Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp thực nghiệm và đối chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 93 - 95)

kiểm tra, công khai thang điểm, đáp án trước lớp, nhận xét chung về chất lượng bài kiểm tra và giải đáp những thắc mắc của sinh viên.

3.1.3. Kết quả thực nghiệm

3.1.3.1. Trình độ ban đầu của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Khảo sát trình độ ban đầu của lớp thực nghiệm, chúng tôi thu được kết quả học tập mơn cơng tác quốc phịng, an ninh của sinh viên thể ở các bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.2. Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp thực nghiệm và đối chứng Phân loại Phân loại

Tên lớp

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Lớp Đối chứng (120 sinh viên) Lớp 4,5,6 20 16,7 55 45,8 45 37,5 0 0 Lớp Thực nghiệm (120 sinh viên) Lớp 16,17,18 30 24,9 80 66,6 10 8,5 0 0

So sánh kết quả học tập ở hai nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm, chúng tơi có nhận xét sau:

- Một là: Học lực của sinh viên ở cả hai loại lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, chênh lệch khơng đáng kể, 100% sinh viên có điểm kiểm tra điều kiện mơn cơng tác quốc phịng , an ninh ở mức trung bình trở lên, khơng có sinh viên có điểm kém.

- Hai là: Kỹ năng làm bài của sinh viên ở cả hai loại lớp thực nghiệm và đối chứng chênh lệch không đáng kể, hầu hết ở mức trung bình khá. Khả năng ghi nhớ, tái hiện kiến thức tương đối tốt. Tuy nhiên, khả năng suy luận, đánh giá, giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn còn yếu.

3.1.3.2. Phân tích, đánh giá kết quả sau thực nghiệm

Sau khi thực nghiệm, chúng tơi phân tích, đánh giá kết quả vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mơn cơng tác quốc phịng , an ninh tại Trung tâm giáo dục quốc phong và an ninh - Đại học Thái Nguyên qua quan sát mức độ hứng thú, tính tích cực tham gia trao đổi, thảo luận của sinh viên; qua kết quả kiểm tra điểm điều kiện của sinh viên về các kiến thức ở bài (tiết trong chương trình Giáo dục quốc phịng - an ninh; qua điều tra xã hội học đối với 100 sinh viên; qua trao đổi chuyên môn với 5 giảng viên tham gia giảng dạy các lớp thực nghiệm, lớp đối chứng và các giảng viên trong tổ bộ môn đi dự giờ.

Kết quả thực nghiệm được đánh giá trên các bình diện sau:

Một là: Tính tích cực tự giác và hứng thú của sinh viên trong giờ học mơn Cơng tác quốc phịng, an ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên có sử dụng phương pháp thảo luận nhóm:

Bằng phương pháp phỏng vấn cùng với kết quả phiếu điều tra và qua quan sát thái độ của sinh viên trong giờ học có đối chiếu, so sánh giữa giờ học có sử dụng phương pháp thảo luận nhóm với giờ học bằng phương pháp dạy học truyền thống, cho thấy, trong giờ học có sử dụng phương pháp thảo luận nhóm sinh viên tích cực, tự giác, hứng thú hơn trong học tập, tập trung, tham gia vào các hoạt động học tập, ngày càng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 93 - 95)