Kết quả kiểm tra điểm điều kiện sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 97 - 152)

Phân loại

Tên lớp

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Lớp ĐC (120) 20 16,6% 40 33,4% 60 50% 0 0 Lớp TN (120) 45 37,4% 60 50% 15 12,6% 0 0

Kết quả cho thấy, có sự khác nhau về các mức độ điểm: giỏi, khá, trung bình, yếu ở hai nhóm lớp. Các lớp thực nghiệm, sinh viên đạt điểm yếu kém, trung bình chiếm tỉ lệ thấp: Trung bình 12,6%, trong khi tỉ lệ sinh viên đạt điểm khá, giỏi tương đối cao: Khá 50%; giỏi 37,4%.

Ở các lớp đối chứng, sinh viên đạt khá, giỏi chiếm tỉ lệ thấp hơn lớp thực nghiệm: Khá 33,4%; giỏi 16,6%, trong khi tỉ lệ sinh viên đạt điểm yếu, trung bình cao hơn lớp thực nghiệm: Trung bình 50%.

Sự khác biệt về kết quả học tập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tiếp tục là một trong những căn cứ khẳng định tính hiệu quả của các bài kiểm tra thực nghiệm

với cách thức dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm đã tiến hành. Điều này giúp chúng tôi khẳng định rằng, giả thuyết mà đề tài đưa ra là hoàn toàn đúng đắn. Chất lượng học tập của sinh viên lớp đối chứng thấp hơn lớp thực nghiệm chứng tỏ việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào trong q trình dạy học đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn cơng tác quốc phịng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.

Kết luận thực nghiệm:

Chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hướng tới phát triển năng lực người học tạo nên những điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp thảo luận nhóm. Đây cũng là xu thế chung của giáo dục Việt Nam nên được sự quan tâm ủng hộ của các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Qua quá trình thực nghiệm cho thấy nội dung chương trình mơn cơng tác quốc phòng, an ninh rất phù hợp để vận dụng phương pháp thảo luận nhóm. Hơn nữa, phương pháp dạy học này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý sinh viên, phát huy được năng lực sáng tạo và giúp cho sinh viên thể hiện được quan điểm và tài năng của mình. Do đó, khi giảng viên sử dụng phương pháp này được sinh viên ủng hộ, đón nhận tích cực.

Từ sự phân tích các kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mơn cơng tác quốc phịng, an ninh, căn cứ vào kết quả khảo sát, điều tra xã hội học lấy ý kiến giảng viên và sinh viên, trao đổi trực tiếp với sinh viên và giảng viên bộ môn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mơn cơng tác quốc phịng, an ninh có nhiều ưu điểm và hạn chế nhất định.

Những ưu điểm:

Trước hết, phương pháp này góp phần rèn luyện và nâng cao các kỹ năng mềm cho sinh viên, cụ thể là các kỹ năng sau:

- Rèn luyện khả năng nhận thức, tư duy sâu sắc cho sinh viên: Học theo phương pháp thảo luận nhóm , sinh viên khơng chỉ được học bằng cách nghe giảng mà chủ yếu được học bằng cách làm. Tri thức mà sinh viên tiếp nhận được là những điều sinh viên đã tìm hiểu, đúc rút từ sự tư duy, khám phá, phát hiện, trao đổi với bạn trong nhóm,

các bạn khác nhóm, sau cùng giảng viên chốt lại. Cho nên, sinh viên sẽ hiểu bài hơn và hệ thống hoá kiến thức tốt hơn. Qua đó, sinh viên phát triển được năng lực tự học và năng lực sáng tạo giải quyết vấn đề. Điều đó mang lại giá trị giáo dục và tính thực tiễn cao, kích thích sự say mê học tập, tìm tịi, khám phá tri thức mới và vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết các vấn đề cuộc sống đặt ra. So với các phương pháp dạy học truyền thống - kiến thức vốn được coi là bị nhồi nhét, sinh viên chán học, thụ động trọng giờ học… thì phương pháp thảo luận nhóm đã xóa bỏ được định kiến mơn học “khơ và khó” của mơn Cơng tác quốc phịng, an ninh.

- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm ngồi việc giúp sinh viên rèn luyện năng lực phân tích nội dung, nó cịn tạo điều kiện tốt cho sinh viên rèn luyện khả năng diễn đạt bằng lời và bằng văn bản viết. Học theo hình thức thảo luận nhóm giúp sinh viên có cơ hội được nói, được trình bày, được bảo vệ những chính kiến của bản thân. Ngồi ra sinh viên còn được rèn luyện về kỹ năng diễn đạt, giao tiếp.

- Rèn luyện năng lực phân tích tình huống: Một trong những yếu tố cần hướng tới trơng q trình học mơn Cơng tác quốc phịng , an ninh là đòi hỏi sinh viên phải hình thành cho mình năng lực phân tích tình huống. Điều này giúp sinh viên ghi nhớ kiến thức môn học một cách lâu bền.

- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội: Phương pháp thảo luận nhóm có tác động tích cực đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Tham gia thảo luận nhóm sinh viên được tạo cơ hội để rèn luyện cách ứng xử với những người xung quanh. Biết cách lắng nghe người khác nói, biết cách phản hồi, chia sẻ kiến thức, có kinh nghiệm giải quyết những bất đồng.

- Tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên được phát huy:

Việc dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm đã buộc sinh viên phải tư duy, phải sáng tạo khi trao đổi kiến thức với nhóm, với lớp. Muốn làm được như vậy thì sinh viên phải tìm kiếm thơng tin ở nhiều nơi, trên nhiều phương tiện. Điều đó giúp các em năng động hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Chúng tôi đã chỉ cho sinh viên phương pháp học tập cần thiết, cách tham khảo tài liệu như thế nào để mang lại hiệu quả cao trong học tập.

Học theo phương pháp thảo luận nhóm, sinh viên cảm thấy hứng thú vì các em đã tìm được niềm vui khi tự khám phá ra điều mới mẻ, thực sự làm chủ những kiến thức bản thân tìm được. Chính vì thế, sau thời gian được học theo hình thức thảo luận, đa số sinh viên không ngại học mà ngược lại các em còn rất hứng thú.

Một số hạn chế:

- Việc dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm ln địi hỏi cả giảng viên và sinh viên phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức. Nếu giảng viên không lựa chọn đúng đơn vị kiến thức, sẽ dẫn tới giờ học sa đà, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến đơn vị kiến thức khác. Thậm chí, sự khác nhau trong tư duy, trong cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề giữa các sinh viên cũng dễ nảy sinh mâu thuẫn.

- Một hạn chế nữa dễ nhận thấy của phương pháp thảo luận nhóm khi vận dụng vào dạy học mơn cơng tác quốc phịng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái nguyên là không phải tất cả mọi sinh viên đều tích cực trong tham gia thảo luận. Có sinh viên cịn ỷ lại các bạn khác. Trên thực tế, qua quan sát chúng tôi thấy rằng, một số sinh viên vẫn còn e dè khơng tham gia thảo luận nhóm hoặc làm việc riêng trong q trình thảo luận…Điều này địi hỏi giảng viên phải liên tục kiểm tra, nhắc nhở những sinh viên khơng tích cực trong việc chuẩn bị kiển thức ở nhà, dẫn tới tình trạng nhiều khi giảng viên cũng mệt mỏi.

- Khó khăn khơng thể bỏ qua của việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm là vấn đề thời gian. Thời lượng ở nhiều bài học cịn q ít để đáp ứng yêu cầu về dung lượng kiến thức, kĩ năng sinh viên cần đạt được. Để khắc phục tình trạng này, chúng tơi thường u cầu sinh viên đọc bài và soạn bài thật kĩ ở nhà.

- Ngoài những hạn chế trên, phương pháp thảo luận nhóm cịn một số hạn chế khác như phương pháp này không thể áp dụng được cho nhiều đơn vị kiến thức; nếu quá lạm dụng phương pháp này trong một giờ học cũng sẽ tạo sự nhàm chán cho sinh viên.

Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng về cơ bản kết quả thực nghiệm cho thấy, vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học mơn cơng tác quốc phịng, an ninh là có tính khả thi, có giá trị sư phạm cao.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Cơng tác quốc phịng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phịng dạy học mơn Cơng tác quốc phịng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và An ninh - Đại học Thái Nguyên

3.2.1. Nhóm giải pháp đối với cấp quản lý

Một là, Ban giám đốc Trung tâm cần nhận thức thấu đáo tính cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có phương pháp thảo luận nhóm theo định hướng phát triển năng lực cho người học

Ban giám đốc Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên cần xem việc giảng dạy mơn Cơng tác quốc phịng, an ninh là nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên - một nhiệm vụ căn bản, thường xuyên mà mỗi Nhà trường, Trung tâm đều phải quan tâm thỏa đáng. Trước yêu cầu của quá trình hội nhập, phát triển trong xu thế đa văn hóa, trước tác động nhiều chiều từ mặt trái của kinh tế thị trường, lập trường chính trị, tư tưởng của nhiều sinh viên đã có sự dao động. Xuất hiện khá phổ biến trong sinh viên ở các trường Cao đẳng, Đại học với tư tưởng coi trọng lối sống thực dụng, thờ ơ, bàng quan với các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước. Vì vậy, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có phương pháp thảo luận nhóm theo đinh hướng phát triển năng lực cho người học là yêu cầu cấp thiết hiện nay, đặc biệt là năng lực phản biện xã hội, năng lực nhận diện, đánh giá và phê phán các quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề Phịng chống chiến lược "diễn biến hồ bình và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

- Ban giám đốc Trung tâm cần có quan điểm chỉ đạo ưu tiên đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục tư duy ngại suy nghĩ và tính nhút nhát, thiếu kĩ năng giải quyết vấn đề của một bộ phận lớn sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học ở Đại học Thái Nguyên hiện nay.

Hai là, Ban giám đốc Trung tâm cần cần xác định đổi mới phương pháp dạy học là hoạt động trọng tâm trong kế hoạch chuyên môn của Trung tâm.

Cần thường xuyên tổ chức các đợt thi đua, các phong trào giảng viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học. Khi thực hiện giải pháp này, Trung tâm cần có chính sách khen thưởng kịp thời với những tổ/nhóm làm

tốt hoặc trách phạt đối với những tổ/nhóm/ giảng viên thực hiện theo kiểu hình thức, lấy lệ. Có như vậy, việc dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm mới trở thành thói quen, trở thành nhu cầu của giảng viên và sinh viên khi tiếp cận môn công tác quốc phịng, an ninh vốn trừu tượng và mang tính khái qt hóa cao. Tránh tình trạng có trường, có tổ chun mơn chỉ kêu gọi, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học trong các đợt thao giảng, hội thi, hội giảng sau đó lại quay trở lại cách dạy “thầy đọc trò ghi, thầy nói trị nghe” vốn đã từng tồn tại phổ biến trong thực tiễn dạy học Giáo dục quốc phòng và an ninh tại Trung tâm nhiều năm qua.

Ba là, tăng cường đầu tư và kêu gọi các nguồn tài trợ cho các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học.

Để đáp ứng u cầu mơn học cơng tác quốc phịng, an ninh, Trung tâm cần ưu

tiên đầu tư, nâng cấp hệ thống các phòng học, bàn ghế tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghép nhóm, di chuyển bàn học khi thực hiện thảo luận nhóm.

3.2.2. Nhóm giải pháp đối với giảng viên

Cả trên bình diện lý luận và thực tiễn có thể nhận định rằng, trong dạy học khơng có phương nào là vạn năng, mà yêu cầu đặt ra cần phải sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp mới đem lại hiệu quả tích cực cho cả người dạy và người học. Tuy nhiên, thực tế khách quan đã chứng minh rằng, phương pháp thảo luận nhóm chỉ có thể phát huy tính hiệu quả cao khi giảng viên phải thuần thục trong việc vận dụng, sử dụng trong bài giảng. Theo đó, về phía giảng viên cần chú ý các nội dung sau đây:

- Mỗi giáo viên giảng dạy môn Công tác quốc phịng, an ninh, cần có nhận thức đúng đắn về tính hướng đích, ý nghĩa, vai trị của phương pháp thảo luận nhóm là phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, phát triển kỹ năng phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên. Trên cơ sở đó, giảng viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học, trong đó chú trọng đổi mới phương pháp thảo luận nhóm theo hướng phát triển năng lực sinh viên.

- Đổi mới phương pháp dạy học thảo luận nhóm cần được mỗi giảng viên giảng dạy mơn Cơng tác quốc phịng, an ninh đặc biệt chú trọng và thường xuyên vận dụng trong bài giảng, tránh tình trạng đơn thuần sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, thậm chí ngại sử dụng phương pháp thảo luận nhóm do những khó khăn đã xác

định trong phần thực trạng.

- Mỗi giảng viên giảng dạy mơn Cơng tác quốc phịng, an ninh cần nắm vững kiến thức chuyên môn chuyên tâm và dành thời gian thỏa đáng cho việc tìm kiếm, thiết kế tình huống có vấn đề để lựa chọn được các tình huống điển hình, phù hợp khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm; chủ động kết hợp phương pháp thảo luận nhóm với các phương pháp khác một cách linh hoạt; tạo hứng thú cho sinh viên tham gia giải quyết tình huống.

- Giảng viên cần tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, nhất là kỹ năng sư phạm cho giảng viên dạy mơn cơng tác quốc phịng, an ninh ở Trung tâm theo hướng chú trọng bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng.

- Khi dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm, giảng viên cần lưu ý đến đặc thù sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn này phần lớn là rụt rè, e ngại, chưa mạnh dạn tham gia thảo luận, trình bày chính kiến cá nhân của mình trước tập thể lớp, do đó khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, giảng viên phải khuyến khích, động viên các em tích cực tham gia giải quyết vấn đề để rèn luyện và phát triển năng lực của bản thân.

- Tùy thuộc vào đặc thù của từng học phần, cần xây dựng các quy định mang

tính chế tài và phân cấp quản lý cho tổ hoặc nhóm chun mơn để quản lý có hiệu quả nền nếp và chất lượng hoạt động đổi mới phương pháp dạy học trong đơn vị.

3.2.3. Nhóm giải pháp đối với sinh viên

Kết quả thực nghiệm của bài giảng mơn cơng tác quốc phịng, an ninh được thiết kế theo hướng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm đã phần nào chứng minh được sự phù hợp, tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mơn cơng tác quốc phịng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm chưa thật sự đồng bộ, nhịp nhàng giữa người dạy với người học. Do vậy, để nâng cao chất lượng giảng dạy mơn cơng tác quốc phịng, an ninh, bên cạnh giải pháp thuộc về cấp quản lý, thuộc về giảng viên, sinh viên cũng cần thiết phải có những đổi mới tương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 97 - 152)