố gắng thể hiện rõ ý tưởng và cụ thể hóa ý tưởng ấy thành đề xuất về những biện pháp cụ thể. Nhưng do việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh vẫn là vấn đề còn ẩn chứa nhiều điều cần lý giải và luận chứng từ phương diện tiếp cận đa chiều nên vẫn rất cần những nghiên cứu sau bổ sung, đóng góp những ý tưởng còn bỏ ngỏ vào việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 101)