Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 40)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Công tác

- Có kỹ năng phân tích, đánh giá các quan điểm, các hành vi trong đời sống chính trị - xã hội.

- Có kỹ năng nhận diện, phê phán đấu tranh chống những quan điểm sai trái, những hành vi đi ngược với lợi ích của quốc gia, dân tộc trên lĩnh vực chính trị - xã hội.

- Hiểu thêm cách xây dựng và quy trình đánh giá kết quả học tập của môn học Công tác quốc phòng, an ninh, nâng cao khả năng làm việc độc lập của sinh viên.

- Tăng cường kỹ năng trong thu thập, xử lý thông tin trước, trong và sau mỗi bài học.

Về thái độ:

- Nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội nâng cao trách nhiệm của sinh viên trong phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và công tác quốc phòng, an ninh.

- Hình thành nền nếp sinh hoạt, ý thức chấp hành kỷ luật nghiêm túc trong học tập.

1.3. Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh phòng, an ninh

1.3.1. Vai trò của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm đối với giảng viên.

Thứ nhất, vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh giúp giảng viên định hướng hiệu quả tri thức môn học đến sinh viên

Đối với việc dạy môn Giáo dục quốc phòng, an ninh, giảng viên không phải là người cung cấp tri thức sẵn có cho sinh viên đơn thuần thông qua phương pháp thuyết trình, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề mà cần kết hợp linh hoạt với phương pháp thảo luận nhóm và các phương pháp khác để tối ưu hóa hiệu quả truyền đạt tri thức môn học đến người học.

Những tri thức về môn Giáo dục quốc phòng, an ninh, như: Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ hay quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư

tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc vốn là những vấn đề

khô khan. Hơn nữa, những vấn đề này trong thực tiễn lại xuất hiện không ít những hiện tượng trái chiều, thiếu thống nhất với lý luận, cùng với đó là cách tiếp cận một chiều với nhiều quan điểm lệch lạc, không chính thống. Dó đó, người truyền thụ tri thức không thể gượng ép truyền thụ đơn thuần bằng thuyết trình, giảng giải mà đòi hỏi người học phải được tham gia vào nhiều tình huống để giải thích, luận chứng tường minh, khoa học, để nhận diện những quan điểm, hành vi sai trái, thù địch. Nhờ vai trò định hướng, tổ chức dạy học của giảng viên bằng tình huống và thông qua các vấn đề được xây dựng dưới dạng tình huống, người học có thể chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng một cách tích cực và tự giác. Với đặc thù này, phương thảo luận nhóm sẽ phát huy hiệu quả tốt khi giảng viên kết hợp với phương pháp thảo luận và đàm thoại, nêu vấn đề.

Thứ hai, vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh giúp giảng viên thực hiện tốt vai trò định hướng hoạt động học của sinh viên

Thực tiễn đã chỉ ra rằng, xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay là xóa bỏ cách thức dạy học đơn thuần là thầy đọc trò ghi, thầy nói trò nghe. Thay vào đó, giáo dục đang cấp thiết đòi hỏi một cách nghiêm túc việc chuyển đổi một cách căn bản vai trò, vị trí của người dạy và người học. Giờ đây, dạy học các môn khoa học nói chung, cũng như dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh tính cấp thiết đang đặt ra không thể sử dụng cách thức truyền đạt tri thức thụ động một chiều từ người thầy, thay vào đó là khẳng định vai trò định hướng của giảng viên viên đối với sinh viên trong hoạt động học trở thành yếu tố cơ bản để đổi mới phương pháp giáo dục. Dạy học Giáo dục quốc

phòng, an ninh đã và đang đặt ra những đòi hỏi ngày càng cao đối với yêu cầu này. Người thầy cần phải đảm đương và hiện thực hóa tốt vai trò “trọng tài, cố vấn” trong mỗi giờ học để định hướng cho học sinh tiếp cận tri thức theo hướng tìm tòi, khảo nghiệm và khám phá. Vai trò, vị trí của người thầy không còn được xây dựng trên cơ sở độc tôn về tri thức, mà quan trọng hơn mỗi giảng viên cần xác định lấy người học là vị trí trung tâm, thầy là chủ đạo định hướng, dẫn dắt người học trong việc tiếp nhận, tái tạo, xử lý tri thức, qua đó hình thành kỹ năng nghề nghiệp tương ứng cho người học.

Vai trò định hướng của giảng viên trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh sẽ được phát huy nếu giảng viên vận dụng hợp lý, hiệu quả phương pháp dạy học thảo luận nhóm để thúc đẩy học sinh khám phá tri thức bằng cách tích cực tham gia vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, các vấn đề lý luận đang chứa đựng mâu thuẫn trong tư duy của người học. Trước những vấn đề mang tính chính trị - xã hội và thực tiễn, người học thường có những cách hiểu, cách nghĩ, cách giải quyết thiếu thống nhất, thậm chí là sai lệch nếu không có vai trò định hướng của giảng viên. Do đó, biện pháp để giảng viên thực hiện tốt vai trò định hướng, tổ chức, dẫn dắt hoạt động nhận thức của học sinh là sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học. Khi đó, người dạy vừa đóng vai trò là người xây dựng tình huống,vừa là người định hướng dẫn dắt đưa người học vào các vấn đề cần giải quyết liên quan đến lĩnh vực chính trị - xã hội thực tiễn của đất nước và thời đại.

Thứ ba, vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh giúp giảng viên thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho người học

Thảo luận nhóm là phương pháp được nhiều giảng viên quan tâm đến bởi những ưu thế của phương pháp này mang lại khi được sử dụng có hiệu quả trong quá trình dạy học góp phần hình thành và phát triển năng lực cho người học. Đó là phát triển năng lực giải quyết vấn đề; phát triển năng lực tự học; phát triển năng lực hợp tác; phát

triển năng lực giao tiếp; phát triển năng lựctư duy sáng tạo. Cụ thê:

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề: Năng lực giải quyết vấn đề là việc sinh viên huy động, sử dụng hiệu quả kinh nghiệm, vốn sống, hiểu biết, kỹ năng, tình cảm...để giải quyết các vấn đề, tình huống cụ thể nảy sinh trong thực tiễn đời sống. Năng lực giải quyết vấn đề thể hiện ở khả năng nhận thức, phát hiện vấn đề; chỉ ra được

bản chất của vấn đề; xác định được nguyên nhân của vấn đề; xác định, điều chỉnh được quy trình giải quyết vấn đề; đưa ra giải pháp, cách giải quyết vấn đề; đánh giá được quá trình tham gia cũng như kết quả giải quyết vấn đề của bản thân và của người khác...

Phát triển năng lực tự học: Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức. Đặc điểm nổi bật của phát triển năng lực tự học là việc học phải xuất phát từ nhu cầu học tập của bản thân người học, khi có nhu cầu thôi thúc thì cá nhân sẽ có khát vọng học tập, điều đó khiến họ quyết định tự học một cách chủ động, độc lập và nỗ lực vượt qua những khó khăn, thử thách trong suốt quá trình tự học.

Phát triển năng lực hợp tác: Đây là ưu thế nổi bật của TLN nhằm tạo điều kiện cho người học được làm việc trong môi trường tập thể trên tinh thần trách nhiệm để giải quyết nhiệm vụ chung. Trước công việc cụ thể của nhóm, ở bất cứ chủ đề thảo luận nào, các thành viên có nghĩa vụ ngang nhau đòi hỏi mỗi cá nhân phải nâng cao ý thức của bản thân mình nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chung. Mỗi thành viên trong nhóm là một mắt xích quan trọng không thể tách rời. Tính đồng đội, tinh thần đoàn kết, tính kỷ luật được hình thành trong TLN. Điều đó tạo động lực cho sinh viên củng cố mối quan hệ bạn bè, tạo lập bầu không khí tin cậy và khuyến khích lẫn nhau. Người học có thể đạt được những điều mà một mình thực hiện sẽ rất khó khăn bằng cách huy động sức mạnh của tập thể, đặc biệt là khi có sự hiện diện của yếu tố cạnh tranh. Đây là động cơ mạnh thôi thúc người học chủ động, tích cực hợp tác khi tiến hành TLN.

Phát triển năng lực giao tiếp: Trong thảo luận nhóm các ý kiến của mọi thành viên được đưa ra một cách tự do, dân chủ nhằm giải quyết nhiệm vụ chung của cả nhóm. Từ đó tạo điều kiện cho người học trình bày những hiểu biết của bản thân về một vấn đề cụ thể trên tinh thần tôn trọng tạo cơ hội cho việc học hỏi lẫn nhau.

Phát triển năng lực tư duy sáng tạo: Hoạt động sáng tạo là hoạt động cao nhất của con người, gắn liền với hoạt động học tập sáng tạo. Năng lực sáng tạo là cốt lõi của hoạt động sáng tạo, làm tiền đề bên trong của hoạt động sáng tạo, được xác định từ chất lượng đặc biệt của các quá trình tâm lý mà trước hết là các quá trình tư duy, trí nhớ, xúc cảm, động cơ, ý chí…

Rõ ràng, dạy học bằng phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp dạy học tích cực, có nhiều ưu điểm và có khả năng thâm nhập vào hầu hết các phương pháp dạy

học khác. Trong quá trình dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh cần thiết phải sử dụng nhiều phương pháp tổng hợp, như: phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp dự án...nhưng phương pháp thảo luận nhóm lại có khả năng kết hợp khá linh hoạt với các phương pháp đã nêu để phát huy điểm mạnh và khắc phục hạn chế của từng phương pháp. Bởi vì trên thực tế, thuyết trình hay phương pháp đàm thoại cũng cần thiết gắn liền với việc luận giải, chứng minh lý thuyết, nhất là các vấn đề chính trị - xã hội bằng tình huống và thông qua tình huống. Thảo luận nhóm và phương pháp sắm vai trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh có mục đích là phát triển ở người học năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác nhóm. Mục tiêu này vốn dĩ đòi hỏi việc dạy và học không thể thoát ly tình huống. Do đó, sử dụng phương pháp thảo luận nhóm sẽ giúp giảng viên thiết kế tốt việc đổi

mới phương pháp dạy học theo hướng đinh hướng phát triển năng lực cho người học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.2. Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm đối với sinh viên

Thứ nhất, vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh góp phần tạo hứng thú học tập cho người học tiếp cận, khám phá tri thức một cách chủ động, tích cực và sáng tạo

Thực tế đã chứng minh rằng, muốn thảo luận có chất lượng, sôi nổi, người học phải nghiên cứu: Đọc giáo trình, vở ghi ở trên lớp và tài liệu tham khảo, chuẩn bị đề cương cẩn thận, chi tiết, do đó đây là quá trình tự học, nỗ lực chủ quan của mỗi người. Nghiên cứu chính là bù đắp lại những vấn đề mà giảng viên chưa trình bày hết được, nghiên cứu còn làm sáng tỏ thêm vấn đề mà giảng viên đã trình bày, giúp sinh viên nắm vững kiến thức hơn.

Với việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh, sinh viên sẽ được tham gia nghiên cứu thảo luận. Đây là quá trình nghiền ngẫm, biến kiến thức của giảng viên thành kiến thức của sinh viên. Trên lớp giảng viên giảng cho sinh viên nghe, còn thảo luận nhóm là sinh viên trình bày cho giảng viên nghe, qua thảo luận của người học giảng viên sẽ kiểm tra, đánh giá xem xét người họ chiểu đến đâu, tiếp thu đến đâu, qua đó, người học sẽ chủ động nắm bắt được tri thức một cách nhanh chóng, tăng cường tri thức, hiệu quả trong học tập: qua học nhóm, mỗi sinh viên có thể nắm bài ngay trên lớp, hình thành những tri thức sáng tạo

thông qua sự tư duy của mỗi thành viên. kích thích sinh viên tìm kiếm những nguồn tri thức có liên quan đến vấn đề thảo luận. Trên cơ sở đó, các em sẽ thu lượm những kiến thức cho bản thân thông qua quá trình tìm kiếm tri thức. Theo đó, những kiến thức khô khan của môn học sẽ được người học tiếp cận chủ động, tự giác và kích thích được sự hứng thú tìm tòi, khám phá, trải nghiệm của người học. Đây cũng là con đường, cách thức dần thay đổi cách tư duy và thái độ ngại tiếp cận tri thức môn học của không ít sinh viên.

Thứ hai, vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninhgiúp người học phát triển được kỹ năng giao tiếp, hợp tác nhóm

Với việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn môn Giáo dục quốc phòng, an ninh không chỉ giúp người học phát triển được tư duy độc lập, mà còn phát huy năng lực toàn diện cho người học từ tâm lý, tính cách cho đến kỹ năng phát biểu và hành vi trong giao tiếp. Qua đó, tạo được không khí học tập sôi nổi, hào hứng, hăng say, sinh động trong giờ học.

Với việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục

quốc phòng, an ninh, sinh viên được tiếp cận với tình huống, được trình bày, lý giải

những vấn đề, được tranh luận để giải quyết vấn đề trên cơ sở định hướng của giảng viên. Điều này giúp các em dần tự tin, vượt qua sự dè dặt, ngại ngùng, phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc độc lập suy nghĩ hoặc phối hợp với nhóm để kiếm tìm cách thức giải quyết vấn đề một cách chủ động, tích cực và sáng tạo. Với việc vận phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh, sinh viên sẽ khắc phục được những nhược điểm của bản thân như sự rụt rè, lúng túng khi giao tiếp, khi phát biểu hay trình bày quan điểm của mình trước tập thể.

Có thể thấy rằng, khi tham gia vào quá trình thảo luận, mỗi sinh viên không những được giao tiếp mà còn phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực của sinh viên. Trong thảo luân nhóm, sinh viên phải tự giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên; đồng thời, các thành viên cũng có trách nhiệm về kết quả làm việc của mình. Góp phần phát triển năng lực cộng tác làm việc của sinh viên, qua đó sinh viên được luyện tập kỹ năng cộng tác, làm việc với tinh thần đồng đội, các thành viên có sự quan tâm và khoan dung trong cách sống, cách ứng xử; rèn luyện khả

năng ngôn ngữ, phát triển năng lực giao tiếp, biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác. Quan trọng hơn từ phương pháp thảo luận nhóm người học biết đưa ra những ý kiến và bảo vệ những ý kiến của mình.

Kết luận chương 1

Trong chương này, chúng tôi đã làm rõ được cơ sở lý luận của phương pháp

thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninhtrên các bình diện:

Tổng quan tình hình nghiên cứu; Khái niệm phương pháp, phương pháp thảo luận nhóm; hình thức của phương pháp thảo luận nhóm; Yêu cầu khi tiến hành phương pháp thảo luận nhóm; Ưu điểm, hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học; Cấu trúc và đặc điểm chương trình môn Công tác quốc phòng, an ninh; Vai trò của việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 40)